Facebook Zalo youtube Tiktok

Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng 1.000 km đường cao tốc trong nhiệm kỳ

Chính trị
Thủ tướng nêu rõ: không vì thiếu vốn mà tiếp tục để tồn tại nút thắt về hạ tầng, cùng với đó phấn đấu có 1.000 km đường cao tốc trong nhiệm kỳ này.
aa

Sáng nay (16/3), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ Giao thông Vận tải nhằm tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ. Trước những khó khăn về vốn phát triển hạ tầng giao thông, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan, nghiên cứu để hình thành một thể chế mới về PPP, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư, không vì thiếu vốn mà tiếp tục để tồn tại nút thắt về hạ tầng. Cùng với đó là phấn đấu có 1.000 km đường cao tốc trong nhiệm kỳ này.

Dựa vào nguồn lực xã hội để phát triển giao thông vận tải

Báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, nút thắt quan trọng nhất là về vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn là gần 953.000 tỉ đồng, nhưng theo thông báo dự kiến kế hoạch vốn giai đoạn này mà Bộ được phân bổ chỉ mới trên 209.000 tỉ đồng, và số vốn thực tế được thông báo phân bổ là trên 188.000 tỉ đồng, chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu vốn từ ngân sách Nhà nước.

thu tuong quyet tam xay dung 1000 km duong cao toc trong nhiem ky 27556

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ Giao thông Vận tải.

Đại diện Tổng Công ty Cảng hàng không cho biết, nhu cầu vốn đầu tư nâng cấp hạ tầng các cảng hàng không từ nay đến năm 2020 rất lớn, bình quân khoảng 5.500 tỉ đồng/năm. Riêng sân bay Tân Sơn Nhất cần nhu cầu vốn đầu tư lên đến 4.000 tỉ đồng và có thể tăng lên 100 triệu hành khách vào năm 2020. Do đó cần có nguồn lực thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu này.

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải đang quản lý lĩnh vực nóng, đồng thời là một nút thắt của nền kinh tế hiện nay. Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, lĩnh vực này đang thiếu vốn nghiêm trọng.

Trước thực tế đó, Thủ tướng nêu rõ, phải tìm mọi biện pháp phát triển ngành Giao thông vận tải, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không vì khó khăn về kinh phí mà tiếp tục để tồn tại nút thắt cơ sở hạ tầng. Nêu lên hiệu quả thực tế của việc xã hội hóa, khi nhiều công ty ô tô tư nhân ra đời thay vì chỉ có công ty quốc doanh như trước đây; hay như trước đây mua máy bay Thủ tướng phải bảo lãnh, thì nay nay tư nhân hoàn toàn tự chủ, Thủ tướng chỉ đạo phải xã hội hóa nguồn lực để thu hút đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải.

“Phải dựa vào dân, dựa vào nguồn lực xã hội để phát triển giao thông vận tải. Vì vậy xã hội hóa nguồn lực mọi khâu, mọi cách; vốn Nhà nước chỉ có thể là vốn mồi, Nhà nước hỗ trợ, tạo cơ chế, thể chế, điều kiện để xã hội hóa cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thành công. Cho nên các đồng chí phải biết vận dụng xã hội hóa này. Phải dựa và xã hội và những định chế tài chính quốc tế, tất cả định chế đó chúng ta phải vận dụng để có nguồn lực. Các đồng chí phải mở tầm nhìn này ra một cách quyết liệt hơn trong xã hội hóa nguồn lực”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ mọi thể chế, sửa gấp, bãi bỏ các thể chế cản trở sự phát triển; kể cả các quy định của Bộ, của Chính phủ, để thu hút đầu tư theo hình thức công tư PPP hoặc các nguồn vốn khác đi vào ngành Giao thông vận tải và Việt Nam. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện chiến lược giao thông vận tải và Nghị quyết của Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, làm cơ sở thúc đẩy phát triển.

Thủ tướng nêu thực tế, không có nước nào như Việt Nam, đường bộ trở thành kênh vận chuyển hàng hóa chính, khiến không kết cấu hạ tầng nào chịu nổi, trong khi nhiều nước đường bộ chủ yếu dùng để đi du lịch. Do đó, cần chú trọng vận tải đa phương thức, chú trọng một số thế mạnh một số khu vực như ven biển, hệ thống giao thông thủy ở Tây Nam Bộ… bằng các chính sách vận tải có tính cạnh tranh. Nếu cứ giá vé máy bay bằng giá vé đường sắt thì ai cũng sẽ đi máy bay, trong khi lại chưa có thể chế để điều chỉnh thực tế này.

Trong phát triển phải đảm bảo chất lượng công trình giao thông, phải có cải cách tốt hơn, không để chất lượng công trình giao thông như chúng ta đã vấp phải trong suốt những năm qua.

“Vì sao họ xúm vào làm đường rất nhiều, bởi vì tôi nghe nói làm đường là lãi nhất, vì vào công trình mấy chục phần trăm mà thôi. Cho nên định mức đơn giá như vậy nhưng thực chất công trình vào bao nhiêu? Chúng ta thấy một điều hệ thống giao thông của chúng ta nói chung là chất lượng yếu kém, cần phải được xử lý giải quyết trong thời gian đến để với định mức đơn giá đó thì chất lượng phải tốt hơn. Chúng ta phải nghĩ việc này vì tiền bạc của nhân dân, thất thoát của nhân dân”, Thủ tướng nêu rõ.

thu tuong quyet tam xay dung 1000 km duong cao toc trong nhiem ky 27556

Toàn cảnh buổi làm việc.

Trong xã hội hóa nguồn lực, Thủ tướng nêu rõ, vốn Nhà nước ít nên chỉ là vốn mồi. Cùng với đó là “liệu cơm, gắp mắm”, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Các cấp, các ngành và địa phương phải tìm nguồn lực bổ sung vốn, kể cả thông qua cổ phần hóa, chuyển nhượng hạ tầng.

Quyết liệt tình trạng khai thác phép trái phép

Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng nêu rõ, vì sao Thủ tướng đưa ra vấn đề phải phát triển đường ven biển, vì đó có thể xã hội hóa được, đất đai còn rộng lớn, và thứ hai người hưởng lợi đó rất đông, kéo theo được việc giảm tải cho quốc lộ 1, từ đó tai nạn giao thông giảm xuống.

Thủ tướng cũng yêu cầu trong việc quyết định những chủ trương phát triển giao thông thì phải làm rõ trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng các Bộ và người đứng đầu các đơn vị liên quan. “Bây giờ kiểm định, ai chịu trách nhiệm, hệ thống có chịu trách nhiệm không, tại sao không chịu trách nhiệm về xe xấu như thế, xe vi phạm tiêu chuẩn Euro như vậy, có chấm dứt tình trạng đó không? Ai chịu trách nhiệm quá tải trên đường, phải có người chịu trách nhiệm chứ?”, Thủ tướng đặt câu hỏi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, chủ động xây dựng cơ chế đặc thù, trình Thủ tướng một số cơ chế về phát triển đường cao tốc, về hình thức hợp tác công – tư (PPP) và thể chế điều hành các công việc có liên quan. Bộ cũng tìm nguồn lực ODA để làm hướng ra về thiếu vốn, bởi một đồng vốn mồi của Việt Nam có thể thu hút được 3-5 đồng vốn ODA.

Bộ cũng phải xử lý gấp các vấn đề nóng thuộc lĩnh vực quản lý. Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phải trực tiếp bàn với Bộ Tài chính xung quanh vấn đề xử phạt an toàn giao thông, tránh tình trạng nói mãi nhưng không giải quyết được.

Thủ tướng cũng chỉ đạo xử lý quyết liệt tình trạng khai thác cát trái phép, đây cũng là vấn đề nóng báo chí nêu rất nhiều.

“Tôi vừa ký văn bản dừng lại ở Bắc Ninh. Quyền lợi làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vậy. Lạm dụng giấy phép cấp, mà lọt giấy phép cấp từ trước năm 2014. Bây giờ giải quyết sao trong chuyện này? Cả hệ thống chính trị, cả bộ máy đồ sộ của chúng ta không làm nổi chuyện chống cát tặc trên dòng sông sao? Các Thứ trưởng phải làm việc với Chủ tịch tỉnh quán triệt vấn đề này, phải đưa thành vấn đề trong hội nghị Chính phủ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhấn mạnh hơn 200.000 tỉ đồng vốn đầu tư từ ngân sách cho giao thông là rất lớn, nếu giảm được chi phí sẽ tiết kiệm được một nguồn lực lớn, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải đưa ra định mức vốn đầu tư cho 1km đường giao thông mẫu, kể cả đường trải nhựa và đường làm bằng xi măng.

Đối với khó khăn của Bộ Giao thông Vận tải trong huy động vốn triển khai các dự án theo hình thức hợp tác công – tư (PPP), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tập trung nghiên cứu thể chế về PPP để tháo gỡ. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan chức năng để hình thành một thể chế mới về PPP, trên tinh thần tháo gỡ nút thắt hiện nay.

Thủ tướng cũng yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam phải xã hội hóa một cách triệt để các nhà ga và một số hạ tầng khác. Nhà nước chỉ nắm một số hạng mục cần thiết và một số sân bay không thể cổ phần hóa được./.

Theo Vũ Dũng/VOV

Tin mới hơn

Cách chức Bí thư, Chủ tịch xã bảo kê cho "cát tặc"

Bảo đảm kết luận, kiến nghị giám sát được thực hiện hiệu lực, hiệu quả

Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 22/11, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tiếp đó, các ĐBQH làm việc tại tổ, thảo luận về 2 nội dung: Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tham gia tổ thảo luận số 7 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đồng Nai.
Cách chức Bí thư, Chủ tịch xã bảo kê cho "cát tặc"

Tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng bộ điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Là Đảng bộ cấp xã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên lựa chọn tổ chức Đại hội điểm để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề, cần đảm bảo mọi điều kiện để Đại hội điểm diễn ra thành công tốt đẹp. Ðến thời điểm này, các chi bộ trực thuộc Ðảng ủy xã Động Đạt, huyện Phú Lương đã hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027. Ðảng bộ xã đang khẩn trương chuẩn bị cho đại hội điểm cấp cơ sở đầu tiên của tỉnh.
Cách chức Bí thư, Chủ tịch xã bảo kê cho "cát tặc"

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng

Chiều 22/11, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 80, khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để cho ý kiến vào các nội dung quan trọng về công tác phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ; lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành địa phương liên quan.
Cách chức Bí thư, Chủ tịch xã bảo kê cho "cát tặc"

Thảo luận tổ đối với 2 Dự án luật

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 22/11, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra 02 dự án luật: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tiếp đó, các ĐBQH thảo luận tại tổ về 2 dự án luật trên. Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tham gia tổ thảo luận số 7 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đồng Nai.
Cách chức Bí thư, Chủ tịch xã bảo kê cho "cát tặc"

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35 và các văn bản của Đảng về Đại hội Đảng bộ các cấp

Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Huyện ủy Đại Từ về việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị và các văn bản của Đảng về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Tin bài khác

Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong không khí kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đến chúc mừng Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên.
Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ở mức cao nhất

Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ở mức cao nhất

Sáng ngày 18/11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp thứ 38 của UBND tỉnh để thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, cho ý kiến các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trình kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh. Đây là phiên họp với nhiều nội dung quan trọng, liên quan đến nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và năm tiếp theo. Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tham dự và phát biểu chỉ đạo phiên họp. Dự phiên họp có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh.
Đại hội Chi bộ tổ dân phố Cầu Gáo, phường Bách Quang, Sông Công

Đại hội Chi bộ tổ dân phố Cầu Gáo, phường Bách Quang, Sông Công

Ngày 17/11, đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã dự Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 của tổ dân phố Cầu Gáo, phường Bách Quang, TP. Sông Công.
Thống nhất danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng

Thống nhất danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng

Chiều 16/11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh chủ trì Hội nghị cho ý kiến vào danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 2024. Dự hội nghị có các đồng chí thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh.
Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển

Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại chương trình.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...