Facebook Zalo youtube Tiktok

Bộ GD&ĐT giải thích vì sao học sinh phải học chương trình nặng

Giáo dục
"Chương trình học của học sinh nặng bởi 2 lý do: Cách sắp xếp chương trình hiện hành còn cồng kềnh, có sự trùng lặp kiến thức; Cách truyền tải, phương pháp dạy học của giáo viên, có thói quen dạy những cái gì đã viết trong sách..."
aa

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT đã có những chia sẻ với Dân trí như vậy về chuyên môn chương trình giáo dục phổ thông và năng lực của đội ngũ giáo viên trước yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới.

bo gdampdt giai thich vi sao hoc sinh phai hoc chuong trinh nang

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành (Ảnh: Moet)

Phóng viên: Thưa ông, từ lâu chúng ta đã rất quen tai với câu "chương trình giáo dục của chúng ta nặng". Là một người làm chuyên môn, ý kiến của ông về điều này?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Đúng là chương trình, bộ SGK hiện hành rất nhiều người, kể cả các chuyên gia phát biểu chương trình Việt Nam nặng hơn so với thế giới. Chúng ta chỉ mới nói chung chung là nặng thôi, nói trẻ con học không có tuổi thơ vì nặng nhưng cần phải biết là nặng cái gì, nặng như thế nào.

Nếu tách từ lõi ra, chương trình của ta so với các nước phương Tây liệt kê ra mình không nhiều hơn, hoặc có chăng thì xê dịch một chút nhưng ở mức tương đương. Khối lượng tương đương nhưng người ta sắp xếp vào cái vali nhẹ nhàng thì mình do xếp không đúng cách nên phải nhét vào thùng cotton.

Phóng viên: Ông có thể nói cụ thể hơn về điều này?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Chương trình của chúng ta nặng bởi hai lý do: Trước hết do cách sắp xếp chương trình hiện hành còn cồng kềnh, có sự trùng lặp kiến thức. Trong bản thân một môn từ cấp nọ lên cấp khác còn có sự lặp lại theo hình xoắn ốc. Nhiều kiến thức bên dưới học rồi,lên trên lại học lại.

Chúng ta quá quan tâm đến tính logic hình thành mạch kiến thức. Khi đó, xuất hiện các kiến thức kết nối hàn lâm, vượt quá các yêu cầu cần thiết. Sự trùng lặp giữa môn nọ với môn kia, do quá quan tâm đến logic. Như môn Lý cũng cần điện phân để ghép nối vào, môn hóa cũng cần điện phân để ghép nối, rồi môn công nghệ cũng vậy...

Và cái rất lớn gây nặng thêm đó là cách truyền tải, phương pháp dạy học. Lẽ ra một chủ đề cứ khoán cho giáo viên 3 - 4 tiết, thì chúng ta lại cắt ra yêu cầu dạy chỗ này 1 tiết đầu, cái kia 1 tiết sau, 1 tiết sau nữa... Trong một tiết ấy, giáo viên cũng phải đặt vấn đề, học kiến thức mới, luyện tập, vận dụng... chỉ tầm 10 phút một hoạt động và các tiết sau, cũng chủ đề đó lại lặp lại các hoạt động như vậy.

bo gdampdt giai thich vi sao hoc sinh phai hoc chuong trinh nang

Chương trình phổ thông Việt Nam nặng vì sắp xếp và phương pháp dạy học chưa hợp lý (Ảnh minh họa)

Còn một cái nặng nữa là từ bản thân người thầy khi dạy học theo thói quen là dạy những cái gì đã viết trong sách. Dùng SGK soạn giáo án; sách viết để cho người đọc hiểu, GV lại làm động tác là diễn đạt lại những thứ viết trong sách, vô hình chung GV đang chen giữ HS và SGK làm mất năng lực đọc hiểu của người học, tăng tải. Trong khi, điều cần diễn giải là vì sao, như thế nào lại bị xem nhẹ hơn.

Tiếp cận chương trình mới, Bộ quyết tâm thay đổi những hạn chế này. Đặc biệt là việc tập huấn cho giáo viên thay đổi phương pháp, họ đang dần hiểu rõ. Nhưng hiểu rõ là một chuyện nhưng để làm được là chuyện khác. Như lái xe, ai cũng biết đi vào số 1, số 2 thế nào nhưng khi chạy ra đường, chạy "ngọt" là không dễ. Nhưng vì vấp, quệt mà bắt dừng lại thì... mãi mãi sẽ không chạy được xe. Đang từ thói quen này sang thói quen kia chắc chắc giáo viên cần thì giờ, cần sự chuẩn bị thích nghi.

Phóng viên: Về góc độ một người làm công tác chuyên môn, ông có yên tâm về chất lượng đội ngũ trước yêu cầu của chương trình mới? Đây là vấn đề rất nhiều người băn khoăn hiện nay, vậy theo ông làm cách nào để truyền động lực cho người thầy?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Đối với vấn đề đổi mới, về nhận thức, cách thức làm giáo viên họ đã biết. Bộ đã ra 12 tiêu chí để phân tích rút kinh nghiệm dạy học giáo viên đã nắm rất rõ. Về mặt lý thuyết giáo viên đã nắm bắt từ 2014 nhưng về kỹ năng thực hành, tôi nói thật là tôi chưa yên tâm.

Tập huấn trực tiếp không xuể, hiện chúng tôi triển khai phương án tập huấn trên mạng, trao đổi phương pháp dạy học, giáo viên hỏi đáp trực tiếp về hoạt động dạy học, làm bài thu hoạch... để đưa kỹ năng thực hành đến với giáo viên.

Động lực cho giáo viên là một vấn đề lớn. Lương là một phần, cần những chính sách về tiền lương nhưng theo tôi, truyền động lực cho giáo viên lớn nhất chính là ở góc độ quản lý. Bất cứ ở vị trí công tác nào người ta sẽ hoàn thành tốt là nhờ cơ chế quản lý, giám sát sòng phẳng, công bằng, khách quan. Người này phấn đấu hơn là phải được đánh giá hơn thì mới có thể tạo động lực.

bo gdampdt giai thich vi sao hoc sinh phai hoc chuong trinh nang

Giáo viên cần được truyền động lực đổi mới trong dạy học

Có những nơi, giáo viên mày mò, cố gắng đổi mới không những không được động viên, được khen mà còn ngược lại thì người thầy sẽ mất động lực. Vai của người hiệu trưởng cực kỳ quan trọng, quản lý trong trường phổ thông phải đảm bảo tính dân chủ. Trong việc này, tất cả mọi người sẽ đều phải nỗ lực.

Phóng viên: Bản thân ông kỳ vọng như thế nào về chương trình và sách giáo khoa mới? Về vấn đề SGK, nhiều ý kiến cũng cho rằng Bộ tham gia biên soạn một bộ SGK sẽ làm mất tính công bằng, bình đẳng trong việc lựa chọn sách.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Điều tôi trăn trở lâu nay là trẻ học kiến thức trong sách nhưng chưa gắn với thực tiễn ngoài đời. Tôi chứng kiến nhiều làng nghề, đời con đời cháu không giỏi bằng đời cha ông, làng nghề không phát triển được. Ví dụ như làng nghề nuôi tằm nhưng trong sách chỉ học... về con sâu. Khi việc học gắn với thực tiễn, SGK phù hợp sẽ có nhiều bạn trẻ ở nhà lao động để phát triển nghề truyền thống. Điều này vừa hướng nghiệp vừa phát triển năng lực người học.

Hiểu đúng phải là một chương trình nhiều SGK chứ không phải nhiều bộ SGK, các cá nhân, tổ chức có thể họ chỉ biên soạn một vài môn, chứ không phải soạn tất cả các môn. Thế nên Quốc hội giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK vì Nghị quyết 88 đã nêu rõ “để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thì Bộ tổ chức biên soạn một bộ sách.

Tôi cũng nghe nhiều người nói, nhiều nơi sẽ chọn sách để "đẹp lòng" Bộ. Tuy nhiên, đối với quy trình biên soạn SGK của Bộ vẫn phải có Hội đồng quốc gia thẩm định, những người đáp ứng quy định, một NXB đứng ra tổ chức biên tập, làm bản thảo, đưa ra thẩm định. Tất cả đơn vị, tổ chức, cá nhân nào mà Bộ trưởng đã phê duyệt biên soạn SGK thì đều có thể hiểu là "người của Bộ", sách được thẩm định, được phê duyệt có thể hiểu đó là" sách của Bộ".

Thông tư hướng dẫn chọn SGK của Bộ chắc chắn sẽ phải làm một việc rất quan trọng là lựa chọn vì người học. Giao cho các cơ sở giáo dục quyền lựa chọn sách thực hiện việc dạy học, dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh để sao việc chon sách phù hợp và hiệu quả nhất.

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Nghịch lý: Giáo viên thất nghiệp đi bán cà phê, trường học “chắp vá” vì thiếu giáo viên

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tối 28/7, tại Sân vận động Lạch Tray, Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 với chủ đề “Sức trẻ Phù Đổng - Vững bước tương lai”.
Nghịch lý: Giáo viên thất nghiệp đi bán cà phê, trường học “chắp vá” vì thiếu giáo viên

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Nghịch lý: Giáo viên thất nghiệp đi bán cà phê, trường học “chắp vá” vì thiếu giáo viên

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Nghịch lý: Giáo viên thất nghiệp đi bán cà phê, trường học “chắp vá” vì thiếu giáo viên

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Nghịch lý: Giáo viên thất nghiệp đi bán cà phê, trường học “chắp vá” vì thiếu giáo viên

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.

Tin bài khác

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.
Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...