Các nhà khoa học tại Đại học Pune, Ấn Độ và Viện Công nghệ Rochester, Mỹ, công bố phát hiện về cặp siêu hố đen nằm trong thiên hà NGC 7674 trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Astronomy ngày 18/9 , theo Popular Mechanics.
Khoảng cách 400 triệu năm ánh sáng gấp hàng nghìn lần đường kính của dải Ngân hà và hàng chục lần khoảng cách từ dải Ngân hà đến thiên hà lớn gần nhất Andromeda.
Mỗi siêu hố đen trong cặp nặng gấp khoảng một triệu lần khối lượng Mặt Trời. Chúng cách nhau chỉ một năm ánh sáng, đây khoảng cách bé nhất giữa hai siêu hố đen quay quanh nhau từng được phát hiện, trừ trường hợp hai hố đen va vào nhau do đài thiên văn LIGO ở Mỹ công bố năm 2016.
Mô phỏng hai hố đen sáp nhập. Đồ họa: Warp Drive Research.
Hiện nay, hai siêu hố đen này mất 100.000 năm để quay quanh nhau. Sóng hấp dẫn liên tục được tạo ra làm tiêu giảm một phần năng lượng của chúng. Trong hàng triệu năm tiếp theo, hai siêu hố đen sẽ nhích dần vào nhau đến thời điểm xảy ra va chạm.
Vũ Phong