Facebook Zalo youtube Tiktok

Pháp 2017- Cải cách “đất nước không thể cải cách”

Thế giới
Nước Pháp năm 2017 chứng kiến sự xuất hiện của một Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử và đầy tham vọng cải cách – Emmanuel Macron.
aa

Hiện tượng Macron

Cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trong năm 2017 do Viện Nghiên cứu dư luận Pháp – IFOP tiến hành, mang lại một thông tin không bất ngờ: 54% dân chúng Pháp được hỏi trong tháng 12 đánh giá ông Emmanuel Macron là một Tổng thống tốt. Đây là tháng thứ hai liên tiếp uy tín ông Macron tăng cao trong dân chúng Pháp và có lẽ cũng sẽ không phải tháng cuối cùng.

phap 2017 cai cach dat nuoc khong the cai cach
Tổng thống Pháp Macron. Ảnh: AFP

Dù Phủ Tổng thống Pháp luôn từ chối đưa ra mọi bình luận về những cuộc thăm dò, nhưng tự thân những con số đã nói lên điều quan trọng nhất: dân Pháp đang dần dần bị thuyết phục bởi phong cách cũng như hiệu quả làm việc của ông Macron.

Đó không phải là việc đơn giản. Trong Hè 2017, uy tín của ông Macron tụt dốc không phanh, sau các tranh cãi quanh dự thảo cải cách Luật lao động, việc cắt giảm ngân sách địa phương và cả phong cách lãnh đạo đầy sự áp đặt, thể hiện qua sự cố với cựu Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pháp, Pierre de Villiers.

Sự tụt dốc đó đã làm xuất hiện những so sánh quen thuộc: trong Nền cộng hoà thứ 5 của Pháp, các Tổng thống luôn có uy tín cao nhất khi mới được bầu nhưng một khi uy tín bắt đầu sụt giảm thì không một ai đủ sức đảo ngược lại đồ thị.

Nhưng ông Macron đã làm được. Từ 62% tháng 5/2017, xuống tầm 40% trong tháng 9 nhưng rồi dần dần tăng trở lại ở mức 54% trong tháng 12. Trên thực tế thì dường như trong năm 2017, người dân Pháp đã bắt đầu dần quen với những điều vốn rất khó tưởng tượng.

Việc ông Emmanuel Macron, một chính trị gia trẻ mới 39 tuổi và hơn 2 năm trước gần như còn vô danh trên chính trường, bất ngờ đạp đổ thế lưỡng cực tả-hữu tồn tại nửa thế kỷ qua trên chính trường Pháp, có thể coi là một cơn địa chấn chính trị lớn nhất tại Pháp trong nhiều thập kỷ qua.

Dư chấn của biến động này còn lớn đến mức giờ đây đang đe doạ xoá bỏ sự tồn tại của một đảng truyền thống lâu đời hơn 1 thế kỷ- đảng Xã hội (PS), cũng như biến cánh hữu (đảng Những người Cộng hoà – LR) trở thành một chính đảng nhỏ bé và yếu ớt.

Và cũng vì sự xuất hiện rất khó tưởng tượng đó của ông Macron trên cương vị Tổng thống, lần đầu tiên sau hơn 2 thập kỷ qua, các thăm dò dư luận ghi nhận: người dân Pháp bắt đầu tin rằng đất nước họ thực sự có thể cải cách một cách nghiêm túc.

Khó có thể nói hết ý nghĩa của điều này nếu như biết rằng bao lâu nay, người dân Pháp vẫn tự giễu rằng họ là đất nước “không thể cải cách” và bao đời chính phủ Pháp những năm qua cũng hầu hết là thất bại khi có ý định thực hiện những cải cách quan trọng.

Ông Macron đã và đang làm đúng như những gì đã hứa khi tranh cử, đó là cải cách một cách quyết liệt bằng cách phá bỏ ranh giới đảng phái và thậm chí phá bỏ cả những điều vốn từng coi là cấm kị trước đây trong mô hình xã hội Pháp.

Đây là lí do chính cho việc người dân Pháp chuyển từ hoài nghi và dị ứng với ông Macron trong Hè, nay đã quay lại ủng hộ. Chứ không hẳn là từ các chính sách cải cách, mà hiệu quả luôn có độ trễ từ ít nhất 1 đến 2 năm.

Đối lập gần như không tồn tại

Những đối thủ chính trị của ông Macron đã hy vọng tháng 9/2017 sẽ là khởi điểm cho hành trình lao dốc của chính quyền Macron-Philippe. Và vũ khí được lựa chọn là các cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn với mục đích làm tê liệt các thành phố và buộc chính phủ từ bỏ cải cách Luật lao động.

Nhưng dưới sự dẫn dắt của ông Jean-Luc Mélenchon, ý định này đã thất bại. Các cuộc biểu tình ngày càng ít người tham gia và trôi qua nhanh chóng mà không để lại tiếng vang. Nguyên nhân là do người Pháp có vẻ đã quá mệt mỏi với các cuộc biểu tình và vì họ cũng nhận ra rằng đã đến lúc nước Pháp cần những thay đổi triệt để.

Cải cách Luật lao động được thông qua. Đến tháng 10, Luật an ninh mới ra đời và tiếp theo, các tranh cãi quanh dự thảo Ngân sách, ban đầu bị đánh giá là “bom nổ chậm” với chính quyền mới, cũng xẹp đi nhanh chóng.

Với sự ủng hộ của đảng “Nền cộng hoà tiến bước” (LREM) do mình lập ra đang chiếm đa số trong Quốc hội, cộng thêm uy tín lên cao dần trong dân chúng Pháp, những tháng cuối năm 2017 thực sự là thời gian mà ông Macron có thể hành động thoải mái mà hầu như không bị cản trở.

Bản chất, thực ra, là vì các phe phái đối lập gần như không tồn tại, hay chính xác là tồn tại một cách mờ nhạt. Bên cánh tả, đảng Xã hội phải bán cả trụ sở và lao vào cuộc đấu tranh để tồn tại. Bên cánh hữu, việc xây dựng lại đội ngũ và bầu lại Chủ tịch đảng thay vì củng cố sự đoàn kết thì lại gây thêm chia rẽ.

Mọi thứ còn tệ hại hơn với đối thủ của ông Macron trong cuộc bầu cử Tổng thống là bà Marine Le Pen và đảng cực hữu Mặt trận quốc gia (FN). Bẽ bàng vì màn thể hiện kém cỏi đến mức không thể chấp nhận nổi trong phiên tranh luận bầu cử, bà Marine Le Pen gần như vô hình trên truyền thông trong một thời gian dài. Nội bộ FN cũng sứt mẻ nghiêm trọng với sự ra đi của nhân vật số 2, và cũng là chiến lược gia của đảng, Florian Philippot.

Không một nhân vật nào đủ sức nổi lên thách thức ông Macron. Người được nhắc đến nhiều nhất là ông Jean-Luc Mélenchon thì sau thất bại trong việc huy động biểu tình phản đối cải cách luật lao động, cũng không còn giữ được xung lực đến từ sau cuộc bầu cử Tổng thống.

Ở thời điểm hiện tại, ông Macron đang lấn át mọi nhân vật trên chính trường Pháp, cả các đồng minh lẫn các đối thủ chính trị. Và mối quan tâm hiện nay bên phía các đảng đối lập không phải là thách thức ông Macron ra sao, mà là tìm ra ai mới được coi là nhân vật đối lập chính với ông Macron.

Đối ngoại xuất sắc

Trong những gì ông Macron làm được trong 7 tháng cầm quyền, đối ngoại là thành công lớn nhất. Là một chính trị gia trẻ, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm ngoại giao quốc tế nhưng ông Macron đã thể hiện vai trò người đứng đầu nước Pháp một cách ấn tượng.

Từ việc đón tiếp và thắt chặt quan hệ với nguyên thủ các cường quốc như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel… cho đến việc đứng ra làm trung gian hoà giải cho các xung đột quốc tế lớn, từ Lybia, vùng Vịnh, chống khủng bố ở Nam Sahara cho đến xung đột Israel-Palestine, ông Macron đều để lại dấu ấn.

Trên phạm vi Liên minh châu Âu, ông Macron cũng đang nổi lên như là lá cờ đầu dẫn dắt công cuộc cải tổ sâu rộng khối này, khi đưa ra bản kế hoạch cải cách cuối tháng 9/2017, đồng thời thúc đẩy để châu Âu tiến bước dài đến việc thành lập quân đội chung thông qua cơ chế Hợp tác quốc phòng thường xuyên PESCO.

Và cuối cùng, ông Macron còn nổi bật trong cả lĩnh vực ngoại giao khí hậu với việc tổ chức Thượng đỉnh “Một hành tinh” hôm 12/12 tại Paris. Tất cả những hoạt động này đã đưa nước Pháp trở lại chiếm giữ một vai trò quan trọng trên chính trường quốc tế, ở vị trí mà nước Pháp vẫn luôn cho rằng họ làm tốt nhất – đó là trung gian hoà giải các mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế.

Lý do mang đến các thành công này là một cách tiếp cận mới, rất khác so với thời Sarkozy và Hollande: chủ động đưa ra và thúc đẩy các sáng kiến, đôi khi rất táo bạo. Đó còn là việc thực thi một chính sách ngoại giao rất thực dụng, điển hình trong lĩnh vực khí hậu. Ngoài ra, phong cách cá nhân cũng giúp ích cho ông Macron bởi Tổng thống Pháp có sức thu hút của một lãnh đạo rất trẻ cấp tiến, cộng thêm tư duy rất coi trọng truyền thông hình ảnh của bản thân cũng như của các đối tác.

Thách thức 2018

Việc ngày càng có nhiều người dân Pháp hiện nay ủng hộ ông Macron cho thấy chính quyền của ông Macron đang đi đúng hướng. Có nhiều chỉ số mang lại sự lạc quan, dù rất thận trọng: tăng trưởng kinh tế bắt đầu quay lại ở mức 1,8%-2%, tỷ lệ thất nghiệp những tháng cuối năm 2017 giảm mạnh.

Đây là những bước đệm quan trọng để chính quyền của ông Macron bước vào năm 2018 với lộ trình cải cách sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực, đầu tiên là giáo dục, tiếp đến là kiểm soát chế độ cho lao động thất nghiệp và siết chặt chính sách nhập cư.

Thách thức về mặt đối nội với ông Macron trong năm 2018 có thể sẽ lớn hơn một chút so với nửa cuối năm 2017 khi các đảng phái hoàn tất việc tái cấu trúc nội. Tuy nhiên, thách thức này không nhiều và chính phủ của Thủ tướng Edouard Philippe cũng đang hoạt động hiệu quả và kỷ luật hơn nhiều so với thời ông Hollande.

Về mặt đối ngoại, năm 2018 sẽ là năm mà nước Pháp và ông Macron sẽ đẩy mạnh quyết liệt việc cải tổ Liên minh châu Âu. Hiện tại, sự chuẩn bị từ phía Pháp đã hoàn tất, chỉ còn chờ bà Angela Merkel thu xếp ổn thoả nội bộ chính trường Đức.

Đây là một kế hoạch nhiều tham vọng trong đó ông Macron và bà Merkel là những hạt nhân lãnh đạo và nếu thành công, vai trò của nước Pháp ở vị thế dẫn đầu châu Âu sẽ ngày càng được củng cố mạnh hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh sau khi nước Anh rời bỏ khối./.

Theo Quang Dũng/VOV-Paris

Tin mới hơn

Pháp tiêu diệt thủ lĩnh thánh chiến hàng đầu khu vực Sahel

Tin 24h ngày 4/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Nhiều vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đã được các đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Pháp tiêu diệt thủ lĩnh thánh chiến hàng đầu khu vực Sahel

Điểm sự kiện từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024

Từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Pháp tiêu diệt thủ lĩnh thánh chiến hàng đầu khu vực Sahel

Tin 24h ngày 3/11/2024

Miền Bắc nước ta vẫn đang chịu ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 11. Đây là đợt không khí lạnh tương đối nhẹ nhưng cũng đã khiến trời chuyển mát, khô ráo, sáng se lạnh.
Pháp tiêu diệt thủ lĩnh thánh chiến hàng đầu khu vực Sahel

Tin 24h ngày 2/11/2024

Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam
Pháp tiêu diệt thủ lĩnh thánh chiến hàng đầu khu vực Sahel

Tin 24h ngày 31/10/2024

Cần cẩn trọng khi tham gia vào "cơn sốt" vàng

Tin bài khác

Tin 24h ngày 30/10/2024

Tin 24h ngày 30/10/2024

Dự báo, hôm nay (30/10), ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to trên 80mm. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ra ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Tin 24h ngày 29/10/2024

Tin 24h ngày 29/10/2024

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Chiều 28/10 giờ địa phương, tại Dubai (UAE) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA) được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 26/10/2024

Tin 24h ngày 26/10/2024

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Tin 24h ngày 25/10/2024

Tin 24h ngày 25/10/2024

Đầu phiên họp sáng 25/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Quốc hội cũng thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc