Video liên quan
Video xem nhiều
Chung tay phòng chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết – Tiếng Mông
Theo thống kê của Chi cục dân số Thái Nguyên, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có 14 trường hợp tảo hôn, tập trung nhiều ở huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ. Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng do tập tục sinh hoạt, lối sống và nếp nghĩ lạc hậu ăn sâu vào một bộ phận nhỏ đồng bào nên tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính những đối tượng tảo hôn mà còn để lại nhiều hệ lụy về sau. Chính vì vậy, công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân đã và đang được đặc biệt quan tâm, trong đó giải pháp khá hiệu quả là huy động sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể tại địa phương, cùng chung tay phòng chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Hiệu quả từ công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người có uy tín – Tiếng Dao
Thái Nguyên hiện có hơn 800 người uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đều là những công dân gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số. Xác định tầm quan trọng của đội ngũ này, trong những năm qua, công tác phổ biến giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng, mang lại hiệu quả trong công tác vận động tuyên truyền ở cơ sở trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Khởi nghiệp bằng mô hình sản xuất xanh | Chương trình Tiếng Mông ngày 25/8/2024
Trong khi nhiều người tìm kiếm cơ hội việc làm tại các thành phố lớn thì hiện có nhiều bạn trẻ tích cực quay về với nông nghiệp khởi nghiệp bằng những mô hình sản xuất xanh. Đây được coi là lực lượng quan trọng để thúc đẩy các chuỗi giá trị đặc trưng của địa phương theo hướng bền vững, hiện đại.
Lan tỏa phong trào thi đua “Chung tay xây dựng nông thôn mới” – Truyền hình tiếng Mông
Với phương châm "lấy sức dân để chăm lo cuộc sống cho dân", phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thời gian qua phong trào xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm “thay da, đổi thịt” bộ mặt nông thôn, chất lượng cuộc sống của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, thông qua các phong trào thi đua được phát động ở từng địa phương đã lồng ghép nhiều nội dung thiết thực, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, thể hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Phát huy vai trò của phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới – Tiếng Tày
Xây dựng Nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên đã triển khai hiệu quả Phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Đồng thời chú trọng phát huy vai trò của tổ chức Hội, tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào.
Thái Nguyên tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Chương trình tiếng Mông 11/8/2024
Là địa phương có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và công tác vận động, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội luôn được cấp ủy, chính quyền tỉnh Thái Nguyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng dân tộc thiểu số, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc và các địa phương trong tỉnh.