Facebook Zalo youtube Tiktok

Tuyên truyền về Biển đảo cần cụ thể và đời thường

Chính trị
(Thainguyentv.vn) - Tôi rất vui mừng được Ban Tổ chức Hội thảo tuyên truyền về biển đảo do Tạp chí Người làm báo phối hợp với Hội Nhà báo Quảng Ngãi tổ chức tại Đảo Lý Sơn, một trong những tiền đồn của nước ta mời tham dự Hội thảo. Tôi cho rằng đây là một nội dung thú vị, cần thiết và chắc chắn thu hút sự theo dõi của công chúng báo chí.
aa

Làm báo in, làm Phát thanh Truyền hình, bản thân tôi đã đi rất nhiều vùng biển đảo, ra Trường Sa, nhà giàn DK1,Thổ Chu, Phú Quý, Lý Sơn ..vv, làm tác phẩm cũng nhiều và tự thân thấy có một vài kinh nghiệm, trình bày để quý độc giả tham khảo. Đó là: Tuyên truyền về biển đảo cần cụ thể và đời thường.

Việt Nam ta có trên 3.000 km bờ biển chạy dài từ móng cái đến Hà Tiên. Vùng biển của ta rộng hơn một triệu km2 với mấy nghìn đảo lớn, đảo nhỏ, đảo chìm, đảo nổi, bãi đá ngầm… Số lượng các tỉnh có biển, đảo và dân số chiếm 1/3 cả nước.

Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt nam là một, trách nhiệm hiểu biết và gìn giữ biên giới, hải đảo là của từng công dân, từng người con đất Việt. Vậy người làm tuyên truyền phải lấy cái toàn cõi, toàn dân mà phản ánh.

Đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
chụp ảnh cùng Nhà báo Phan Hữu Minh, nguyên GĐ - TBT Đài PT - TH Thái Nguyên
trong chuyến công tác trên Đảo Song Tử Tây (Quần đảo Trường Sa) tháng 4/2010

Trong một lần Hội thảo ở ngành Truyền hình tôi đã nói: Muốn để người xem hình dung, cũng là để học tập đề nghị các đồng chí đưa tin phải cụ thể, kỹ hơn. Thí dụ: Đưa tin lãnh đạo ta đi thăm một đất nước xa xôi, lạ tai, hay đưa tin về thảm họa cần phải cho hình ảnh về vị trí của đất nước đó ở góc nào của Châu nào, to hay nhỏ...vv. Nhiều khi Đài đưa tin mà ngay cả chúng ta cũng không hình dung nổi nước ấy ở đâu, cứ như Đài đánh đố người xem vậy.

Tháng 4/2010, tôi được Ban Tuyên Giáo Trung ương và Bộ Tư lệnh Hải Quân mời đi Trường Sa và nhà giàn DKI. Chuyến ấy chúng tôi đi 18/32 đảo nổi của quần đảo Trường Sa và 3 nhà giàn. Tôi nghĩ đây là cơ hội để có thể làm sâu về biển, cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt. Sau 20 ngày lênh đênh trên biển, nghiên cứu các đảo, lên nhà giàn, ăn ngủ với bộ đội Hải quân, tôi làm “Ký sự Trường Sa” gồm 10 kỳ. Chúng tôi mô tả tỷ mỷ từng kinh độ, vĩ độ, đặc điểm từng hòn đảo về diện tích, lịch sử, đời sống bộ đội, tinh thần chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu….vv. Khi phát sóng, có hai luồng ý kiến:

Thứ nhất, Quân Chủng Hải quân rất hoan nghênh cách đưa phóng sự trên. Nhận xét rằng, đưa như vậy ai xem cũng có thể hiểu tường tận thuận lợi, khó khăn của những người giữ đảo. Qua phóng sự bộ đội được chia sẻ, nhân dân nắm được rõ hơn về Trường Sa, Nhà giàn DK…vv.

Thứ hai, một số (không nhiểu) lãnh đạo lại băn khoăn, cho rằng miêu tả tỷ mỷ quá như vậy có sự “Lộ bí mật” không? Bộ đội thiếu nước, thiếu lương thực, thực phẩm và phải chịu sự khắc nghiệt của nắng gió biển khơi thế có nao núng không?vv …Loạt phóng sự “Kể chuyện Trường Sa” của chúng tôi cũng đề cập đến chủ quyền và những bằng chứng pháp lý về chủ quyền được người xem hoan nghênh. Nhiều Đài Truyền hình phát sóng phóng sự này. Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị in 500 đĩa để phát tại Hội nghị tuyên truyền biên giới hải đảo năm đó….

Sau này chúng tôi viết nhiều bài báo, làm nhiều phóng sự, phim tài liệu như: “Niềm tự hào Thổ Chu”, “Lý Sơn – Nhân chứng của mọi thời đại”, “Đổi thay Bạch Long Vỹ”, cũng với cách làm sâu, kỹ và tỷ mỷ như vậy. Với biển thì thế, với biên giới chúng tôi cũng quan tâm tuyên truyền trên sóng, người xem có thể hiểu được những nét cơ bản của biên ải, từ đó đóng góp cho xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc…

Bây giờ báo chí đã rất hiện đại, báo mạng và mạng xã hội đang vươn lên chi phối thông tin. Báo chí chính thống cần phải có những nỗ lực hơn trong tuyên truyền nói chung và biển đảo nói riêng. Tôi nghĩ chúng ta cần đầu tư phản ánh mấy khía cạnh sau:

- Cùng với việc tuyên truyền khẳng định chủ quyền là tuyên truyền kinh tế biển. Trong đó động viên và nêu gương bám biển của ngư dân, kêu gọi các bộ, ngành và nhân dân cả nước ủng hộ ngư dân kể cả trên đất liền và hải đảo. Trong tiếp cận thông tin cũng cần lưu ý tính vùng miền, tính đặc thù của cư dân. Cách đưa vấn đề mộc mạc và thực tế, dễ nghe, dễ hiểu phù hợp hơn với lối hành văn đạo lý chung chung. Nhân đây cũng xin nói thêm một việc. Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là việc bình thường, đúng quý luật và dân ở đây bao đời nay tự nguyện “Sống chung với lũ”, thế nhưng báo chí chúng ta tuyên truyền nhiều khi đẩy nó lên thành thiên tai, dân xem không chịu và cho là thiếu hiểu biết…Thế nên tôi dùng chữ đời thường là vậy.

- Tăng cường phổ cập cho nhân dân về pháp luật trên biển cũng như việc bảo vệ sự trong lành của biển.

- Mỗi cơ quan báo chí nên có diện tích và thời lượng tương xứng để tuyên truyền về biển. Một cơ quan báo chí không thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự liên kết. Tôi lấy ví dụ: Bộ Tư lệnh Hải Quân có chương trình Truyền hình Hải Quân, nhiều Đài Phát thanh - Truyền hình trong đất liền phát sóng. Do vậy hiệu quả tuyên truyền rất cao. Tới đây, lực lượng cảnh sát biển và Kiểm ngư cũng làm như vậy chắc chắn hiệu ứng tuyên truyền sẽ rất tốt. Xin cảm ơn!

Phan Hữu Minh - Ủy viên BTV - Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam

Tin mới hơn

TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ LƯƠNG CƯỜNG, CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày 21/10/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Toàn văn bài phát biểu của tân Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, sau Lễ tuyên thệ, đồng chí Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Thainguyentv.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, với 440 đại biểu có mặt tán thành, đồng chí Lương Cường đã trúng cử vị trí Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Quốc hội bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 21/10, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Điện Invalides, Pháp

Sáng 7/10 giờ địa phương (chiều nay giờ Việt Nam), lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc gia tại Điện Invalides ở thủ đô Paris.

Tin bài khác

Cuba trao tặng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Huân chương Jose Marti

Cuba trao tặng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Huân chương Jose Marti

Huân chương Jose Marti là phần thưởng cao quý nhất của Cuba để ghi nhận những đóng góp vô giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào việc phát triển quan hệ Việt Nam-Cuba
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Kiện toàn nhiều chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước

Kiện toàn nhiều chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước

Quốc hội đã kiện toàn nhiều chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước, trong đó phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn làm phó thủ tướng; ông Đỗ Đức Duy làm bộ trưởng Bộ TN&MT và ông Nguyễn Hải Ninh làm bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Giám sát tới cùng việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội

Giám sát tới cùng việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, ngày 21/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 Đoàn ĐBQH tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Đoàn Thị Hảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; các đại biểu Quốc hội tỉnh; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và các sở, ngành của tỉnh.
Bộ Chính trị phân công các Ủy viên Trung ương giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Bộ Chính trị phân công các Ủy viên Trung ương giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Chiều 21/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công cán bộ giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương và giữ chức Trưởng ban Dân vận Trung ương.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc