Cô giáo tiểu học “mất tích” sau khi nhận tiền “chạy việc”
Nhận tiền để chạy việc
Vừa qua nhiều gia đình trú tại huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An đã gửi đơn tố cáo cô Lương Thị Nga - giáo viên trường Tiểu học Văn Lợi, xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp. Cô Nga còn có hộ khẩu thường trú tại khối 9, thị trấn Quỳ Hợp, huyện Qùy Hợp, Nghệ An tới cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các gia đình bị cô giáo lừa chạy việc bức xúc trình bày sự việc với phóng viên. |
Tổng cộng cô Nga đã nhận tiền của nhiều gia đình với số tiền lên đến khoảng 1 tỷ đồng. Sau nhiều năm ròng rã chờ cô giáo này “sắp xếp” công việc nhưng không được, những hộ dân này mới làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng.
Bà Trần Thị Tâm (SN 1967, trú tại xóm Tân Thành, xã Tam Hợp) cho biết: “Biết cô Nga có thể chạy cho con vào biên chế ngành giáo dục, gia đình đã cắm sổ đỏ, vay ngân hàng số tiền 100 triệu đồng đưa cho cô ấy. Nhưng gần 3 năm rồi cô ấy vẫn không thực hiện lời hứa và cũng không hoàn trả lại tiền cho gia đình”.
Cũng như bà Tâm, chị Vi Thị Bích (SN 1994 trú tại xóm Bản Tiệng, xã Châu Thái) cho biết: Mình tốt nghiệp Trường CĐSP Nghệ An năm tháng 5/2015, ngành sinh hoá. Trong thời gian ở quê, mẹ của Bích bà Lô Thị Liên có quen biết và nghe mọi người giới thiệu cô Nga sẽ chạy việc được vào ngành giáo dục nên tìm đến “nhờ cậy”. Tại đây, hai bên đi đến thống nhất đưa cho cô Nga 160 triệu đồng để xin việc cho Bích. Bước đầu gia đình sẽ đưa cho cô Nga 100 triệu đồng để “chạy việc” còn 60 triệu đồng sẽ đưa sau khi có quyết định chính thức.
Tổng cộng cô Nga đã nhận tiền của nhiều gia đình với số tiền lên đến khoảng 1 tỷ đồng. Sau nhiều năm ròng rã chờ cô giáo này “sắp xếp” công việc nhưng không được, những hộ dân này mới làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng.
Bà Trần Thị Tâm (SN 1967, trú tại xóm Tân Thành, xã Tam Hợp) cho biết: “Biết cô Nga có thể chạy cho con vào biên chế ngành giáo dục, gia đình đã cắm sổ đỏ, vay ngân hàng số tiền 100 triệu đồng đưa cho cô ấy. Nhưng gần 3 năm rồi cô ấy vẫn không thực hiện lời hứa và cũng không hoàn trả lại tiền cho gia đình”.
Mỗi lần nhận tiền cô giáo này chỉ viết một tờ giấy như thế này để làm tin. |
Cũng như bà Tâm, chị Vi Thị Bích (SN 1994 trú tại xóm Bản Tiệng, xã Châu Thái) cho biết: Mình tốt nghiệp Trường CĐSP Nghệ An năm tháng 5/2015, ngành sinh hoá. Trong thời gian ở quê, mẹ của Bích bà Lô Thị Liên có quen biết và nghe mọi người giới thiệu cô Nga sẽ chạy việc được vào ngành giáo dục nên tìm đến “nhờ cậy”. Tại đây, hai bên đi đến thống nhất đưa cho cô Nga 160 triệu đồng để xin việc cho Bích. Bước đầu gia đình sẽ đưa cho cô Nga 100 triệu đồng để “chạy việc” còn 60 triệu đồng sẽ đưa sau khi có quyết định chính thức.
Chị Bích bức xúc: Khi đưa tiền xong, cô Nga hứa tới ngày 30/10/2015 sẽ có quyết định đi dạy, nếu không xin được sẽ hoàn lại tiền. Tuy nhiên, đến ngày hẹn gia đình tôi hỏi cô Nga thì cô ta bảo sắp có quyết định rồi. Rồi kéo dài cho đến tháng 8/2016 gia đình tôi yêu cầu cô Nga gửi lại số tiền nói trên. Tuy nhiên, những lần đến nhà đòi tiền cô Nga đều lẩn tránh, tắt điện thoại…
Ngoài các nạn nhân nói trên, qua tìm hiểu của chúng tôi, số gia đình giao tiền cho cô Nga để chạy việc còn rất nhiều như: gia đình ông Lữ Đình Quý, trú tại xóm Cáng Điểm, xã Châu Đình cũng do quen biết và tin tưởng nên đã trót giao cho cô này 90 triệu để lo việc cho con, gia đình V.H.T (xã Châu Quang) giao 120 triệu đồng chạy vào BVHNĐK Nghệ An; gia đình ông C.X.T (xã Châu Quang) giao 100 triệu đồng cũng chạy vào BVHNĐK Nghệ An; gia đình bà Tr. T.T giao 100 triệu đồng chạy vào Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Quỳ Hợp…
Cô giáo bỏ dạy, bỗng nhiên “mất tích”
Các hộ dân sững sờ khi cô Nga bỗng dưng bỏ dạy, mất tích. |
Sau một thời gian dài đằng đẵng chờ cô giáo này “bố trí công việc” nhưng vẫn không được. Nhiều hộ gia đình đã tìm đến nhà yêu cầu hoàn trả lại toàn bộ số tiền trên tuy nhiên cô giáo này bỗng dưng “mất tích”. Căn nhà cũng khóa trái cưa, liên lạc qua điện thoại thì cô giáo này đã tắt máy. Những hộ gia đình này mới ngớ người khi biết mình đã bị lừa.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, hiện cô Lương Thị Nga đã bỏ đi khỏi nơi cư trú và cũng không có cách để liên lạc. Theo đại diện Trường Tiểu học Văn Lợi (nơi cô Nga công tác) thì giáo viên này đã tự ý bỏ dạy vào tháng 12/2016. Phòng GDĐT huyện Quỳ Hợp cũng xác nhận, cô Nga không còn dạy ở Trưởng Tiểu học Văn Lợi.
Thiếu tá Hoàng Nghĩa Tú - Phó trưởng công an huyện Quỳ Hợp cho biết: “Chúng tôi đã nắm được vụ việc và hiện đang trong quá trình thu thập thông tin. Riêng người bị tố cáo là cô Lương Thị Nga hiện không có mặt trên địa bàn nơi cư trú nên chưa làm rõ được các phản ánh như người dân tố cáo”./.