Facebook Zalo youtube Tiktok

Thống nhất chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Sức khỏe
Chiều ngày 3/6/2023, tại Phiên họp thứ 20 Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã thông tin thống nhất chuyển bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
aa
Chú thích ảnh
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN phát

Chiều ngày 3/6/2023, tại Phiên họp thứ 20 Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đã thông tin thống nhất chuyển bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; đồng thời, ban hành hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với dịch bệnh nhóm B và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới để xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025 phù hợp với tình hình mới.

Theo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế xin đưa ra các căn cứ dựa trên cơ sở căn cứ tham mưu ban hành Quyết định chuyển bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B và đồng thời ban hành hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, đối chiếu các quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và qua theo dõi diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy, bệnh COVID-19 không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, Bộ Y tế đề xuất áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm để điều chỉnh bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B.

Về lý do chuyển, Bộ Y tế cho rằng, theo Tổ chức Y tế thế giới, SARS-CoV-2 (virus gây ra bệnh COVID-19) vẫn là virus có tốc độ lây truyền nhanh; tuy nhiên, tại Việt Nam, số ca mắc hiện nay đã giảm 8,5 lần so với 2021, giảm 48 lần so với 2022 (từ đầu năm 2023 đến ngày 29/5/2023, ghi nhận 85.493 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận 17.000 ca mắc). Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong do COVID-19 trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh xuống còn 0,02% so với tỷ lệ tử vong năm 2021 là 1,86%, năm 2022 là 0,1%, tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B đang được ghi nhận tại Việt Nam trong 05 năm gần đây như: Sốt xuất huyết (0,022%), Sốt rét (0,017%), Bạch hầu (0,102%), Ho gà (0,417%)...

Theo đó, hiện chúng ta đã xác định rõ tác nhân gây bệnh COVID-19 là virus SARS-CoV-2. Bệnh COVID-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí thuộc bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Việc phân loại COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A tại thời điểm năm 2020 được căn cứ các tiêu chí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cụ thể: Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Để có thể triển khai đồng bộ, thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch sau khi bệnh COVID-19 chuyển từ nhóm A sang nhóm B, Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị rà soát các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp phù hợp với tình hình dịch bệnh thời gian tới.

Về thẩm quyền công bố dịch, thời điểm COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A: Thực hiện Điểm c Khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm: “Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Căn cứ vào điểm này và tình hình dịch COVID-19, năm 2020 Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ công bố dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc tại Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020.

Khi chuyển bệnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B: Thực hiện theo Điểm a, b, Khoản 2, Điều 38 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi có từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố dịch.

Như vậy, dịch COVID-19 khi chuyển sang nhóm B không còn thuộc đối tượng công bố dịch của Thủ tướng Chính phủ; do đó Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 không còn phù hợp. Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Quyết định công bố hết hiệu lực của Quyết định 447/QĐ-TTg.

Sau khi Quyết định công bố hết hiệu lực của Quyết định 447/QĐ-TTg được ban hành, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện việc đánh giá tình hình dịch tại địa phương và thực hiện các biện pháp đáp ứng chống dịch theo quy định.

Về điều kiện công bố hết dịch COVID-19; thực hiện theo Khoản 1, Điều 40, Mục 1, Chương IV của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Khoản 1, Điều 5 của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 1 của Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cần có 2 điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau 28 ngày; đã thực hiện các biện pháp chống dịch quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Về thẩm quyền công bố hết dịch COVID-19, thực hiện theo Khoản 2, Điều 40, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: “Người có thẩm quyền công bố dịch có quyền công bố hết dịch theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền”.

Khi COVID-19 đang ở bệnh truyền nhiễm nhóm A, theo điểm c, Khoản 3, Điều 5 của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ: “Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với trường hợp dịch mà Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch”.

Khi chuyển bệnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của dịch COVID-19 để thực hiện việc công bố hết dịch theo quy định pháp luật hiện hành.

Do vậy, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát tình hình dịch bệnh, công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành; rà soát các văn bản, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương để bãi bỏ, sửa đổi theo thẩm quyền.

Trong hơn 3 năm qua, để phòng, chống dịch COVID-19, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương đã ban hành các văn bản để chỉ đạo hoạt động phòng, chống dịch, trong đó, có quy định nhiều biện pháp đặc thù chưa có tiền lệ nên khi chuyển nhóm bệnh COVID-19 sẽ kéo theo việc phải điều chỉnh đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch hiện đang được áp dụng cũng như các quy định liên quan đến chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống dịch, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh COVID-19...

Ngày 3/5/2023, WHO công bố Chiến lược Chuẩn bị và Ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2023-2025, ngay thời điểm đó, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025 và đang tổng hợp ý kiến, sớm ban hành Kế hoạch để tiếp tục duy trì, kiểm soát hiệu quả, quản lý bền vững dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Theo: Tạ Nguyên/Báo Tin tức
baotintuc.vn

Tin mới hơn

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm gia cầm A(H9) trên người đầu tiên

​Ngày 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người sau khi ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các bộ, ngành.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Ra mắt cuốn sách "Bản lĩnh blouse trắng"

Ngày 26/2, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) và ra mắt cuốn sách “Bản lĩnh blouse trắng”.

Sau Tết, tiếp tục giám sát chặt các dịch bệnh

Trong kỳ nghỉ Tết, cả nước ghi nhận 357 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 225 trường hợp mắc tay chân miệng.

Bé gái 5 tuổi bị mất một bàn tay vì hàng xóm đốt pháo

Khi đang chơi trước nhà, thấy nhà hàng xóm đốt pháo hoa bé gái nhặt một viên pháo rơi trên sân, sau đó pháo phát nổ khiến tay trái của bé bị dập nát và đùi phải bị cháy đen.

Tin bài khác

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Bệnh viện Đà Nẵng thông tin, các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công khối u khổng lồ vùng góc hàm cho cụ bà có tiền sử 3 lần tai biến.
Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Ngày 31/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh viện vừa thực hiện báo động đỏ liên viện, mổ khẩn cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết trên cơ thể trong tình trạng tính mạng bị đe doạ.
TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

Bé trai đầu tiên được thông tim từ trong bào thai đã chào đời lúc 9h17 sáng 30/1, tại Bệnh viện Từ Dũ, nặng 2,9kg, da dẻ hồng hào, khóc rất to khi chào đời.
Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Nữ bệnh nhân 26 tuổi bị tai biến xuất huyết não sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, gọt góc hàm, hạ gò má, nhổ răng khôn.
Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận nhiều ca bệnh bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ học theo hướng dẫn trên mạng để chơi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước ngày diễn ra Quốc tang, nhiều cơ quan, tổ chức và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tang ...
[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân ...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Từ năm 2009 đến 2023, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vinh dự 3 lần được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ...
Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Sáng 17/7, Tỉnh uỷ Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ...
"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, dưới sự ...
[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

Nhằm hoàn thiện không gian cây xanh, cảnh quan, tạo nét mỹ quan đô thị, TP Thái Nguyên quyết định đầu tư 200 tỷ đồng triển khai thực hiện Dự án xây dựng cảnh quan ...
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc