Facebook Zalo youtube Tiktok

Quản lý di tích, nhìn từ vụ việc bê tông hóa đình Lương Xá

Xã hội
Chẳng mấy chốc mà hàng ngàn di tích lịch sử sẽ biến mất, thay vào đó là những “công trình văn hóa mới”.
aa

Vì đâu đình gỗ Lương Xá hơn 300 tuổi bị phá hoại, xây mới bằng bê tông?; bia Quốc Học ở Huế bị làm mới, biến dạng so với nguyên gốc?; mộ bà tài nhân họ Lê (phi tần của vua Tự Đức) bị một công ty tự ý san phẳng để thực hiện dự án bãi đỗ xe?; rồi nhà thờ Trà Cổ bị phá đi, xây mới?... Có quá nhiều câu hỏi liên quan đến việc xâm hại di tích đang diễn ra nhức nhối ở nhiều địa phương mà vẫn chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng.

quan ly di tich nhin tu vu viec be tong hoa dinh luong xa
Đình Lương Xá bị hạ giải, xây mới bằng kinh phí xã hội hóa vì xuống cấp, chưa được xếp hạng.

Loạn lý do

Vụ việc đình Lương Xá (xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) bị hạ giải và xây mới bằng bê tông, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Khi được hỏi vì sao địa phương tự ý trùng tu bằng cách phá dỡ để xây mới bằng bê tông?, cả chính quyền xã và ban quản lý di tích cùng người dân đều có một câu trả lời chung: “Đình chưa được công nhận di tích, lại trùng tu bằng kinh phí xã hội hóa nên đình xuống cấp thì cứ làm thôi”.

quan ly di tich nhin tu vu viec be tong hoa dinh luong xa
Đình Lương Xá trước khi bị bê tông hóa.

Cách đây chưa lâu, cuối năm 2017, mộ bà tài nhân họ Lê, phi tần của vua Tự Đức; bia Quốc học Huế (thành phố Huế) bị san ủi, tự ý đập đi xây mới cũng được giải thích là di tích chưa được kiểm đếm, xếp hạng. Cùng thời gian này, nhà thờ Trà Cổ (một công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử, tôn giáo và nghệ thuật xây dựng từ thế kỷ 19 tại Trà Cổ, Quảng Ninh) cũng bị phá đi xây mới với cùng lý do. Có một điểm chung nữa mà hầu hết các di tích lịch sử bị xâm hại là đều được đập bỏ, trùng tu, xây mới bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.

Thời điểm này, công trình trùng tu, tôn tạo chùa Phúc Ân, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, Phú Thọ đang được những nghệ nhân đến từ huyện Thạch Thất, Hà Nội thi công những hạng mục đầu tiên. Việc trùng tu chùa Phúc Ân cũng được thực hiện nhờ nguồn kinh phí xã hội hóa nhưng địa phương vẫn làm rất đúng quy trình, bài bản. “Việc xin phép tự trùng tu và phê duyệt thiết kế kỹ thuật kéo dài từ năm 2012 cho đến cuối năm 2017 mới hoàn thành, giữa năm 2018 mới bắt đầu trùng tu.

Việc xin phép, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật được tư vấn của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý văn hóa. Đơn vị thi công cũng do các chuyên gia tư vấn giới thiệu và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trùng tu các di tích nổi tiếng trên cả nước”, ông Nguyễn Văn Huấn, Trưởng ban quản lý di tích xã Sơn Vi cho biết.

“Pháp luật phải đứng ra cứu di tích, bởi đây là đối tượng đủ quyền và lực để thực hiện việc đó. Người thực thi pháp luật phải mạnh bạo và quyết liệt hơn nữa, phải có ý thức và trí tuệ cao hơn nữa, phải có sự hiểu biết lẫn nắm vững nền tảng pháp luật, tuyệt đối không được trốn tránh trách nhiệm” - GS Trần Lâm Biền.

Từ những ví dụ cụ thể trong công tác quản lý, bảo tồn di tích nêu trên, có một điều dễ nhận thấy là, ở những di tích bị xâm hại, cơ quan quản lý trực tiếp những di tích này biết rõ rằng, di tích đã được đưa vào danh mục kiểm đếm phải được quản lý theo Luật Di sản. Vậy nhưng lý do giải thích khi những di tích này bị xâm hại rất giống nhau: Di tích chưa được xếp hạng, xuống cấp trầm trọng, ngân sách hạn chế, thủ tục cấp phép, tu bổ di tích còn chồng chéo, mất nhiều thời gian, không tiếp nhận được thông tin...

Nguy cơ mất hàng ngàn di tích

Cho đến nay, nhiều tỉnh, thành phố vẫn chưa hoàn thành tổng kiểm kê, phân loại di tích, hiện vật, cổ vật trên địa bàn. Tại Hà Nội, quá trình “đãi cát tìm vàng” đến năm 2017 đã có 5.922 di tích lịch sử, văn hóa được kiểm kê, đánh giá và phân loại (gần bằng 1/3 tổng số di tích trên cả nước), trong đó có 3.487 di tích chưa xếp hạng. Nếu các địa phương cứ tự trùng tu như xây mới với lý do di tích chưa được xếp hạng, không có kinh phí nhà nước, trùng tu bằng kinh phí xã hội hóa… chẳng mấy chốc mà hàng ngàn di tích lịch sử sẽ biến mất, thay vào đó là những “công trình văn hóa mới”.

quan ly di tich nhin tu vu viec be tong hoa dinh luong xa
Đình Lương Xá bị bê tông hóa.
quan ly di tich nhin tu vu viec be tong hoa dinh luong xa
Mảng trạm mang giá trị thẩm mỹ thời Lê Trung Hưng tại Đình Lương Xá.

Kế bên chùa Phúc Ân, đình Do Nghĩa là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, một hình ảnh mẫu mực của phong cách kiến trúc cổ truyền dân tộc có niên đại hơn 1000 năm, đã được công nhận (ngày 27/12/1990) là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình đang bị xuống cấp trầm trọng, nhiều cấu kiện mái, cột, các mảng chạm khắc bị mối mọt nặng, mục nát do mưa dột...

Ông Bùi Văn Lâm, Chủ tịch UBND xã Sơn Vi cho biết: “Đình Do Nghĩa được trùng tu lớn một lần vào năm 2006 bằng kinh phí nhà nước. Từ đó đến nay, nhiều hạng mục đã bị xuống cấp trầm trọng. Nếu trùng tu phải tốn nhiều tỷ đồng nhưng chính quyền chưa có kinh phí. Hiện nay xã đã có báo cáo lên Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh để xin phương án bảo tồn. Trong thời gian đó, ban quản lý và người dân chỉ sửa chữa nhỏ bằng kinh phí xã hội hóa để chống dột, chống mối mọt. Còn việc trùng tu cần phải làm theo đúng quy trình”.

Điều đáng nói là, nếu vẫn không có kinh phí nhà nước, nếu làm đúng quy trình như trường hợp chùa Phúc Ân (mất 5 năm để xin phép) thì khi đó, liệu đình Do Nghĩa có còn cứu được không?

Nơi lỏng quản lý

Không chỉ với những di tích chưa được xếp hạng, trong những năm gần đây, có nhiều di tích Quốc gia, di tích Quốc gia Hạng đặc biệt và cả di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận cũng bị xâm hại nghiêm trọng, như các vụ việc: Tự ý xây thêm các hạng mục, bày thêm hiện vật tại di tích Quốc gia hơn 1000 năm tuổi - chùa Khúc Thủy (Thanh Oai, Hà Nôi) diễn ra kéo dài từ năm 2010 - 2017 mà chính quyền xã vẫn “làm ngơ”; Đầu năm 2018, Tam quan mới ở chùa Bổ Đà, Bắc Giang xây sai thiết kế quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt… Và điển hình là vụ xây công trình đường lên núi Cái Hạ trong vùng lõi khu di sản thiên nhiên danh thắng Tràng An vào cuối năm 2017, mà cho đến nay việc giải quyết hậu quả vẫn đang gặp nhiều vướng mắc…

“Tôi đảm bảo chưa có ai đi tù về việc phá hoại di tích, chưa có một bản án nào đủ sức răn đe để người ta phải cẩn thận khi can thiệp vào di tích. Bây giờ phải có quy định cụ thể, nếu không sau này lại có đình, chùa, di tích bị bê tông hóa vì chưa được xếp hạng” - TS. Nguyễn Hồng Kiên - Viện Khảo cổ học Việt Nam

Thực tế cho thấy, những vụ việc xâm hại di tích đều có một phần nguyên nhân từ sự hợp tác lỏng lẻo giữa ban quản lý di tích, đơn vị trông coi, chính quyền và nhân dân địa phương, nhất là với các công trình lịch sử có yếu tố tâm linh. Di sản xuống cấp, nhu cầu trùng tu di tích của người dân là chính đáng nhưng cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm, dẫn đến di sản bị xâm hại.

Theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội: “Vấn đề là ý thức chấp hành của người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp. Trong thời gian tới vẫn cần kiên trì tuyên truyền về Luật Di sản và Quyết định số 48 của UBND thành phố về quy chế quản lý di tích cho đối tượng cán bộ các cấp từ thành phố tới cơ sở, người trụ trì, trông coi trực tiếp tại di tích và nhân dân, tăng cường trách nhiệm quản lý. Với những di tích chưa xếp hạng, giao tất trách nhiệm cho chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn”.

Không đồng tình với quy trình phân cấp quản lý di tích hiện nay, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình, nhóm Đình Làng Việt, bày tỏ: “Giao tất trách nhiệm quản lý di tích đến cấp xã, phường, thị trấn như hiện nay là không hợp lý. Cán bộ quản lý trực tiếp không đủ năng lực chuyên môn, thậm chí họ còn “tiếp tay” hoặc “làm ngơ” khi các đơn vị thi công xâm hại di tích. Đã đến lúc cần quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm lẫn nghĩa vụ trong việc phân cấp quản lý di sản, di tích”./.

Theo Thành Công/Báo VOV

Tin mới hơn

Lối vào di tích Quốc gia bị chắn bởi... trang trại gà

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Lối vào di tích Quốc gia bị chắn bởi... trang trại gà

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Lối vào di tích Quốc gia bị chắn bởi... trang trại gà

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.
Lối vào di tích Quốc gia bị chắn bởi... trang trại gà

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Lối vào di tích Quốc gia bị chắn bởi... trang trại gà

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Tin bài khác

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Tin 24h ngày 18/9/2024

Tin 24h ngày 18/9/2024

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Ngay khi nghe tin lũ quét, sạt lở đất vùi lấp hàng chục hộ dân ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), hàng chục công nhân ngành giao thông đã lập tức có mặt, không ngại nguy hiểm, mở đường để lực lượng cứu nạn sớm tiếp cận hiện trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...