Facebook Zalo youtube Tiktok

Cổ phần hoá DNNN: Hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát

Kinh tế
Quản lý khối tài sản lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước của DNNN vẫn thấp, không ít dự án thất thoát, thua lỗ lớn
aa

Tỷ lệ thoái vốn mới đạt 8%

Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước được xem là chủ trương chính của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế. Trong 20 năm qua, số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ 12.000 doanh nghiệp (DN) vào đầu những năm 90 đã giảm xuống còn khoảng 500 DN 100% vốn nhà nước ở 11 ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Dự kiến năm 2020, cả nước còn khoảng 100 DNNN.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Văn Hiếu thừa nhận, quá trình tái cơ cấu DNNN vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả hoạt động của DNNN so với DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhìn chung vẫn luôn là vấn đề bận tâm của dư luận.

co phan hoa dnnn hang nghin ty dong da va dang bi that thoat
Tính đến 31/12/2017, tỷ lệ thoái vốn nhà nước mới đạt khoảng 8% tổng số vốn nhà nước tại DN. (Ảnh minh hoạ: KT)

“DNNN đang được giao quản lý, sử dụng khối lượng tài sản lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước thấp, chưa xứng với nguồn lực được đầu tư. Một số dự án thua lỗ, thất thoát vốn lớn. Kết quả sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn DNNN chậm, chưa đạt số lượng đề ra”, ông Hiếu chỉ rõ.

Theo ông Nguyễn Trần Minh Trí, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, quá trình cổ phần hoá DNNN không chỉ chậm về tiến độ, mà việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC), đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, chấp hành chế độ báo cáo tài chính hoạt động cũng chưa được thực hiện nghiêm túc.

Đến nay, còn hơn 500 DNNN đã cổ phần hoá (CPH) chưa thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định. Sau hơn 20 năm thực hiện CPH, thoái vốn DNNN, tính đến 31/12/2017, cả nước mới chỉ phê duyệt phương án CPH của 32 đơn vị sự nghiệp công lập và tỷ lệ thoái vốn nhà nước mới đạt khoảng 8% tổng số vốn nhà nước tại DN.

“Hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát và thất thu NSNN từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính, hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác; tình trạng “trốn thầu” hoặc lỏng lẻo, hình thức trong triển khai đấu thầu và chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất mà DNNN nắm giữ khi CPH”, ông Trí nhấn mạnh.

Lý giải những hạn chế của việc thoái vốn DNNN, ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC cho rằng, việc thoái vốn còn gặp khó khăn do sự chồng chéo của các quy định tại nhiều văn bản pháp luật. Điều này làm cho việc tham chiếu, vận dụng, giải thích văn bản gặp không ít khó khăn. Lý do có thể nằm ở sự chồng chéo trong phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số Bộ, ngành có liên quan, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính… hoặc do những hạn chế về chuyên môn trong công tác pháp điển hóa…

Theo ông Lai, trên thực tế, đã có không ít trường hợp, trong quá trình xét xử các vụ án dân sự, cơ quan xét xử đã áp dụng quy định về đấu giá tài sản để giải trình các tranh chấp phát sinh trong quá trình đấu giá cổ phần nhà nước.

“Không ít các trường hợp, do nhiều lý do (chẳng hạn như kết quả kinh doanh yếu thua lỗ kéo dài, mâu thuẫn nội bộ, tranh chấp giữa các nhóm cổ đông; tỷ lệ sở hữu của nhà nước thấp…) nên cho dù DN có một số lợi thế nhất định về đất đai nhưng vẫn không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, dẫn đến bán vốn nhiều lần không thành công. Điều này dẫn đến một nghịch lý là bán cổ phần với mức giá 10.000đ/CP không thành công thì trong các lần bán tiếp theo, giá khởi điểm lại được xác định ở mức trên 10.000 đồng/CP. Hệ quả là việc thoái vốn đã khó lại càng khó hơn. Trên thực tế, đã có những trường hợp SCIC phải thuê tư vấn tổ chức bán đi bán lại tới 8 lần tại cùng một DN nhưng vẫn không thành công”, ông Lai nêu thực trạng.

Cần đổi mới cơ chế quản lý

Ông Phạm Đức Trung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, để hoạt động hiệu quả, DNNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, trong đó, áp dụng thông lệ quản trị DN quốc tế với DNNN. Cần gia tăng trách nhiệm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nhà nước đầu tư trong kinh doanh đối với các cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp, trước hết là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

“Giai đoạn 2020-2025, DNNN phải đặt mục tiêu hiệu suất sinh lời của vốn chủ sỡ hưu ít nhất 15%/năm; hiệu suất sinh lời tài sản từ 7-9%/năm với sản xuất kinh doanh. Đồng thời, hoàn thành áp dụng thông lệ quản trị DN quốc tế với DNNN và được tổ chức uy tín xếp hạng, thừa nhận”, ông Trung đề xuất.

co phan hoa dnnn hang nghin ty dong da va dang bi that thoat
Ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước

Xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm của SCIC trong việc thoái vốn nhà nước, để đảm bảo công khai, minh bạch, tối đa lợi ích nhà nước, ông Lê Song Lai cho rằng, cơ quan chức năng cần tiếp tục tách bạch quá trình bán vốn việc thu hồi nợ theo hướng việc theo dõi và thu hồi nợ cần được coi là công việc thường xuyên cả trước, trong và sau khi bán cổ phần đối với các DN.

“Pháp luật cần quy định đối với DN gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ, nếu không bán vốn có nguy cơ mất vốn và DN đã có xác nhận và cam kết trả nợ, thì cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có thể dựa trên phân tích và đánh giá khả năng trả nợ để quyết định việc bán vốn trước khi thu hồi hết nợ”, ông Lai nêu ý kiến.

Ngoài ra, đại diện SCIC cũng đề xuất cho phép SCIC thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và các tổ chức mua bán nợ trên thị trường (như DATC hay VAMC). Nếu cơ chế này được xây dựng và thực thi, những khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại các doanh nghiệp theo lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được xem xét, đàm phán để bán lại cho DATC/VAMC.

“Cơ chế này sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho các bên. Một mặt giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn, kịp thời thu hồi vốn cho Nhà nước, hoàn tất quá trình cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước tại DN. Mặt khác với việc tái cơ cấu, chuyển khoản nợ thành vốn góp, DATC/VAMC trong vai trò cổ đông sẽ hỗ trợ HĐQT và Ban điều hành doanh nghiệp cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và cổ đông”, Phó Tổng giám đốc SCIC khẳng định./.

Theo Cẩm Tú/VOV.VN

Tin mới hơn

Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

Chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, tạo đột phá cho phát triển bền vững

Trong tuần qua chúng tôi đã thông tin về chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn với chính quyền, Hiệp hội doanh nghiệp Tiểu bang New South Wales (Australia). Tham dự đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Chuyến thăm và làm việc tại Australia của đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên đã thu được kết quả quan trọng, giúp ích cho Thái Nguyên trong quá trình xây dựng các chính sách, dự án chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh tạo đột phá cho phát triển bền vững.
Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

Tin tức 24h ngày 21/7/2024

Ngày 21.7, ông Nguyễn Bá Cẩn - quyền Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan đến vụ việc bệnh nhân bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Sở đã yêu cầu bệnh viện này báo cáo vụ việc. “Hiện bệnh viện đã có báo cáo, tuy nhiên, Sở vẫn đang yêu cầu Giám đốc bệnh viện vào cuộc để làm rõ sự việc này hơn” - ông Cẩn cho hay.
Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

Sẽ có 4 ngân hàng được mua vàng theo mức giá do NHNN xác định

Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định dừng đấu thầu vàng; đồng thời sắp triển khai phương án bình ổn thay thế. Ngày 29/5, ông Phạm Quang Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quan vấn đề này.
Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

Thực hiện ngay việc thanh, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tin bài khác

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; Hoàn thành nghị định mới về cải cách tiền lương... sẽ là những chính sách có hiệu lực nổi bật trong tháng 5/2024.
Tin 24h ngày 27/4/2024

Tin 24h ngày 27/4/2024

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
"Không được ép buộc mua bảo hiểm kèm sản phẩm của ngân hàng"

"Không được ép buộc mua bảo hiểm kèm sản phẩm của ngân hàng"

(Dân trí) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và xử lý nghiêm vi phạm; không được ép buộc
Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Diễn biến bùng nổ của giá vàng thế giới tiếp tục ảnh hưởng tích cực tới thị trường trong nước. Hiện giá vàng SJC đã lên mức 81,8 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất từ trước đến nay.
Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần qua.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infogrraphic] Dự kiến 55 đơn vị hành chính xã, phường của tỉnh Thái Nguyên khi sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bắc Kạn

[Infogrraphic] Dự kiến 55 đơn vị hành chính xã, phường của tỉnh Thái Nguyên khi sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh Thái Nguyên hiện có diện tích tự nhiên 3.521,96km², quy mô dân số 1.434.171 người; có 09 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện (gồm 6 huyện và 3 thành phố); 172 ĐVHC cấp ...
[Infographic] Quy định của Ban Bí thư về bộ máy cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, xã

[Infographic] Quy định của Ban Bí thư về bộ máy cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, xã

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành quy định 301 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ ...
[Infographic] Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau giai đoạn 2021 - 2025

Phong trào thi đua "Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" trong giai đoạn 2021-2025 là một hoạt động quan trọng, giúp Thái Nguyên thực hiện ...
[Photo] Hoạt động của lãnh đạo tỉnh Gyeongsangbuk - do thăm Công ty Samsung Electronics  Việt Nam Thái Nguyên (SEVT)

[Photo] Hoạt động của lãnh đạo tỉnh Gyeongsangbuk - do thăm Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT)

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 20 năm thiết lập mỗi quan hệ giữa tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Gyeongsangbuk-do (Hàn Quốc). Sáng ngày 10/6 Ông Kang Seok-He, Đại sứ, Phó Thống đốc ...
[Phóng sự ảnh]: Giao lưu các sản phẩm đặc trưng giữa 2 tỉnh Thái Nguyên và Gyeongsangbuk - do (Hàn Quốc)

[Phóng sự ảnh]: Giao lưu các sản phẩm đặc trưng giữa 2 tỉnh Thái Nguyên và Gyeongsangbuk - do (Hàn Quốc)

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 20 năm thiết lập mỗi quan hệ giữa tỉnh Thái Nguyên (Việt Nam) và tỉnh Gyeongsangbuk-do (Hàn Quốc), từ ngày 8 - 10/6, tại Nhà hát ca ...
[Infographic] Quy định tạm thời về tiêu chuẩn để bố trí chức danh lãnh đạo, quản lý cấp xã, phường sau sắp xếp của tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Quy định tạm thời về tiêu chuẩn để bố trí chức danh lãnh đạo, quản lý cấp xã, phường sau sắp xếp của tỉnh Thái Nguyên

Ngày 07/5/2025, Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành Quy định số 2638-QĐ/TU Quy định tạm thời phân cấp quản lý cán bộ, khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện ...
[Infographic] Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi số giáo dục

[Infographic] Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi số giáo dục

Thái Nguyên đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục, với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học, tối ưu hóa quản lý và hình thành hệ sinh thái giáo dục ...