Facebook Zalo youtube Tiktok

Trung Quốc xâm nhập Trung Đông trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Thế giới
Trung Quốc đã và đang tích cực xâm nhập vào Trung Đông trên nhiều phương diện (kinh tế, chính trị, quân sự) nhưng vấn đề này chưa được đề cập nhiều.
aa

Trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng giảm của Mỹ ở khu vực Trung Đông thì Trung Quốc với sáng kiến Vành đai và Con đường đang nổi lên như một thế lực hàng đầu ở khu vực này. Tuy nhiên, giới học giả hiện nay ít chú ý đến sự hiện diện của Trung Quốc ở Trung Đông.

trung quoc xam nhap trung dong trong qua khu hien tai va tuong lai
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bìa trái) trong một lần tới Trung Đông. Ảnh: New York Times.

Giai đoạn 1978-1991: Trỗi dậy dần sau cái bóng của Mỹ và Liên Xô

Trong thời kỳ lãnh tụ Mao Trạch Đông cầm quyền, chính sách đối ngoại của Bắc Kinh chủ yếu thiên về ý thức hệ. Khi ấy mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia cụ thể ở Trung Đông chủ yếu được quyết định bởi mối quan hệ giữa nhà nước đó với Mỹ hoặc Liên Xô.

Tuy nhiên, vào đầu kỷ nguyên của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào năm 1978, cách tiếp cận ý thức hệ nói trên đã nhường bước cho cách tiếp cận thực tế hơn, theo hướng phục vụ nhu cầu thương mại và kinh tế trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa khổng lồ của Trung Quốc.

Theo đó, Bắc Kinh bắt đầu thiết lập quan hệ thương mại với các nước trên toàn cõi Trung Đông, xây dựng các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức bán vũ khí và xuất khẩu lao động Trung Quốc.

Tuy nhiên, do Chiến tranh Lạnh vẫn còn mà Trung Đông lại là địa bàn tranh đấu quyết liệt giữa Liên Xô và Mỹ vào lúc đó nên không còn chỗ cho lực lượng thứ 3 xen vào. Do vậy, Trung Đông vẫn nằm ở rìa của chính sách đối ngoại Trung Quốc trong phần lớn thời kỳ này. Chỉ tới khi Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc và chương trình hiện đại hóa của Trung Quốc được đẩy mạnh, Bắc Kinh mới bắt đầu quan tâm tới việc gia tăng ảnh hưởng của mình để cạnh tranh với hai siêu cường Mỹ và Nga.

Giai đoạn 1992-2007: Khát dầu mỏ

Thời kỳ cuối của Chiến tranh Lạnh chứng kiến cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Trung Đông không dừng lại ở việc nâng cao vị thế toàn cầu mà còn củng cố mối quan hệ kinh tế sâu hơn nhằm hỗ trợ cho việc mở rộng nền kinh tế Trung Quốc.

Nỗ lực này của Trung Quốc gặp thuận lợi do vào năm 1992, Bắc Kinh đã thiết lập ngoại giao với tất cả các quốc gia trong khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó, tiến trình hòa bình Arab-Israel vào thời điểm đó đã làm cho việc hợp tác kinh tế trở thành ưu tiên của các nước trong khu vực, tạo thuận lợi cho Bắc Kinh.

Một bước phát triển quan trọng đối với sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc trong khu vực là việc Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu ròng các sản phẩm hóa dầu vào năm 1993. Khi nền kinh tế Trung Quốc cất cánh trong thập niên 1990, mối quan hệ hóa dầu của nước này với Trung Đông bung ra mạnh mẽ. Trong suốt thời kỳ còn lại, quan hệ giữa Trung Quốc và khu vực Trung Đông được đặc trưng bởi nhu cầu mạnh của Trung Quốc đối với các sản phẩm hóa dầu của các nước vùng Vịnh – những sản phẩm góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế nóng của Trung Quốc lúc đó.

Giai đoạn 2008 tới nay: Quan tâm tới an ninh và địa chiến lược

Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa vào năm 1978, Bắc Kinh tự nhận mình là “người bên lề” hay “người lướt qua” ở khu vực Trung Đông, và sự hiện diện của Trung Quốc tại đây chỉ nhằm vào thu lợi ích kinh tế tối đa.

Tuy nhiên xu hướng Trung Quốc tìm cách né tránh khía cạnh chính trị trong khu vực này bắt đầu giảm dần vào năm 2008, khi Bắc Kinh cử 3 tàu hải quân tới tham gia hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden (nằm giữa Yemen và Somalia).

Việc nghiêng về yếu tố an ninh này tiếp diễn trong cuộc Nội chiến Libya năm 2011, khi Trung Quốc đáp ứng các kỳ vọng trong nước họ về việc sử dụng quân đội để bảo vệ các Hoa kiều. Cụ thể, các đơn vị không quân và hải quân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã sơ tán 35.000 công dân Trung Quốc ra khỏi Libya khi đó.

Cũng theo hướng này, Trung Quốc đã đóng góp 700 lính gìn giữ hòa bình cho lực lượng Liên Hợp Quốc ở Sudan vào cuối năm 2012. Họ cũng đóng góp vài trăm nhân viên quân y và công binh cho lực lượng lâm thời của Liên Hợp Quốc ở Lebanon.

Những động thái nêu trên khiến một số nhà quan sát đặt dấu hỏi về chủ trương của Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đang phát triển khác. Tư tưởng không can thiệp này vốn là một trong 5 nguyên tắc của Cùng tồn tại Hòa bình mà Bắc Kinh đã tuyên bố tại Hội nghị Á-Phi của các nước không liên kết năm 1955.

Khi nhu cầu của Trung Quốc về năng lượng tăng lên, nước này ngày càng cần đến một khu vực an toàn.

Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Trung Đông trải qua bước phát triển lớn nhất vào năm 2013, với sự ra đời của sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trung Đông có vai trò trung tâm trong sáng kiến này. Tại phiên họp toàn thể thứ 3 của Ban chấp hành trung ương khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2013, Trung Đông được xác định là khu vực “láng giềng” của Bắc Kinh. Nói cách khác, Trung Đông giờ đã rơi vào vùng địa chiến lược ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh.

Trung Quốc xác định có 4 vòng tròn địa lý đồng tâm nhô ra từ “Vương quốc Trung tâm” này. Vòng tròn gần nhất là quan trọng nhất với Trung Quốc và vòng tròn này chứa đựng Trung Đông. Trung Đông đã trở thành trọng điểm của ngoại giao chủ động của Bắc Kinh, được thực hành thông qua khuôn khổ BRI. Với việc ưu tiên Trung Đông trong BRI, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Liên đoàn Arab và Iran cũng như là đối tác chính của Israel.

Vậy chính sách không can thiệp của Trung Quốc sẽ đi về đâu?

Thực tế, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi năm 2014 đã thừa nhận rằng “Vai trò chính trị của Trung Quốc ở Trung Đông sẽ chỉ có gia tăng và không có đường lùi”.

Ưu tiên của Trung Quốc tại Trung Đông hiện tập trung vào an ninh năng lượng và tăng cường vị thế cường quốc toàn cầu của mình bằng cách dùng sức mạnh kinh tế để cân bằng lại ảnh hưởng của Mỹ.

Thách thức của Trung Quốc hiện nay nằm ở chỗ phải đạt được các mục tiêu trên nhưng vẫn duy trì được vị thế của bên trung gian và không rơi vào thế đối đầu chính trị tại khu vực./.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN

Tin mới hơn

Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 12/12/2024

Trong vòng gần nửa thế kỷ qua, đây là năm Việt Nam rét nhất. Các tài liệu ghi nhận có thời điểm nhiều tỉnh thành nước ta còn xuống mức âm 4 đến âm 5 độ C. Đến cả khu vực Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa còn xuất hiện tuyết rơi.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 11/12/2024

Ngày 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 7/12/2024

Tối 6/12, Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024. Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD đã được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 6/12/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 6/12, bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng yếu đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sau đó khoảng ngày 7/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn, ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 4/12/2024

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 19h10 giờ địa phương (17h10 giờ Hà Nội) ngày 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3 - 7/12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Tin bài khác

Điểm sự kiện từ ngày 25/11 đến ngày 1/12/2024

Điểm sự kiện từ ngày 25/11 đến ngày 1/12/2024

Từ ngày 25/11 đến ngày 1/12/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Hợp tác phát triển Đại học số tại Thái Nguyên

Hợp tác phát triển Đại học số tại Thái Nguyên

Chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc từ ngày 25 - 29/11/2024 của Đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên đã thu được nhiều kết quả trên các lĩnh vực. Đối với giáo dục đại học, Đại học Seoul Cyber đã ký kết thoả thuận hợp tác với Đại học Thái Nguyên về triển khai đại học số.
Tin 24h ngày 30/11/2024

Tin 24h ngày 30/11/2024

Chiều 30/11/2024, Quốc hội tiến hành họp Phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên làm việc với SamSung Electronics

Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên làm việc với SamSung Electronics

Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 29/11, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng dẫn đầu Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên đã đến thăm Trụ sở SamSung Digital City và có buổi làm việc với SamSung Electronics, tại Thành phố Suwon, tỉnh Gyeongki-do.
Chia sẻ với những thiệt hại do trận bão tuyết gây ra đối với tỉnh Gyeongsanbuk.

Chia sẻ với những thiệt hại do trận bão tuyết gây ra đối với tỉnh Gyeongsanbuk.

Vào sáng ngày 27/11, lãnh thổ Hàn Quốc hứng chịu trận bão tuyết tồi tệ nhất trong vòng 52 năm qua và là trận bão tuyết lớn nhất vào tháng 11 trong vòng 117 năm qua. Trận bão tuyết đã làm gián đoạn nhiều hoạt động, đặc biệt là giao thông. Tắc đường do bão tuyết đã khiến chương trình công tác của Đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên đến tỉnh Gyeongsanbuk đã không thể diễn ra đúng như kế hoạch; bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Gyeongsanbuk tập trung công tác khắc phục hậu quả trận bão tuyết.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...