Các yếu tố tạo nên màn hình chuẩn màu cho đồ họa
Trong không gian màu kỹ thuật số, mỗi thiết bị sử dụng một loại hệ màu sắc khác nhau: màn hình sử dụng hệ màu RGB, máy in sử dụng hệ màu CMYK, điều này dẫn đến việc sai lệch màu sắc trong quá trình làm việc là không thể tránh khỏi. Vậy đâu là yếu tố tạo nên một màn hình chuẩn màu?
1. Công nghệ tấm nền
Công nghệ tấm nền màn hình phát triển từ CRT đến LCD, đến Plasma, đến LED và hiện tại là OLED.
Công nghệ OLED được ra mắt đầu tiên tại CES 2013, có thể nói rằng tính đến thời điệm hiện tại đang là công nghệ màn hình tốt nhất, tập hợp gần như hầu hết ưu điểm của những công nghệ màn hình trước đó. Với cố gắng và sự đầu tư thông minh, LG đã và đang dẫn đầu thị trường tấm nền màn hình cao cấp với các công nghệ AH-IPS, Nano-IPS và OLED. LG chính là nhà cung cấp tầm nền OLED cho Huawei, Iphone; tấm nền LCD cho Samsung; tấm nền IPS cho Dell, NEC, ASUS…
LG là thương hiệu dẫn đầu thị trường tấm nền màn hình cao cấp |
Hãng điện tử Hàn Quốc luôn mong muốn mang tới cho người dùng những giải pháp hiển thị tốt nhất với giá cả phải chăng hơn rất nhiều so với các thương hiệu màn hình khác. Không thể phủ nhận LG là người phát triển và phổ cập tấm nền IPS mà hiện tại đang được sử dụng rộng rãi trong các màn hình chuẩn màu dành cho đồ họa.
2. Dải màu rộng
Hệ quy chiếu mắt người chính là thước đo của sự chuẩn màu. Những gì mắt người có thể nhìn thấy được chính là hệ quy chiếu chuẩn. Vì vậy màn hình và cả máy in đều cần phải so với màu mà mắt người nhìn thấy được. Nếu mắt người không nhìn thấy được thì không ý nghĩa.
Chúng ta thường nghe nói đến sRGB 99%, DCI-P3 98%... nhưng dải màu của màn hình chỉ là điều kiện cần, nó chỉ thể hiện khả năng hiển thị tối đa của màn hình, còn thực tế màn hình có hiển thị hay không, điều đó phụ thuộc vào việc được cân chỉnh màu.
Cân chỉnh màu sắc
Trước tiên màn hình phải được cân chỉnh màu sắc để thể hiện hết khả năng của mình. Hai chỉ số quan trọng là: Color shift và Delta E. Ngoài ra còn các chỉ số khác để đánh giá một màn hình chuẩn màu: số pixel, độ sâu màu (color bit-depth)…
Delta E được tính bằng khoảng cách giữa hai màu trong một hệ màu cụ thể |
LG là hãng màn hình đầu tiên đưa ra quy trình căn chỉnh màu từ nhà máy. Kể từ khi hãng bắt đầu bán các màn hình công nghệ IPS ra thị trường, mỗi màn hình đều được trải qua bước Color Calibrated kèm giấy chứng nhận test Color shift và Delta E khi xuất xưởng.
27UL850 của LG không chỉ được Color Calibrated mà còn có Hardware Calibration Ready |
3. Các yếu tố khác
Độ sâu màu
Mỗi một pixel trên màn hình sẽ đọc một con số nhất định bits để hiện thị màu sắc. Số bits mà mỗi một pixel có thể đọc (hay mô tả thành màu sắc) được gọi là độ sâu số (bit - depth).
Độ sâu số càng lớn thì khả năng hiển thị màu càng lớn. VD: 8-bit có khả năng hiện thị 16.7tr màu. 10-bit khoảng 1 tỷ màu, 12-bit khoảng 68 tỷ màu…
Độ phân giải
Độ phân giải là số pixel hiển thị trên màn hình. Thường được tính theo hàng dọc và hàng ngang. Độ phân giải càng cao thì số điểm ảnh càng nhiều, hình ảnh và màu sắc càng chi tiết. VD: 2K (2560x1440), 4K (3840 x 2160), 8K (7680 x 4320)…
Dải tương phản mở rông – HDR (High Dynamic Range)
HDR làm tăng phạm vi nhạy sáng (tăng dải chênh lệch sáng – tối) cho phép đưa ra các hình ảnh cảnh vật chính xác hơn, tạo cảm giác ảnh nét hơn. Nếu không có HDR thì các hình ảnh chụp ngược sáng rất dễ bị làm mờ.