Tìm hiểu thiên hà xoắn ốc "nuốt trọn" 5 dải ngân hà
Thiên hà xoắn ốc là một kiểu Dải ngân hà được phân loại ban đầu bởi Edwin Hubble trong cuốn sách Thế giới Tinh vân viết năm 1936 và do vậy là một phần trong dãy Hubble. Các thiên hà xoắn ốc chứa một đĩa phẳng, quay gồm các sao, khí và bụi, và một vùng tập trung rất nhiều ngôi sao tại trung tâm thiên hà gọi là chỗ phình. Thiên hà xoắn ốc còn được bao xung quanh bởi nhiều quầng của các sao, mà nhiều trong số chúng tập trung trong các quần tinh cầu. Gọi là thiên hà xoắn ốc bởi vì chúng có các cấu trúc nhánh xoắn ốc (thường là hai nhánh) mở rộng từ tâm ra đĩa thiên hà. Các nhánh xoắn ốc chính là nơi đang diễn ra sự hình thành sao và chúng sáng hơn vùng đĩa xung quanh bởi vì có các ngôi sao trẻ.
Các thiên hà xoắn ốc chứa bốn thành phần riêng biệt: Một đĩa phẳng, quay quanh tâm chứa các ngôi sao (hầu hết là mới được sinh ra) và vật chất liên sao; Một chỗ phình ở trung tâm chứa các sao, chủ yếu là sao già, chỗ phình này tương tự như một thiên hà elip; Một quầng thiên hà gần hình cầu chứa các ngôi sao, bao gồm rất nhiều quần tinh cầu (hay cụm sao cầu); cuối cùng là Lỗ đen siêu khối lượng tại tâm của chỗ phình. Các thành phần này thay đổi khác nhau tùy theo khối lượng, độ trắng và kích thước của các thiên hà xoắn ốc.
Hệ thống Dải ngân hà này hình xoắn ốc trải rộng trên 522.000 năm ánh sáng, lớn gấp năm lần Dải ngân hà của chúng ta. Kích cỡ thiên hà hình xoắn ốc số hiệu NGC 6872 được đánh giá là lớn chưa từng có, được phát hiện dựa vào những dữ liệu do vệ tinh thăm dò Galex của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập.
Dù luôn đứng trong hàng ngũ những hệ thống sao lớn nhất vũ trụ từ nhiều thập kỷ nay nhưng đây là lần đầu tiên những số liệu khoa học chứng minh kích cỡ chưa từng được ghi nhận của NGC 6872.
Các nhà khoa học tin tưởng, hình xoắn ốc và kích cỡ khổng lồ của NGC 6872 có thể do sự va chạm giữa hai Dải ngân hà nhỏ hơn, tạo thành một thiên hà mới kích cỡ khổng lồ. Phát hiện này được nhóm các nhà thiên văn học Brazil, Chile và Mỹ trình bày trong khuôn khổ Hội nghị Hiệp hội thiên văn Mỹ được tổ chức tại Long Beach, California.
Ông Rafael Eufrasio, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “NGC 6872 vốn được biết đến là thiên hà lớn nhất vũ trụ trong suốt 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên, nó lớn hơn rất nhiều so với chúng ta thường nghĩ. Vụ va chạm xảy ra khiến các sao và hành tinh văng ra mọi hướng với đường kính 500.000 năm ánh sáng”.
NGC 6872 nằm cách chúng ta 212 triệu năm ánh sáng. Được thiết kế nhằm mục đích tiềm kiếm ánh sáng cực tím phát sinh ra trong quá trình hình thành các sao nhưng kính viễn vọng không gian Galex bất ngờ quan sát rõ NGC 6872, làm sáng tỏ khả năng thiên hà này trở lên khổng lồ bởi một vụ va chạm nào đó.