Facebook Zalo youtube Tiktok

Bất cập về tiền lương hiện nay dẫn đến hệ luỵ tha hoá công chức

Xã hội
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, người hưởng lương không sống bằng lương mà lại bằng các nguồn thu nhập khác.
aa

Một trong ba Đề án quan trọng được trình tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XII của Đảng là Đề án cải cách tiền lương. Chính sách tiền lương đã qua 4 lần cải cách vào các năm 1960, 1985, 1993, 2003 nhưng đến nay có quá nhiều bất cập. Vì vậy, chính sách cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp trình Hội nghị Trung ương lần này có mục đích lớn nhất là tạo động lực mới đối với những người có năng lực trình độ cao, chuyên tâm làm việc góp phần tăng năng suất thu hút nhân tài vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.

bat cap ve tien luong hien nay dan den he luy tha hoa cong chuc
Ông Bùi Sỹ Lợi, phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Vậy chính sách tiền lương cần được thiết kế cụ thể như thế nào để đạt được mục đích này, làm thế nào để tiền lương là nguồn thu nhập quan trọng giúp người lao động yên tâm gắn bó và cống hiến cho công việc. Về vấn đề này, PV VOV trao đổi với ông Bùi Sỹ Lợi, phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

PV: Thưa ông, lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp đại học khoảng 3tr đồng/1 tháng, rất khó có thể trang trải đủ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Rồi lương vụ trưởng của các ban Đảng cao hơn lương Thứ trưởng. Phụ cấp và thưởng cao hơn lương và trở thành nguồn thu nhập chính của người lao động. Người làm nhiều thì có mức lương như người làm ít. Vậy những thực tế này đã phản ánh những bất cập gì trong chính sách tiền lương của chúng ta hiện nay?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Căn nguyên sâu xa của những vấn đề mà chúng ta cho rằng bất cập là do chúng ta chưa vận hành chính sách tiền lương theo đúng bản chất và nguyên tắc của nó. Người hưởng lương không sống bằng lương mà lại bằng các nguồn thu nhập khác.

Điều đáng lưu ý bao gồm cả tiền lương chính đáng và loại tiền lương không chính đáng nhưng lại có nguồn thu từ ngân sách. Tiền lương lại không có tác dụng để tạo động lực nâng cao hiệu quả, hiệu suất lao động và cũng không phản ánh chính xác giá trị thực của lao động.

Trả lương theo thang lương, bản lương, theo hệ số là chúng ta đã che mờ bản chất thực sự của tiền lương. Tất cả những bất cập này nó đều dẫn đến hệ lụy là tha hoá đội ngũ công chức hành chính và làm suy yếu bộ máy quản lý nhà nước của chúng ta.

PV: Thế mới có câu chuyện luẩn quẩn mất hợp lý là ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống. Lương không đủ sống nhưng nhiều người lại có thể sống một cách ung dung. Có vẻ như chúng ta đi làm không bằng lương và sống cũng không bằng lương?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Còn phải nói thêm, mặc dù tốc độ tăng tiền lương của chúng ta trong nhiều năm qua luôn cao hơn tốc độ kinh tế và tốc độ tăng năng suất lao động. Song thực chất, đời sống của người được hưởng lương vẫn chưa được đảm bảo.

Tôi cho rằng, tình trạng lương không phải nguồn thu nhập chính của người lao động, nhất là khu vực công chính là căn nguyên của mọi bất cập. Và đây là một bài toán mấu chốt, một “boongke” mà lần cải cách chính sách tiền lương này chúng ta phải giải quyết một cách căn cơ.

PV: Theo ông, mặc dù chính sách tiền lương của chúng ta đã qua 4 lần cải cách, nhưng tại sao những bất cập này lại không sớm được nhận ra thưa ông?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Không phải là chúng ta không nhận thức được bất cập này. Thậm chí, những bất cập này chúng ta nhận thấy rất rõ ràng từ hằng chục năm trước đây. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cả nhận thức và quyết tâm chính trị của chúng ta.

Tôi nhớ rằng, có lẽ Chính phủ đã ba lần lỡ hẹn với cải cách tiền lương cho cán bộ công chức và người lao động. Và cũng phải nói một điều hết sức khách quan đó là bối cảnh kinh tế xã hội khiến cho cải cách tiền lương giai đoạn trước của chúng ta không có đủ điều kiện để đi đến cùng và quan trọng nhất là nguồn lực của chúng ta không có. Với lần cải cách này chúng ta đã có điều kiện vô cùng thuận lợi, chín muồi và hứa hẹn cho thành công của cải cách.

Tiền đề đầu tiên là trên cơ sở chúng ta đã tổng kết 30 năm đổi mới và nhận thức đầy đủ về vấn đề cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Và đường lối cải cách tiền lương chúng ta được khẳng định rất mạnh mẽ và thể hiện quyết tâm chính trị ngay trong cương lĩnh năm 2011 và Nghị quyết XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Thứ hai là Trung ương đã xem xét cải cách tiền lương sau khi có Nghị quyết về cải cách tổ chức bộ máy, sắp xếp đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6.

Thứ 3 là tiềm lực của nền kinh tế sau một thập kỷ chúng ta bị ảnh hưởng bởi suy thoái, đến nay chúng ta có bước tiến khả quan và tạo được dư địa cho cải cách tiền lương.

PV: Thay đổi lớn nhất trong Đề án chính sách cải cách thay đổi tiền lương lần này là ban hành hệ thống bảng lương mới đối với khu vực công theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Những căn cứ này đã thể hiện và phản ánh đủ, đúng giá trị sức lao động của người lao động hay chưa và nó có phải là cơ sở để tính lương một cách khách quan và công bằng hay không?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Tôi cho rằng, thời gian này còn quá sớm để trả lời bảng lương mới phản ánh đúng và đủ sức lao động hay chưa? Vì nó liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, cần được bàn thảo và đánh giá rất kỹ trên các tham số của cân đối nền kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, điều chúng ta có thể mạnh mẽ khẳng định là việc chuyển từ bảng lương theo hệ số sang bảng lương tính bằng giá trị tuyệt đối là thay đổi căn cơ về tiền lương. Điều đó cũng có nghĩa là thang bảng lương mới đã xử lý mối tương quan giữa người có chức vụ với người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và giữa đội ngũ cán bộ công chức với lực lượng vũ trang để làm sao đảm bảo tính công bằng tương đối và khách quan của trả lương.

PV: Theo cách tính lương hiện nay thì những người làm việc lâu năm thường được hưởng lương cao hơn những người làm việc ít năm mà không tính đến mức độ cống hiến cho công việc. Đó là tình trạng “sống lâu” nên “lão làng”. Trong cải cách lần này, thâm niên công tác có được tính đến thế nào và có là căn cứ để ưu tiên không?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Hệ thống chính sách tiền lương của chúng ta hiện nay đang thiết kế kết hợp giữa mô hình vị trí việc làm và mô hình chức nghiệp nên yếu tố thâm niên vẫn là một tham số để trả lương.

Tuy nhiên, yếu tố đổi mới nằm ở chỗ là việc nâng lương phải cải cách theo hướng linh hoạt để người có năng lực đem công sức, chuyên môn, trình độ của mình cống hiến tốt nhất và có thể được nâng lương nhanh hơn, thậm chí được vượt cấp, tạo động lực cho người lao động.

Tôi nghĩ, tiền lương không chỉ để tăng thêm thu nhập mà đó chính là động lực tăng năng suất lao động, tăng điều kiện để thăng tiến. Có như vậy chúng ta mới lựa chọn được đội ngũ cán bộ thực tâm và là công bộc đối với dân.

PV: Hệ thống bảng lương mới sẽ được quy định bằng số tiền tuyệt đối thay vì quy định hệ số lương nhân với mức lương cơ sở. Ông có thể phân tích những hiệu quả và hệ lụy nếu có của cách thức quy định này.

Ông Bùi Sỹ Lợi: Hiệu quả đầu tiên chính là minh bạch. Lâu nay chúng ta tính lương bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ bản và các loại phụ cấp. Mà phụ cấp có đến 20 loại phụ cấp. Cho nên có những người tính lương không rõ, nhưng lần này chúng ta thấy rằng bằng số tuyệt đối sẽ minh bạch, công khai, người lao động nhận lương người ta sẽ biết ngay số tiền được bao nhiêu và quan trọng nhất là trong kết cấu tiền lương của chúng ta phân định rất rõ.

Tiền lương có tính chất bản chất lương chính chiếm 70%, còn lại phụ cấp có 30%. Trong quỹ lương của chúng ta có tối đa 10% từ quỹ tiền lương sang quỹ tiền thưởng. Đây chính là đòn bẩy để tăng năng suất lao động, khuyến khích người ta tạo động lực phát triển. Người ta nói rằng: “một đồng tiền thưởng bằng 100 đồng tiền lương”.

Thực ra hệ lụy cũng có thể có. Bởi, chúng ta đang xếp theo hệ số, bằng cấp, đào tạo, trình độ chuyên môn, kỹ thuật,…nhân với tiền lương tối thiểu. Hiện có những người cùng trình độ chuyên môn, thâm niên, điều kiện, bậc lương khác nhau,… giờ chúng ta dồn tất cả mọi người cùng vị trí, vào số tuyệt đối thì phải tính cẩn thận để tiền lương thể hiện được bản chất của người có đóng góp và cống hiến.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Theo Vân Hồng- Duy Bách/VOV

Tin mới hơn

“Công chức vô cảm, quan liêu, hách dịch do ít phụ thuộc vào dân”

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
“Công chức vô cảm, quan liêu, hách dịch do ít phụ thuộc vào dân”

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
“Công chức vô cảm, quan liêu, hách dịch do ít phụ thuộc vào dân”

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.
“Công chức vô cảm, quan liêu, hách dịch do ít phụ thuộc vào dân”

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
“Công chức vô cảm, quan liêu, hách dịch do ít phụ thuộc vào dân”

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Tin bài khác

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Tin 24h ngày 18/9/2024

Tin 24h ngày 18/9/2024

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Ngay khi nghe tin lũ quét, sạt lở đất vùi lấp hàng chục hộ dân ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), hàng chục công nhân ngành giao thông đã lập tức có mặt, không ngại nguy hiểm, mở đường để lực lượng cứu nạn sớm tiếp cận hiện trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc