10 bí ẩn về giấc ngủ
Trăng tròn có hại cho giấc ngủ |
Thường bị quy kết cho việc mất ngủ nhưng chưa bao giờ được chứng minh bởi khoa học. Đó là quan niệm trăng tròn không tốt cho giấc ngủ, khiến nhiều người bị thức giấc nhiều lần trong đêm.
Thực tế, giả thuyết này chỉ là một sự tự suy đoán. “Nhìn kìa, trăng tròn đó, mình sẽ càng khó ngủ hơn”. Khi đi ngủ với ý nghĩ này trong đầu, hiển nhiên sẽ khiến cho bản thân không thể ngủ ngay được.
Một bữa ăn với đồ uống có cồn giúp dễ ngủ hơn
Đồ uống có cồn là một chất gây ngủ tệ nhất. Ngoài việc giúp dễ ngủ hơn, đồ uống cồn còn là một chất giảm đau, giảm lo lắng. Trong khi đó, tác dụng của loại đồ uống này không kéo dài lâu. Điều này dẫn đến việc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và ngủ không sâu. Việc thiếu ngủ góp phần vào triệu chứng nôn nao, khô cổ, nhức đầu khi tỉnh dậy.
Uống hay ngủ, bạn phải chọn 1 trong 2.
Có thể ngủ đứng
Ngựa và chim hồng hạc có thể làm được điều này dễ dàng. Và chúng ta, có thể ngủ đứng không? Trước hết, không có gì ngăn cản chúng ta cả. Điều kiện duy nhất để làm được điều này là giữ nguyên tư thế đó, và điều này, là một sự viển vông.
Trong thực tế, khi chúng ta bước vào giấc ngủ REM, khi ta bắt đầu mơ, những nơron trong não hạn chế phần lớn những hoạt động cơ bắp. Việc này làm hạn chế việc tự làm bản thân bị thương khi ngủ mơ.
Vậy là việc giữ nguyên tư thế đứng thật sự khó khăn.
Ngủ làm ta già đi so với tuổi
Thời gian ngủ dường như không tác động sinh lý đến sự lão hóa của não bộ. Tuy vậy, vẫn có một mối liên hệ giữa tuổi tác và giấc ngủ. Với những người cao tuổi, giấc ngủ sâu trở nên hiếm hơn và việc tỉnh giấc thường xuyên hơn.
Mặt khác, giấc ngủ có một vai trò hàng đầu trong việc sắp xếp thông tin. Trong pha ngủ REM, các sự kiện diễn ra trong ngày sẽ được sắp xếp, để ghi nhớ hoặc để quên đi. Trong trường hợp nhưng đêm mất ngủ lặp đi lặp lại, não bộ xảy ra tình trạng bão hòa, ùn tắc, kéo theo những khó khăn trong việc học hỏi. Với những người mắc bệnh Alzheimer, điều này kéo theo sự suy giảm các khả năng nhận thức.
Tắm nước nóng rồi đi ngủ!
Điều gì dễ chịu hơn việc ngâm mình trong nước nóng sau một ngày mệt mỏi? Cách thư giãn và chuẩn bị nào tốt hơn cho một đêm ngon giấc?
Sai lầm! Tắm nước nóng trước khi đi ngủ chỉ làm chậm giấc ngủ hơn, bở vì điều này làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Khi đi ngủ, ngược lại, được bắt đầu khi nhiệt độ cơ thể giảm rõ rệt. Sẽ tốt hơn nếu không tắm, hoặc ít nhất là tắm với nước lạnh…
Ngủ ban ngày và làm việc bù vào ban đêm
Con người không được tạo ra để hoạt động về đêm, việc thay đổi giữa giờ giấc ban đêm và các hoạt động ban ngày trong cuối tuần làm cản trở việc cố định của đồng hồ sinh học theo một nhịp nhất định. Điều này có thể gây ra bệnh tim mạch, rối loạn trao đổi chất như tiểu đường hay béo phì và tăng nguy cơ hình thành ung thư.
Mặt khác, môi trường và nhịp sinh học còn ngăn cản việc ngủ vào ban ngày: ánh sáng, tiếng ồn, thân nhiệt cao, sự tổng hợp melanin và cortisol, đóng vai trò vào những tác nhân cản trở giấc ngủ
Sóng radio gây hại cho giấc ngủ
Nếu như những thí nghiệm trên động vật đã cho thấy những tác động sinh học của sóng vô tuyến thì trên người lại chưa có bằng chứng. Dù vậy, tác động của nó luôn đáng lo ngại.
Nếu như di động có thể cản trở giấc ngủ, các chuyên gia cho rằng đó là do sự phiền nhiễu gây ra bởi tiếng chuông hay tiếng bip vào giữa đêm cùng với ánh sáng xanh kích thích cơ thể tỉnh giấc.
Tập thể thao giúp ngủ ngon
Một buổi tập ngắn trước khi ngủ không giúp ngủ ngon hơn. Trong khi nâng cao thân nhiệt, các hoạt động thể chất còn làm mất đi những điều kiện phù hợp để ngủ ví dụ như việc giảm nhẹ thân nhiệt. Để có một đêm ngon giấc, nên dừng các hoạt động thể chất ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ và tốt nhất là cách 6 tiếng
Một cuối tuần là đủ để bù lại việc thiếu ngủ
Con người có xu hướng ngủ bù lại thời gian ngủ bị thiếu khá nhanh. Người ta ước tính rằng có đến 70% việc thiếu ngủ từ một đêm thức trắng sẽ được ngủ bù vào đêm hôm sau.
Tuy nhiên, ngủ bù cho việc thiếu ngủ trong vòng nhiều ngày không hề dễ dàng. Mặt khác, cảm giác thiếu ngủ có thể được xóa đi trong những ngày nghỉ ngơi đầu, nhưng việc lấy lại toàn bộ chu kỳ giấc ngủ có thể mất đến 2 đến 3 tuần. Trong thời gian đó, ta không có cảm giác cần một giấc ngủ dài hơn.
Tất cả những người dậy muộn đều lười biếng
Thế giới dành cho những người dậy sớm, theo một câu ngạn ngữ, được hình thành trong một xã hội chú trọng đến hiệu quả. Những người dậy muộn thường được cho rằng sẽ trải qua một ngày khó nhọc cho đến lúc trở lại giường ngủ. Nhưng trong thực thế, giờ tỉnh giấc không nói trước được gì về tình trạng thể chất và tinh thần của người đó.
Với một lượng giấc ngủ như nhau, mọi người đều có cùng một hiệu suất thể chất và nhận thức, chỉ là không cùng một thời điểm.