Facebook Zalo youtube Tiktok

Tin 24h ngày 20/9/2024

Việt Nam
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm. Khu vực Thanh Hóa, Bắc Nghệ An có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 40-80 mm, cục bộ có nơi trên 150 mm.
aa

Thời tiết ngày 20/9: Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) lên nhanh

Chú thích ảnh
Nước sông ở xã miền núi Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đang lên và chảy xiết gây nguy cơ ngập lụt và sạt lở. Ảnh: TTXVN phát

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2.

Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m;

Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày 21/9, mưa lớn ở những khu vực trên giảm dần.

Ngoài ra, trong ngày và đêm 20/9, ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Phú Thọ, Nam Sơn La có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 60 mm.

Chiều tối và tối ngày 20/9, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Trên biển, vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6 giật cấp 7-8 theo hướng Tây Nam, biển động sóng biển cao từ 2-4 m; Khu vực giữa biển đông có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh, sóng biển cao 3-5 m ; vùng Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Đêm gió giảm dần. Biển động, sóng biển cao 2-4 m.

Ngoài ra, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực Bắc, giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Biến đổi khí hậu: Cảnh báo cuộc sống tại các thành phố lớn sẽ trở nên không thể chịu nổi

Chú thích ảnh
Người dân làm mát bên đài phun nước do trời nắng nóng tại hạt Orange, bang California, Mỹ ngày 22/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Các đợt nóng ngày càng thường xuyên và kéo dài hơn, nhu cầu gia tăng điều hòa không khí và bệnh tật lây lan khiến cuộc sống tại các thành phố sẽ trở nên không thể chịu nổi nếu hành tinh tiếp tục ấm lên với tốc độ hiện nay. Đây là cảnh báo của các nhà nghiên cứu đưa ra ngày 19/9.

Viện Tài nguyên thế giới (WRJ) đã nghiên cứu những gì có thể xảy ra tại gần 1.000 thành phố lớn nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục hướng tới mức tăng 3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng tác động đối với các thành phố này và 2,1 tỷ dân sống ở đó sẽ khủng khiếp so với kịch bản khi Trái Đất ấm lên ở mức giới hạn 1,5 độ C.

Theo các nhà khoa học, với mức ấm lên 3 độ C, nhiều thành phố có thể đối mặt với nắng nóng kéo dài hằng tháng, nhu cầu năng lượng tăng vọt cho điều hòa không khí, cũng như nguy cơ phổ biến các loại dịch bệnh do côn trùng gây ra.

Hiệp định Paris đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) năm 2015, trong đó khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nhất trí một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C để tránh những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên theo đánh giá mới nhất của Liên hợp quốc, với các cam kết khí hậu của thế giới ngày nay, mức tăng nhiệt độ Trái Đất có thể lên tới 2,9 độ C.

Ông Rogier van den Berg thuộc WRI, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ, nhấn mạnh sự khác biệt giữa kịch bản 1,5 độ C và kịch bản 3 độ C là cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới.

Báo cáo nhấn mạnh nguy cơ đặc biệt đối với các thành phố đang phát triển nhanh ở các nước thu nhập thấp.

Vào năm 2050, 2/3 dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố và hơn 90% sự tăng trưởng đô thị này sẽ xảy ra tại châu Phi và châu Á. Người dân sống tại các thành phố có thu nhập thấp sẽ chịu tác động nặng nề nhất.

Tại các thành phố lớn nhất, WRI ước tính đợt nắng nóng dài nhất hằng năm có thể kéo dài trung bình 16,3 ngày theo kịch bản 1,5 độ C và 24,5 ngày theo kịch bản 3 độ C. Tần số của chúng cũng có thể tăng, từ trung bình 4,9 đợt nắng nóng mỗi năm ở thành phố lên đến 6,4 đợt/năm.

Điều này làm gia tăng nhu cầu về năng lượng và điều hòa không khí. Các thành phố nóng hơn cũng tạo điều kiện tối ưu cho muỗi vốn mang virus như sốt xuất huyết, zika và chikungunya phát triển, dẫn tới dịch bệnh tràn lan.

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Ngày 19/9, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam đã ra tù sau khi được Hội đồng xét duyệt giảm án đồng ý cho giảm toàn bộ thời gian còn lại của mức án. Thông tin này được đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương xác nhận với phóng viên TTXVN.

Trại giam An Phước (Bộ Công an) tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đang làm các thủ tục theo quy định để bà Hằng ra tù.

Theo đại diện Viện Kiểm sát, Hội đồng xét duyệt giảm án gồm đại diện của Tòa án và Viện Kiểm sát đã xét duyệt, quyết định giảm án theo đề xuất của trại giam cho hàng trăm phạm nhân, trong đó có bà Nguyễn Phương Hằng.

Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân. Sau khi nhận được đề nghị, Hội đồng xét duyệt bao gồm các cơ quan tư pháp đã họp và quyết định giảm án. Điều này khác biệt với trường hợp đặc xá, khi việc ân xá được thực hiện theo các dịp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định.

Trước đó, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 4/4/2024, bà Hằng đã được giảm 3 tháng tù, còn lại 2 năm 9 tháng tù giam với tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 24/3/2022. Nếu không được giảm án, bà phải chấp hành xong toàn bộ mức án vào cuối tháng 12/2024. Tuy nhiên, nhờ quyết định giảm án, bà Hằng đã hoàn thành việc thi hành án sớm hơn dự kiến.

Hà Nội: Ngăn chặn kịp thời nam thanh niên bán thận ra nước ngoài

Nhận được thông tin, nam thanh niên trốn gia đình, định sang Campuachia bán thận, Công an phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã hỗ trợ gia đình tìm kiếm, động viên, thuyết phục người này trở về nhà.

Trước đó, vào sáng 24/8/2024, anh T.D.C (sinh năm 1984, trú tại Thành phố Hồ Chí Minh) đến Công an phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai trình báo việc cháu anh là T.K.D (sinh năm 1990, hộ khẩu thường trú tại Duy Tiên, Hà Nam) bị một số đối tượng trên Facebook dụ dỗ qua Campuchia và Thái Lan bán thận với phí bồi dưỡng khoảng 900 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng.

Anh D bắt xe vào bến xe An Sương, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh để gặp người đưa sang Campuchia. Khi đi đến Quảng Nam gia đình phát hiện và nhờ nhà xe đưa anh về Duy Tiên, Hà Nam. Tuy nhiên, khi nhà xe đi đến bến xe Nước Ngầm, anh D đã bỏ trốn. Tiếp nhận thông tin, Trung tá Nguyễn Trọng Liêm, Phó trưởng Công an phường đã hỗ trợ gia đình tìm được anh D tại khu vực phố Trần Thủ Độ, phường Hoàng Liệt. Sau đó, Trung tá Nguyễn Trọng Liêm cùng gia đình đưa anh D về phường. Sau khi được Công an phường động viên, khuyên nhủ, anh D nhận thức được sự nguy hiểm của việc bán nội tạng ở nước ngoài và trở về với gia đình.

Nhằm tránh vụ việc đáng tiếc xảy ra, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước thủ đoạn của các đối tượng mời gọi mua bán thận tại nước ngoài cũng như thủ đoạn tuyển lao động đi nước ngoài với mức thu nhập cao trên trang mạng xã hội, không trở thành nạn nhân của đối tượng mua bán người...

Khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây môi giới, tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép, mua bán thận, mua bán người đề nghị người dân trình báo cho cơ quan Công an kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra và xử lý.

Người mua hàng được quyền chọn doanh nghiệp chuyển phát hàng thương mại điện tử

Chú thích ảnh
Chuyển phát hàng hoá. Ảnh: TTXVN

Các đơn vị chức năng của 2 bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Công Thương thời gian qua đã làm việc với các sàn thương mại điện tử về việc lựa chọn doanh nghiệp bưu chính thực hiện chuyển phát bưu gửi thương mại điện tử, để đảm bảo quyền lợi của người dùng.

Theo nhận định của Vụ Bưu chính (Bộ TT&TT), chuyển phát các bưu gửi thương mại điện tử là một hoạt động quan trọng trong thương mại điện tử, góp phần quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ của các sàn thương mại điện tử.

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2023, thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ. VECOM ước tính, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 đạt 25 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm 2022, tương đương với tốc độ tăng trưởng sản lượng bưu gửi thương mại điện tử. Chuyển phát các bưu gửi thương mại điện tử là một hoạt động quan trọng trong thương mại điện tử, góp phần quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ của các sàn thương mại điện tử.

Trong thời gian qua, các sàn thương mại điện tử đều tự động chỉ định doanh nghiệp bưu chính thực hiện chuyển phát hàng hóa giao dịch trên sàn dựa trên việc lựa chọn phương thức vận chuyển của các nhà bán hàng (các shop) và người mua hàng. Các lựa chọn phương thức vận chuyển thường là: Hỏa tốc, nhanh, tiết kiệm… hoặc các phương thức tương tự.

Sau khi người mua hàng lựa chọn phương thức vận chuyển, các sàn thương mại điện tử sẽ tự động chỉ định 1 doanh nghiệp bưu chính (trong số các doanh nghiệp bưu chính tham gia chuyển phát cho sàn) để thực hiện chuyển phát đơn hàng của người mua. Các sàn thương mại điện tử lựa chọn doanh nghiệp bưu chính thực hiện chuyển phát đơn hàng thường dựa trên các yếu tố: Phạm vi hoạt động, giới hạn về cân nặng và kích thước, chất lượng dịch vụ.

Theo đánh giá sơ bộ của các sàn thương mại điện tử, chất lượng dịch vụ chuyển phát các bưu gửi thương mại điện tử ngày càng được nâng cao, thời gian phát bưu gửi ngày càng được rút ngắn, tỷ lệ phát bưu gửi đúng hạn ngày càng cao, cước phí chuyển phát bưu gửi ngày càng giảm.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của dịch vụ chuyển phát bưu gửi thương mại điện tử, được khẳng định qua tốc độ tăng trưởng sản lượng bưu gửi thương mại điện tử trong giai đoạn 2021 - 2023 luôn duy trì ở mức 25-30%/năm, vẫn có những phản ánh về việc người mua hàng trên các sàn thương mại điện tử là người trả tiền cho dịch vụ chuyển phát hàng hóa họ mua trên các sàn, nhưng lại không được lựa chọn doanh nghiệp chuyển phát hàng hóa cho mình là không phù hợp.

Từ ngày 1/7/2024, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 bắt đầu có hiệu lực. Theo Điều 4 của Luật này, người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình. Đồng thời, Điều 10 của Luật này cũng nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số (như các sàn thương mại điện tử) thực hiện các hành vi hạn chế quyền lựa chọn của người tiêu dùng thông qua việc sắp xếp ưu tiên lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp trên nền tảng số mà không công khai tiêu chí lựa chọn.

Trong thời gian qua, các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công Thương đã trao đổi, làm việc với các sàn thương mại điện tử về việc lựa chọn doanh nghiệp bưu chính thực hiện chuyển phát bưu gửi thương mại điện tử để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng (người mua hàng trên các sàn thương mại điện tử); đồng thời, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực bưu chính.

Hiện nay, một số sàn thương mại điện tử đã công khai các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp chuyển phát, như sàn thương mại điện tử Shopee đưa ra các tiêu chí bao gồm:Ttỷ lệ lấy hàng đúng hạn, tỷ lệ giao hàng đúng hạn, tỷ lệ giao hàng không thành công và tỷ lệ hàng hóa bị thất lạc hoặc hư hại.

Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương trao đổi, làm việc với các sàn thương mại điện tử về việc công khai, minh bạch hóa việc lựa chọn doanh nghiệp bưu chính, sử dụng dịch vụ bưu chính chuyển phát của các sàn thương mại điện tử, đồng thời hiển thị đầy đủ, chính xác kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh bán, cung cấp trên các sàn thương mại điện tử theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thành phố Hồ Chí Minh: Khởi tố 2 đối tượng có hành vi gây rối nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Ngày 20/9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Hường, Trần Văn Linh về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Trước đó, ngày 29/8, Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Cục An ninh nội địa, Bộ Công an bắt quả tang đối tượng Nguyễn Thị Hường (sinh năm 1968; ngụ quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện hành vi chuẩn bị truyền đơn có nội dung kích động tuần hành, gây rối an ninh trật tự trong dịp Quốc khánh 2/9 nhằm mục đích lật đổ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo sự chỉ đạo của số đối tượng cầm đầu tổ chức khủng bố “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” (do đối tượng Đào Minh Quân ở Mỹ, cầm đầu).

Khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Thị Hường, Cơ quan Công an thu giữ 1.000 tờ truyền đơn có nội dung như trên cùng nhiều phương tiện (máy tính, máy in màu, điện thoại…), tang chứng, vật chứng khác liên quan hoạt động vi phạm pháp luật của Nguyễn Thị Hường. Mở rộng điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã triệu tập để làm việc, đấu tranh với đối tượng Trần Văn Linh (sinh năm 1957, ngụ quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) về hành vi tham gia tổ chức khủng bố “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”.

Cơ quan Công an cũng xác định Trần Văn Linh là đồng phạm của Nguyễn Thị Hường, nhiệm vụ thực hiện khảo sát các địa điểm đông người ở Thành phố Hồ Chí Minh như công viên, trường học, bệnh viện… để chuẩn bị thực hiện việc dán, rải truyền đơn theo chỉ đạo của đối tượng cầm đầu tổ chức khủng bố “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”.

Hiện Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị nghiệp vụ tiếp tục củng cố chứng cứ, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Thị Hường và Trần Văn Linh, đồng thời mở rộng điều tra.

Bộ Công an đã xác định “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, không tin, không nghe theo lời dụ dỗ, hứa hẹn, lôi kéo của số đối tượng trong tổ chức khủng bố “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”. Khi phát hiện thông tin cá nhân, tổ chức có liên quan đến tổ chức này, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để ngăn chặn, xử lý.

Việc bắt giữ 2 đối tượng, thu giữ 1.000 tờ truyền đơn có nội dung chống phá cùng các trang thiết bị phục vụ việc in ấn truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước, vi phạm pháp luật là chiến công đặc biệt xuất sắc của Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đã kịp thời ngăn chặn hoạt động phá hoại, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người dân dịp Quốc khánh 2/9/2024.

Công an Thành phố đã được lãnh đạo Bộ Công an gửi Thư khen, tặng thưởng cho Phòng An ninh nội địa, Phòng An ninh điều tra và Công an quận Gò Vấp; lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng khen thưởng các tập thể trực tiếp tham gia phá án.

Phú Thọ: Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Chú thích ảnh
Vị trí lắp đặt cầu phao cách cầu Phong Châu bị sập khoảng 400m về phía hạ lưu sông Hồng (bờ tả thuộc xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, bờ hữu thuộc xã Hương Nộn, huyện Tam Nông).

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).

Đồng thời, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các lực lượng tiếp tục triển khai phương án công tác phá dỡ, trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và các phương tiện còn mắc kẹt dưới sông, thu dọn hiện trường và tìm kiếm người còn mất tích.

Việc hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên nhằm kiểm tra, đánh giá các tác động của dòng chảy, mực nước và các yếu tố kỹ thuật..., sau đó lực lượng quân đội sẽ sớm lắp cầu phao khi đảm bảo an toàn.

Vị trí lắp đặt cầu phao cách cầu Phong Châu bị sập khoảng 400m về phía hạ lưu sông Hồng (bờ tả thuộc xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, bờ hữu thuộc xã Hương Nộn, huyện Tam Nông).

Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày, lễ Quốc khánh 2025 nghỉ 4 ngày

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).

Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất phương án nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ Lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ Lễ, Tết khác trong năm 2025.

Bộ Nội vụ thống nhất chủ trương cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Về nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2025, Bộ Nội vụ thống nhất phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày, từ ngày 30/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025. Theo phương án này, cả nước thực hiện hoán đổi ngày làm việc thứ sáu ngày 2/5/2025 sang thứ bảy ngày 26/4/2025.

Bộ Nội vụ cũng thống nhất dự thảo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ Lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5/2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ LĐ-TB&XH xây dựng.

Vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm: Chính quyền Liban công bố kết quả điều tra sơ bộ

Chú thích ảnh
Các xe máy bị hư hại sau vụ nổ hàng loạt bộ đàm tại Baalbek, Liban ngày 18/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 19/9, Phái đoàn thường trực của Liban tại Liên hợp quốc (LHQ) cho biết kết quả điều tra sơ bộ của nhà chức trách phát hiện các thiết bị liên lạc phát nổ trong tuần này tại Liban đã được gài sẵn chất nổ trước khi được nhập khẩu vào nước này.

Trong thư gửi đến Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, phái đoàn Liban cho biết điều tra sơ bộ cho thấy các thiết bị phát nổ đã được gài sẵn thuốc nổ một cách chuyên nghiệp trước khi vào Liban và được kích nổ bằng cách gửi email đến những thiết bị đó. Phái đoàn lên án các vụ tấn công đẫm máu này và cho rằng sự việc gây tổn hại đến các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt giao tranh tại Gaza và miền Nam Liban. Đại diện Liban kêu gọi HĐBA LHQ lên án vụ tấn công tại phiên họp khẩn theo kế hoạch diễn ra trong ngày 20/9 nhằm thảo luận về diễn biến mới trên. Dự kiến, Ngoại trưởng Liban Abdallah Bou Habib sẽ tham dự cuộc họp.

Cộng đồng quốc tế tiếp tục đưa ra phản ứng sau vụ hàng loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ tại Liban. Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian bày tỏ lời chia buồn tới người dân Liban sau loạt vụ nổ thiết bị liên lạc gây thương vong lớn trong hai ngày 17-18/9. Trên mạng xã hội X, ông Pezeshkian cũng đồng thời lên án mạnh mẽ vụ việc, tái khẳng định ủng hộ Liban và kêu gọi các tổ chức quốc tế có hành động thích hợp. Theo Bộ trưởng Y tế Liban, các vụ nổ đã khiến 37 người thiệt mạng và 2.931 người bị thương.

Cùng ngày 19/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm với các lãnh đạo chính trị và quân sự hàng đầu của Liban cũng như với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, kêu gọi các bên kiềm chế. Ông Macron yêu cầu lãnh đạo Liban truyền đạt thông điệp tới các nhóm vũ trang, bao gồm Hezbollah, tránh leo thang căng thẳng. Lực lượng Hezbollah cáo buộc Israel gây ra các vụ nổ này và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả mạnh, trong khi Israel chưa đưa ra bình luận về cáo buộc trên.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và tránh leo thang xung đột tại Trung Đông. Phát biểu sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne tại Paris, ông Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm căng thẳng, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế đang nỗ lực nhằm đạt được lệnh ngừng bắn tại Gaza. Ông nói: "Chúng tôi vẫn đang nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn. Chúng tôi tin rằng điều đó vẫn có thể và cần thiết".

Về phần mình, Ngoại trưởng Pháp Sejourne cũng bày tỏ lo ngại về tình hình tại Trung Đông. Ông khẳng định Pháp và Mỹ đang phối hợp gửi thông điệp giảm leo thang tới các bên và cảnh báo "Liban sẽ không thể hồi phục sau một cuộc chiến toàn diện".

Khi được hỏi về các vụ nổ thiết bị liên lạc gần đây tại Liban, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh khẳng định Mỹ không thay đổi lập trường quân sự tại Trung Đông. Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Singh nêu rõ không có bất cứ thay đổi nào về việc bố trí lực lượng tại Đông Địa Trung Hải hay khu vực phụ trách của Bộ Chỉ huy trung tâm. Lầu Năm Góc khẳng định bất kỳ cuộc tấn công nào gây leo thang căng thẳng tại Trung Đông đều không có lợi và Mỹ không muốn xung đột tại khu vực này lan rộng hơn.

Tương tự, Ngoại trưởng Anh David Lammy cũng kêu gọi phong trào Hezbollah và lực lượng Israel lập tức ngừng bắn. Phát biểu sau cuộc gặp với những người đồng cấp Pháp, Mỹ và Italy tại Paris, ông Lammy nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn thấy một giải pháp chính trị được đàm phán” để người Israel ở miền Bắc nước này và người Liban có thể trở về nhà./.

Thainguyentv.vn

Tin mới hơn

Tin 24h ngày 1/11/2024

* Cả nước xảy ra 63 trận động đất trong tháng 10, chủ yếu tại Kon Tum Trong số 63 trận động đất xảy ra trong tháng 10/2024, có 60 trận xảy ra ở khu vực huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum; 3 trận động đất còn lại xảy ra tại khu vực huyện Nam Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam.

Tin 24h ngày 31/10/2024

Cần cẩn trọng khi tham gia vào "cơn sốt" vàng

Tin 24h ngày 30/10/2024

Dự báo, hôm nay (30/10), ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to trên 80mm. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ra ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Tin 24h ngày 29/10/2024

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Chiều 28/10 giờ địa phương, tại Dubai (UAE) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA) được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.

Tin 24h ngày 28/10/2024

* UAE bắn 21 loạt đại bác chào đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Sáng 28/10 (theo giờ địa phương), Phó Tổng thống UAE đã chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức UAE.

Tin bài khác

Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 27/10/2024

Tin 24h ngày 27/10/2024

* Bão số 6 vào đất liền Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng
Tin 24h ngày 26/10/2024

Tin 24h ngày 26/10/2024

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Tin 24h ngày 25/10/2024

Tin 24h ngày 25/10/2024

Đầu phiên họp sáng 25/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Quốc hội cũng thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Tin 24h ngày 24/10/2024

Tin 24h ngày 24/10/2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV thành công tốt đẹp
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc