Facebook Zalo youtube Tiktok

Quảng Bình: Tăng bò lai, giảm bò cóc

Xã hội
Ông Mai Văn Minh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình nhìn nhận, trong 3 năm qua lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh không những phát triển về số lượng mà chất lượng cũng được nâng cao.
aa
quang binh tang bo lai giam bo coc

Nuôi bò lai ở Tuyên Hóa.

“Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, việc cải tạo chất lượng đàn bò góp phần làm tăng tỷ lệ bò lai đạt hơn 49%, tạo được sự chuyển hướng tích cực trong chăn nuôi, ông Minh cho hay.

Khuyến khích bò lai

Theo ông Mai Văn Minh, ngành nông nghiệp Quảng Bình xác định chăn nuôi là mảng kinh tế quan trọng nên đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng tỷ trọng và nâng cao giá trị. Cùng với việc triển khai “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, Quảng Bình ban hành thêm các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Tỉnh ưu tiên về đất, đầu tư về hạ tầng và tạo các điều kiện khác để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi công nghiệp.

Hiện Quảng Bình có trên 2.500 ha diện tích trồng ngô, cỏ làm thức ăn chăn nuôi và ngày càng được mở rộng do sự tham gia của một số dự án chăn nuôi bò quy mô lớn. Thêm nữa, diện tích trồng cao su, rừng keo lớn... cũng là điều kiện tận dụng vùng chăn thả bò. Từ đó, đã hình thành các tổ hợp tác chăn nuôi bò lai sinh sản và nuôi bò vỗ béo với gần hàng nghìn hộ tham gia ở thị trấn nông trường Việt Trung (huyện Bố Trạch), huyện Tuyên Hóa, Lệ Thủy….

Với nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, từ năm 2016 đến nay, Quảng Bình đã có các dự án chăn nuôi bò thịt quy mô lớn sử dụng giống nhập ngoại và quy trình nuôi khép kín như dự án chăn nuôi bò thịt công nghệ cao.

Điển hình như Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình với quy mô 29.000 con; dự án chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt của Công ty Quảng Bình Milk với quy mô 10.000 con, Công ty Lê Dũng Linh liên doanh với một doanh nghiệt Nhật Bản nuôi bò Kobe…

Không chỉ doanh nghiệp mà nhiều hộ dân cũng đầu tư trang trại nuôi hàng trăm con bò thịt, liên kết nuôi vỗ béo bò hoặc chuyển dần từ nuôi bò giống địa phương sang bò lai. Đây được xem là bước đột phá trong phát triển chăn nuôi của nông dân Quảng Bình sau rất nhiều năm gắn bó, quen thuộc với giống bò cóc địa phương.

Đến tháng 6/2019, Quảng Bình có tổng đàn bò trên 98.200 con (giảm 5,5% so với năm trước). Tuy nhiên đây là con số vui, vì số tổng đàn giảm nhưng tỷ lệ bò lai lại tăng lên 5% trên tổng đàn.

“Bà con nông dân đã biết giảm số lượng bò địa phương để tăng đàn bò lai. Đây là tín hiệu đáng mừng”, ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh cho hay.

Ông Ngô Sáu (huyện Quảng Ninh) trước đây có đàn bò cóc trên 30 con. Từ năm ngoái đến nay, ông bán dần vì tính toán nuôi không có lãi. “Bán được mấy trăm triệu, tui đầu tư mua chục bò lai để nuôi vì thu nhập gấp nhiều lần”, ông Sáu bộc bạch.

Ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y Quảng Bình: “Chúng tôi chú trọng đến chất lượng đàn bò. Trong đó, tỷ lệ bò lai Zebu và các giống chuyên thịt tăng rõ rệt. Các giống bò năng suất thịt cao như Brahman trắng, Drought Master, BBB (Blanc Blue Belgium) được đưa vào sản xuất cho bê lai thích nghi và tăng trưởng tốt. Công tác thụ tinh nhân tạo bò được xã hội hóa và duy trì tại các địa phương. Tính đến cuối tháng 5/2019, đã thực hiện thụ tinh gần 4.000 bò lai".

Trong các địa phương, huyện Tuyên Hóa đang dẫn đầu về tỷ lệ bò lai. Tổng đàn bò ở Tuyên Hóa có gần 19.000 con, trong đó đàn bò lai chiếm hơn 65%. Ông Nguyễn Tri Phương, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho hay, huyện thực hiện nhiều biện pháp để cải tạo chất lượng đàn bò thay thế dần giống bò cóc.

“Huyện ban hành các chính sách hỗ trợ hộ gia đình chăn nuôi bò lai 50% máu ngoại và tổng đàn thường xuyên có từ 5 con trở lên với mức 300 nghìn đồng/con; hỗ trợ trang trại chăn nuôi 30 triệu đồng/trang trại/năm”, ông Phương nói.

Thu nhập cao

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Trần Nhường (ở thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa). Gia đình ông đã nuôi bò cóc hàng chục năm qua. Tuy nhiên, thu nhập không được nhiều. Được dự các lớp tập huấn về bò lai và về chính sách cải tạo chất lượng cao nên ông quyết định chuyển hướng.

Năm 2014, gia đình ông mua hai con bò cái lai Sind về nuôi. Ông còn được Trạm Khuyến nông huyện tư vấn kỹ thuật và phối giống cho bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Sau đó, ông Nhường có 2 con bê lai và xuất bán mỗi con hơn 15 triệu đồng.

Ông Nhường so sánh: “Nếu với bê cóc giống địa phương thì chỉ bán được từ 5 - 6 triệu đồng. Trong khi đó, bê lai mang lại hiệu quả cao gấp đôi”.

Từ cặp bò lai ban đầu, đến nay, đàn bò lai của ông Nhường có trên chục con. Mỗi năm, chỉ với việc xuất bán bê lai cũng cho gia đình thu nhập trên 200 triệu đồng. Từ mô hình của ông Nhường, hàng chục hộ khác cũng học theo, chuyển từ nuôi bò cóc sang bò lai.

quang binh tang bo lai giam bo coc

Đàn bò lai được nuôi ở vùng biển.

Tại các địa phương vùng biển, phong trào bò lai thay thế giống bò địa phương cũng được đẩy mạnh. Chỉ tính riêng 3 xã biển của huyện Lệ Thủy cũng đã có tổng đàn bò lai gần 3.000 con.

Ông Ngô Thởi có đàn bò 20 con chăn thả trong đồng cỏ tự nhiên. Ông cho biết: “Nhà tôi chuyển từ bò địa phương sang bò lai đã được gần 3 năm nay. Thực tế giá bán bê lai hay bò lai lấy thịt đều tăng hơn 2 lần bò cóc. Trong khi đó chi phí cho chăn nuôi cũng gần ngang nhau, thậm chí chăm bò lai còn dễ hơn. Mỗi năm, gia đình cũng có thu nhập trên 300 triệu đồng”.

Theo nongnghiep.vn

Tin mới hơn

Vươn tới 'vùng quê đáng sống'

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Vươn tới 'vùng quê đáng sống'

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Vươn tới 'vùng quê đáng sống'

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.
Vươn tới 'vùng quê đáng sống'

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Vươn tới 'vùng quê đáng sống'

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Tin bài khác

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Tin 24h ngày 18/9/2024

Tin 24h ngày 18/9/2024

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Ngay khi nghe tin lũ quét, sạt lở đất vùi lấp hàng chục hộ dân ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), hàng chục công nhân ngành giao thông đã lập tức có mặt, không ngại nguy hiểm, mở đường để lực lượng cứu nạn sớm tiếp cận hiện trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...