Facebook Zalo youtube Tiktok

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị cán bộ toàn quốc

Chính trị
Hội nghị cán bộ toàn quốc bàn về tình hình, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, ổn định phát triển kinh tế-xã hội và một số nội dung quan trọng khác.
aa
tong bi thu chu tich nuoc chu tri hoi nghi can bo toan quoc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Ngày 23/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc về tình hình, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, ổn định phát triển kinh tế-xã hội và một số nội dung quan trọng khác, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

Tham dự có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chính ủy các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô cùng đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19.

Khẳng định tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta

Trình bày báo cáo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đã đồng lòng, chung sức, quyết tâm phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục; ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, cơ quan chức năng, địa phương tập trung triển khai, ứng phó và ngăn chặn dịch lây lan.

Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã có quyết sách cụ thể, kịp thời, kích hoạt cơ chế phòng chống dịch lây lan và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sớm hơn và mức độ cao hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 làm việc tích cực, chủ động. Các cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động, tích cực bám sát tình hình diễn biến dịch bệnh, nòng cốt là ngành y tế cùng với các lực lượng quân đội, công an triển khai các biện pháp cụ thể.

Tinh thần chung là chủ động đánh giá đúng tình hình, diễn biến của dịch bệnh, đưa ra các giải pháp quyết liệt, kịp thời, phù hợp với thực lực của đất nước.

Quan điểm xuyên suốt là “chống dịch như chống giặc;” huy động sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội; “lấy phòng dịch làm ưu tiên,” “khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trong, chữa trị hiệu quả,” “chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân.”

Đến nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng (ghi nhận 268 ca mắc, trong đó 223 ca đã được chữa khỏi, chưa có trường hợp tử vong), thực hiện nhiệm vụ kép vừa bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân vừa duy trì sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội.

Các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, WHO…), nhiều quốc gia, nhiều hãng truyền thông uy tín đánh giá Việt Nam là mô hình chống dịch hợp lý, hiệu quả, chi phí thấp, được đông đảo người dân ủng hộ.

Công tác thông tin tuyên truyền được tăng cường, các cơ quan báo chí chủ động, tích cực đưa thông tin tới người dân một cách công khai, minh bạch, góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và sự chủ động của nhân dân trong phòng, chống dịch.

Các cơ quan chức năng kịp thời đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thông tin sai sự thật, xử lý nghiêm các sai phạm. Nhiều ứng dụng công nghệ được triển khai trong phòng, chống COVID-19; nhiều tấm gương tận tụy, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch đã xuất hiện; nhiều cá nhân, doanh nghiệp đóng góp nguồn lực tài chính, thời gian công sức, kinh nghiệm và những sáng kiến thiết thực trong công tác phòng, chống dịch, thể hiện trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng…

Thắng lợi bước đầu quan trọng này là kết quả của sự quyết tâm cao, ý chí thống nhất trong hành động của toàn Đảng, toàn quân và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân cả nước.

Điều này thể hiện sức mạnh đoàn kết, truyền thống yêu nước, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, khẳng định tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta, của hệ thống chính trị nước ta.

Trong những lúc khó khăn, gai góc nhất, mỗi người dân Việt Nam thể hiện bản sắc, tinh thần dân tộc, tô thắm truyền thống quý báu của Đảng ta, dân tộc ta và bản lĩnh, ý chí, khí chất con người Việt Nam.

Chống dịch phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

Các ý kiến phát biểu tại Hội nghị đều nhất trí cao với báo cáo đánh giá sâu sát tình hình và những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời đề xuất các giải pháp vĩ mô nhằm điều hành hiệu quả, khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, sớm khắc phục những ảnh hưởng do đại dịch gây ra.

Các ý kiến đi sâu phân tích, do hội nhập quốc tế sâu rộng, độ mở của nền kinh tế lớn, tính tự chủ và khả năng chống chịu trước những biến động bất thường của thế giới còn hạn chế nên tác động của dịch COVID-19 đến nước ta là rất nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.

tong bi thu chu tich nuoc chu tri hoi nghi can bo toan quoc

Phương tiện và người có trách nhiệm ra-vào thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội đều được phun khử khuẩn tại các chốt kiểm soát cách ly để phòng, chống COVID-19. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế do các hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, dịch COVID-19 còn ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời sống nhân dân, tác động trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động...

Các ý kiến đồng tình cao với việc triển khai kịp thời nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, cần đánh giá toàn diện tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, từ đó có những bước đi phù hợp, lới lỏng từng phần cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, nếu không xử lý tốt việc này, dân sẽ khó khăn.

Có ý kiến cho rằng, qua thực tế công tác phòng, chống dịch COVID-19, tinh thần đoàn kết, niềm tin trong Đảng, trong dân được củng cố, nhân lên sức mạnh chống đại dịch. Người dân tin Đảng, tin Chính phủ nhiều hơn.

Việt Nam trở thành tấm gương sáng về phòng, chống dịch COVID-19, sẵn sàng hợp tác, sẻ chia với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, qua đó uy tín, vị thế được nâng cao.

Các ý kiến thống nhất cao về định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, xử lý vướng mắc về lao động, đẩy mạnh thông tin truyền thông, chú trọng hơn thị trường trong nước, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu... yêu cầu triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết về an sinh xã hội, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; xử lý nghiêm vi phạm.

Các ý kiến nhất trí cao việc Bộ Chính trị ra Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới. Việc điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu không chỉ nhằm ứng phó trong giai đoạn trước mắt, mà cần tính đến lâu dài trên cơ sở dự báo tình hình sắp tới, đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi lớn.

Trong đó, nhấn mạnh cần tập trung sức mạnh, sự đoàn kết, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn dân tộc để vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thành công nhiệm vụ "kép," vừa tập trung cao độ phòng chống dịch, vừa nỗ lực cao nhất để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đời sống nhân dân và tăng cường quốc phòng an ninh, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất nước, của các cấp, các ngành trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, việc tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc nhằm báo cáo một số vấn đề, nội dung quan trọng, cần thiết để các đồng chí Trung ương, cán bộ chủ chốt các bộ, ngành, địa phương cho ý kiến, chuẩn bị làm các bước tiếp theo.

Hội nghị đánh giá tổng quát tình hình và kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, cho ý kiến về định hướng sắp tới. Cuộc chiến chống dịch COVID-19 sẽ còn tiếp diễn, cần đánh giá quy mô, tính chất, tính nguy hại của nó; chủ trương, biện pháp, chỉ đạo thế nào, kết quả đạt được và hạn chế, dự báo sắp tới tình hình thế nào, phương hướng biện pháp ra sao.

Theo đánh giá của Liên hợp quốc, đại dịch COVID-19 là phép thử lớn nhất kể từ khi thành lập Liên hợp quốc, làm rung chuyển thế giới, gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của loài người, hệ lụy của nó với những dự báo có thể còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh kết quả chúng ta làm được trong phòng chống dịch COVID-19 vừa rồi là rất mừng, qua đây củng cố niềm tin trong dân, tăng thêm uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, dân tin Đảng, tin chế độ, thể hiện qua nhiều bài thơ, bài hát đi vào lòng người.

Kết quả đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, từ cụ già tới em nhỏ; dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết nhân ái, lá lành đùm lá rách, trong khó khăn càng thể hiện rõ tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Trong cuộc chiến chống đại dịch, không nên quá hốt hoảng đến mức không dám làm gì, nhưng tuyệt đối không được chủ quan, cần phân tích làm rõ ưu điểm, hạn chế, dự báo tình hình không để bị động bất ngờ, đúng tinh thần chống dịch như chống giặc.

Năm 2020, đất nước có nhiều sự kiện quan trọng, Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng...

Chống dịch nhưng nhiệm vụ lớn nhất là sản xuất phải phát triển, đời sống nhân dân được bảo đảm, chống dịch phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh quan trọng nhất là đồng tâm nhất trí, trên dưới một lòng, làm sao lan tỏa tinh thần này tới các ngành, các cấp, các địa phương trong cả nước, tạo khí thế tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp.

Chuẩn bị nhân sự đại hội - Dưới có vững thì trên mới bền chắc

Về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ công tác chuẩn bị đại hội có hai vấn đề quan trọng là chuẩn bị văn kiện và chuẩn bị nhân sự. Công tác văn kiện rất quan trọng, nhưng công tác nhân sự phức tạp, khó hơn, nhạy cảm hơn, cần tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra định hướng để làm cho tốt, để chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề cập 4 nội dung công tác nhân sự, đó là vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chuẩn bị nhân sự đại hội; yêu cầu đặt ra cho công tác nhân sự Đại hội XIII; nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành; trách nhiệm của chúng ta.

tong bi thu chu tich nuoc chu tri hoi nghi can bo toan quoc

Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam dự hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ Đại hội các cấp, các ngành có tốt thì Đại hội toàn quốc mới tốt được. Trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, công tác cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định. Công tác cán bộ đóng vai trò then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, quyết định sự thành bại của cách mạng.

Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ. Hiện nay, cùng với việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, Đảng ta đang chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng là chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt, đặc biệt là người đứng đầu; nếu chọn đúng người thì đất nước phát triển, nhân dân được nhờ. Trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương là phải làm việc này cho tốt.

Đại hội XIII của Đảng diễn ra vào thời điểm rất quan trọng, là dấu mốc có ý nghĩa định hướng tương lai, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phải xác định rõ yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, cơ cấu đẹp nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn, trong mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng thì chất lượng là quan trọng. Phải làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược, có cả đức và tài. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, mà của cả hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới làm tốt công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng, “dưới có vững thì trên mới bền chắc được,” đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, liên quan đến sự sống còn của Đảng, sự phát triển bền vững của Đảng, của đất nước.

Từng cơ quan, từng cấp, từng ngành phải làm cho tốt công tác đặc biệt quan trọng này, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, nhân dân lên trên hết, toàn tâm toàn ý lo cho công việc chung, trên dưới đồng lòng, đoàn kết nhất trí thì công việc mới trôi chảy, mới xứng tầm lãnh đạo đất nước trong bối cảnh tình hình mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, công tác nhân sự là công tác vô cùng quan trọng nhưng cũng vô cùng phức tạp, nhạy cảm, vì nó liên quan đến con người, danh dự, chế độ chính sách… dễ nảy sinh vấn đề, tâm tư day dứt, vì vậy cần phải được tiến hành theo một quy trình khoa học, chặt chẽ, công tâm khách quan.

Trong quá trình lựa chọn phải lấy phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tiêu chuẩn, hiệu quả, uy tín của bản thân trong công việc… làm thước đo chủ yếu; phải bố trí đúng người đúng việc, tạo êkíp ăn ý, đoàn kết thống nhất tạo nên sức mạnh.

Bởi vậy, cần nêu cao vai trò của tổ chức Đảng, tránh giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ tài dẫn đến 'hại nước hại dân.'

"Trong từng khâu, từng công đoạn phải làm thật chắc chắn, khoa học, đồng bộ, tránh tối đa sai sót, làm đến đâu chắc chắn đến đó, đừng thấy đỏ tưởng chín, đừng để mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong…"

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặc biệt nhấn mạnh, phải làm thật tốt công tác nhân sự, chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội XIII của Đảng, xứng đáng với niềm tin yêu, sự mong đợi của toàn Đảng, toàn dân và quân ta./.

Theo (TTXVN/Vietnam+)

Tin mới hơn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Liên bang Nga

Kỳ họp thứ 24 - Kỳ họp Chuyên đề HĐND tỉnh Thái Nguyên Khoá XIV

Nhằm kịp thời quyết định những vấn đề cấp thiết thuộc thẩm quyền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiều 20/12, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Kỳ họp thứ 24 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh để cho ý kiến vào nội dung thuộc thẩm quyền. Dự Kỳ họp có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Liên bang Nga

Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024

Chiều 19/12, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương. Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự tại điểm cầu Trung ương. Dự tại điểm cầu Tỉnh ủy Thái Nguyên có lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; lãnh đạo các Huyện ủy, Thành ủy và các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Liên bang Nga

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri sau kỳ họp

Ngày 18/12, đoàn đại biểu HĐND tỉnh và HĐND TP Thái Nguyên đã tiếp xúc với đại diện cử tri phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Liên bang Nga

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Khóa XIV

Ngày 18/12, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đại biểu HĐND tỉnh, TP Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên sau Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Khóa XIV và sau Kỳ họp thứ 21, HĐND TP Thái Nguyên khoá XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Liên bang Nga

Thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp thứ 24 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV

Ngày 18/12, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm tra các tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 24 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Công, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin bài khác

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị; các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng, lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành Trung ương.
Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa quân và dân

Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa quân và dân

Trong 2 ngày 14-15/12, UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Quân khu 1 tổ chức “Ngày hội Văn hóa quân dân”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Dự khai mạc ngày hội có đại biểu Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Ngô Hồng Thái, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 1; đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đại tá Trần Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và đông đảo nhân dân.
Võ Nhai triển khai nhiệm vụ chính trị và phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Võ Nhai triển khai nhiệm vụ chính trị và phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Chiều ngày 14/12, đồng chí Phạm Văn Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ chính trị và phong trào thi đua yêu nước năm 2025 của Đảng bộ huyện Võ Nhai.
Triển khai hoạt động công đoàn năm 2025

Triển khai hoạt động công đoàn năm 2025

Ngày 13/12, đồng chí Phạm Thái Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy dự Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5 mở rộng của Liên đoàn Lao động tỉnh nhằm tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Ngày 13/12, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức hội nghị với ngành tổ chức xây dựng Đảng các ngành và địa phương để triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy. Đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...