4 giải pháp giúp người tiểu đường phòng ngừa suy thận
Vì sao tiểu đường lại dẫn đến suy thận?
Khi rối loạn chuyển hóa đường, đường huyết trong cơ thể tăng cao và kéo dài, các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa làm hư hại các mao mạch nhỏ trong cơ thể trong đó có cuộn vi mao mạch (Bao man của Nephron), làm xơ cứng các bó mạch này và hậu quả làm giảm sút từ từ số lượng đơn vị chức năng của thận, giảm dần mức lọc của thận.
Khi mức lọc của thận giảm dưới 50%, được xem là suy thận và được gọi là bệnh thận tiểu đường (DKD). Biến chứng này ảnh hưởng đến cả 2 thận cùng một lúc, điều này đồng nghĩa với việc nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như ure, creatinin tăng lên rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh đái tháo đường.
Nếu không chạy thận nhân tạo chu kỳ hoặc thay thận để lọc bớt chất độc ra ngoài, người bệnh sẽ không thể duy trì sự sống.
Phòng ngừa bằng cách nào?
Biến chứng này diễn tiến âm thầm qua nhiều năm tháng, qua nhiều giai đoạn. Thời kỳ đầu, triệu chứng rất nghèo nàn, kín đáo, có thể thấy tiểu nhiều do giảm hormon bài niệu (ADH), nhưng giai đoạn muộn đặc biệt là giai đoạn cuối các triệu chứng trở nên rầm rộ như: Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ớn lạnh, ngứa ngoài da, chán ăn, buồn nôn, phù cổ chân do tiểu ít, có thể vô niệu, huyết áp tăng thậm chí có cơn tăng huyết áp ác tính, suy tim, chuột rút, có thể lơ mơ, hôn mê... Một số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong do suy thận giai đoạn cuối lên đến 90%, việc thay thận hay điều trị đều vô cùng tốn kém.
Do đó, việc chủ động phòng ngừa biến chứng là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân đái tháo đường, nếu đã có biến chứng thận thì cần phải có kế hoạch điều trị tích cực, kiểm soát đường huyết, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học ngăn ngừa biến chứng nặng thêm,
1. Thường xuyên kiểm tra đường huyết + kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn
Kiểm soát đường huyết ở chỉ số an toàn, ổn định (<7mmol/l lúc đói, <10mmol/l sau ăn 2 giờ) là mục tiêu tiên quyết để phòng ngừa biến chứng về thận và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Do đó, việc kiểm tra chỉ số đường huyết hàng ngày cần được chú trọng để người bệnh tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc nhằm kiểm soát tốt đường huyết.
Về kiểm soát được huyết áp dưới hoặc bằng 120/80mmHg, cần duy trì uống thuốc đúng liều, đủ liều và liên tục; cũng như dùng thêm sản phẩm chiết xuất từ thảo dược hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết,.
2. Ăn uống khoa học:
Người bệnh tiểu đường nên cắt giảm cơm, bún, miến, khoai, ngô… khoảng 10% so với nhu cầu năng lượng bình thường, tăng cường chất xơ từ rau xanh trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh chưa có thói quen ăn rau trước khi ăn ngô, khoai, sắn, miến, bún, phở… nên đường huyết thường xuyên tăng cao. Đây là 1 sai lầm cần được người tiểu đường sửa ngay để kiểm soát tốt đường huyết.
Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn những thực phẩm có hàm lượng đường và tốc độ làm tăng đường máu thấp như củ từ, khoai sọ, khoai lang, bơ, nho ta, dưa bở, dưa hồng, mận, lê, hoa quả nguyên miếng…
Ngược lại, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết và hàm lượng đường cao như nước ép hoa quả, bánh quy, mía, các loại mứt quả khô…, giảm muối, những thực phẩm giàu kali, natri, không hút thuốc lá,
Khi bị suy thận, việc chế độ ăn lượng Protein cần được đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, đặc biệt trước khi bắt đầu một chế độ ăn hàm lượng Protein thấp.
3. Luyện tập thể dục đều đặn
Đồng thời, mỗi người cần thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút/ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, dưỡng sinh… để tăng khả năng tiêu thụ đường tại mô và cơ.
Ngoài ra, cần duy trì tập theo nguyên tắc đều đặn và tránh luyện tập với cường độ cao, luyện tập quá sức. |
4. Dùng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược để phòng ngừa biến chứng thận
Cuối cùng, người bệnh tiểu đường nên kết hợp dùng thêm sản phẩm chiết xuất từ thảo dược hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, từ đó ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, biến chứng trên thận.
Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, Chủ nhiệm bộ môn Thực vật học, Trường Đại học Dược Hà Nội: “Dây thìa canh chuẩn hóa tác động lên tất cả các giai đoạn của của quá trình tổng hợp đường trong cơ thể: giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm lượng đường dự trữ từ gan vào máu, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường tại các mô và cơ bắp, tăng bài tiết Cholesterol, LDL-c và Trigliceride ra ngoài theo đường phân. Nhờ vậy, giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ HbA1c về ngưỡng an toàn, giảm mỡ máu xấu, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, đặc biệt là biến chứng về thận”