Facebook Zalo youtube Tiktok

Tái cơ cấu nền kinh tế 2016-2020 phải đi vào thực chất

Kinh tế
Tái cơ cấu thực chất sẽ nâng cao đời sống của người dân, tăng tính cạnh tranh, tăng điểm tín nhiệm của Việt Nam trên trường thế giới.
aa

Theo Đề án tái cơ cấu nền kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2016-2020, nguồn lực dự kiến cần hơn 10,5 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 480 tỷ USD). Đây là một số tiền rất lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề không phải là nguồn vốn này lấy từ đâu mà là sử dụng nguồn vốn thế nào để có thể thúc đẩy tăng trưởng và thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế thực sự có hiệu quả.

Trong kế hoạch 2016 – 2020, dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 32- 33% GDP, nếu tính thêm các yếu tố lạm phát, tăng trưởng, tổng GDP dự kiến là khoảng 30 triệu tỷ đồng. Như vậy có nghĩa là khoảng 10 triệu tỷ đồng được đưa vào trong nền kinh tế.

tai co cau nen kinh te 2016 2020 phai di vao thuc chat
Trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng không phải là huy động nguồn lực mà là phân bố lại nguồn lực. (Ảnh minh họa: KT)

Theo GS.TS. Nguyễn Quang Thái, Tổng Thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, đây là con số dự tính sẽ huy động trong cả nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020 để đầu tư, không phải nguồn lực để tái cơ cấu. Hơn 10 triệu tỷ đồng này dự kiến sẽ huy động từ 3 nguồn: Ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương và vốn tư nhân.

Hiện ngân sách nhà nước căng thẳng do chi thường xuyên và trả nợ công quá lớn. Do đó, phải rút chi thường xuyên xuống dưới 50% và dành ít nhất 20% Ngân sách Nhà nước cho đầu tư công. Tiếp tục kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước một cách thực chất, có thể tạo ra nguồn thu từ 15 - 20 tỷ USD trong giai đoạn 2016 – 2020.

“10 triệu tỷ này chỉ là ước tính để thấy là 20% là đầu tư công, còn 80% phải là các thành phần kinh tế khác phải được cùng tham gia, huy động. Do đó, phải có cơ chế huy động cho tốt. Không phải vấn đề đặt ra là có 10 triệu tỷ sẵn trong tay hoặc đòi hỏi khi nào có 10 triệu tỷ thì mới tái cơ cấu”, GS.TS. Nguyễn Quang Thái nói.

Còn theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng không phải là huy động nguồn lực mà là phân bố lại nguồn lực và sử dụng nguồn lực hợp lý hơn, thì mới nâng cao được năng suất lao động.

Thời gian qua, chúng ta chủ yếu tiếp cận theo bề rộng dựa vào gia tăng khối lượng, số lượng đầu vào, khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ. Cách thức tăng trưởng này tạo rủi ro bất ổn kinh tế và bỏ qua các cải cách thị trường. Do đó, yêu cầu cấp thiết là phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

“Phân bố nguồn lực này không phải theo hành chính xin - cho mà thay đổi cách thức phân bố nguồn lực, phân bố bởi thị trường và phân bố theo cơ chế thị trường. Như vậy, tái cơ cấu kinh tế nằm ở cải cách kinh tế và đặc biệt là cải cách để thiết lập một thể chế kinh tế thị trường, vận hành tốt hơn. Đặc biệt là thị trường các nhân tố sản xuất như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường khoa học công nghệ. Chứ không phải bỏ thêm nhiều vốn để thúc đẩy tăng trưởng”, TS. Nguyễn Đình Cung nêu rõ.

Trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế lần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 5 nội dung tái cơ cấu kinh tế trọng tâm, với 10 nhiệm vụ tái cơ cấu ưu tiên, phù hợp cam kết, yêu cầu trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, không phải nội dung trọng tâm nào cũng có nhiệm vụ ưu tiên đi kèm. Như về phát triển mạnh kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì nhiệm vụ ưu tiên mới chỉ hướng tới việc cải thiện điều kiện chung là môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân...trong khi vị trí, vai trò của khu vực này vẫn chưa thực sự được xác định rõ ràng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện nay, so với thế giới, điểm tín nhiệm của Việt Nam rất thấp, rơi vào nhóm các nước không khuyến khích đầu tư và mang tính chất đầu cơ. Do đó, điều quan trọng nhất của tái cơ cấu kinh tế là phải đi vào thực chất, lấy nâng cao đời sống của người dân làm trọng tâm.

“Trong tái cơ cấu nền kinh tế, phải nâng cao tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường thế giới để nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng, đánh giá cao hơn về nền kinh tế Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài khi họ dựa trên điểm tín nhiệm này đầu tư sẽ mạnh tay hơn trong đầu tư vào Việt Nam. Trong tái cơ cấu nền kinh tế, ngoài số tiền đưa ra, điều quan trọng là phải tái cơ cấu thực chất, nâng cao đời sống của người dân, tăng tính cạnh tranh, tăng điểm tín nhiệm của Việt Nam trên trường thế giới”, TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số hơn 10 triệu tỷ đồng huy động đầu tư giai đoạn 2016-2020, dự kiến Nhà nước sẽ đảm nhận 1/3, còn lại sẽ phải huy động từ các nguồn lực xã hội khác, như nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trước hết cần phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thông thoáng để người dân sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư một cách an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, các Bộ phải nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, công khai, minh bạch, vượt qua lợi ích nhóm thì mới có thể tái cơ cấu kinh tế thành công./.

Theo vov.vn

Tin mới hơn

Tổng cục Thống kê: Đánh giá lại quy mô GDP là yêu cầu cấp thiết

Tin tức 24h ngày 21/7/2024

Ngày 21.7, ông Nguyễn Bá Cẩn - quyền Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan đến vụ việc bệnh nhân bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Sở đã yêu cầu bệnh viện này báo cáo vụ việc. “Hiện bệnh viện đã có báo cáo, tuy nhiên, Sở vẫn đang yêu cầu Giám đốc bệnh viện vào cuộc để làm rõ sự việc này hơn” - ông Cẩn cho hay.
Tổng cục Thống kê: Đánh giá lại quy mô GDP là yêu cầu cấp thiết

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Tổng cục Thống kê: Đánh giá lại quy mô GDP là yêu cầu cấp thiết

Sẽ có 4 ngân hàng được mua vàng theo mức giá do NHNN xác định

Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định dừng đấu thầu vàng; đồng thời sắp triển khai phương án bình ổn thay thế. Ngày 29/5, ông Phạm Quang Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quan vấn đề này.
Tổng cục Thống kê: Đánh giá lại quy mô GDP là yêu cầu cấp thiết

Thực hiện ngay việc thanh, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Tổng cục Thống kê: Đánh giá lại quy mô GDP là yêu cầu cấp thiết

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; Hoàn thành nghị định mới về cải cách tiền lương... sẽ là những chính sách có hiệu lực nổi bật trong tháng 5/2024.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 27/4/2024

Tin 24h ngày 27/4/2024

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
"Không được ép buộc mua bảo hiểm kèm sản phẩm của ngân hàng"

"Không được ép buộc mua bảo hiểm kèm sản phẩm của ngân hàng"

(Dân trí) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và xử lý nghiêm vi phạm; không được ép buộc
Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Diễn biến bùng nổ của giá vàng thế giới tiếp tục ảnh hưởng tích cực tới thị trường trong nước. Hiện giá vàng SJC đã lên mức 81,8 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất từ trước đến nay.
Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần qua.
Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 16/2/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...