Facebook Zalo youtube Tiktok

PGS, TS Phạm Bích San: Để “quan” nói được câu xin lỗi dân rất khó khăn

Chính trị
PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San cho rằng, xin lỗi khác với nhận lỗi. Khi nhận lỗi mới bắt đầu kèm theo trách nhiệm, những ràng buộc và hệ lụy cụ thể.
aa

Thời gian gần đây, việc chính quyền xin lỗi dân không còn là chuyện lạ. Chậm trả kết quả hồ sơ hành chính cho dân, chính quyền viết thư xin lỗi; giải quyết sai làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của dân, chính quyền xin lỗi,… Công khai xin lỗi dân trở thành quy định bắt buộc đối với cán bộ công chức tại một số địa phương.

Tuy vậy, xin lỗi vẫn thực sự chỉ là nếp văn hóa trong nền công vụ. Đâu đó, vẫn còn tâm lý đổ lỗi thay vì xin lỗi. Thậm chí sai phạm được chỉ rõ nhưng cán bộ vẫn quyết không nói lời xin lỗi hoặc có xu hướng xin lỗi cho xong, cho qua chuyện.

Để hiểu rõ, văn hóa và trách nhiệm trong lời xin lỗi của cán bộ với người dân, phóng viên VOV trao đổi PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội và các vấn đề phát triển về vấn đề này.

pgs ts pham bich san de quan noi duoc cau xin loi dan rat kho khan
PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội và các vấn đề phát triển.

PV: Theo ông, việc xin lỗi dân của cán bộ, lãnh đạo có ý nghĩa và mang lại hiệu ứng, hiệu quả gì?

PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San: Theo tôi, chuyện lãnh đạo xin lỗi người dân cực kỳ quan trọng và có thể mang lại một số hiệu quả. Trước tiên, trong các vụ tiếp xúc, nhiều khi căng thẳng thường xuyên xảy ra giữa một đám đông, nhất là giữa người dân với chính quyền. Lúc này, nếu người có trách nhiệm nói câu “xin lỗi” thì tác động đầu tiên là làm hạ hỏa. Tức là làm cho tình hình tự nhiên mềm dịu đi.

Thứ hai, nếu chúng ta nói lời “xin lỗi”, về phía người dân, họ cảm thấy mình được tôn trọng. Tôi thấy chuyện được tôn trọng cũng rất quan trọng. Bởi, bản chất con người ai cũng muốn được tôn trọng, nhất là được người có trách nhiệm tôn trọng lại càng tốt.

Thứ 3, là mang lại sự tin tưởng, nếu người ta nói lời “xin lỗi” thì người dân cũng bắt đầu có niềm tin rằng, câu chuyện này có thể được giải quyết theo một xu hướng tích cực. Tức là, theo xu hướng phù hợp với lợi ích của các bên. Chứ không phải chỉ là sự áp đặt của một bên nào đó.

PV: Như vậy, nói như ông có thể thấy hiệu ứng của lời “xin lỗi” sẽ làm không khí dịu đi, thể hiện sự tin trưởng. Thế nhưng, lâu nay, khi có lỗi, có sai phạm, cán bộ lại khó nói lời “xin lỗi” đến như vậy, thưa ông?

PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San: Liên quan đến việc này, theo tôi, chỉ đúng một nửa, Thực ra lời nói “xin lỗi”, không hẳn khó mà tùy trường hợp. Ai trong chúng ta phải nói lời “xin lỗi”? Câu chuyện xin lỗi với dân quả thực hơi khó. Bởi, đây là câu chuyện hết sức tế nhị. Trước tiên lời “xin lỗi” đó không phải của cá nhân một người mắc sai lầm mà có khi sai lầm của cả hệ thống. Do vậy, câu chuyện đầu tiên là xác định được ai có lỗi, có tồn tại lỗi đó hay không?

Cùng với đó, bộ máy chính quyền nhà nước từ trước đến nay thường coi mình là quan trọng, còn người dân thấp hơn và không quan trọng. Vì vậy, khi họ đứng trước người không quan trọng, thấp hơn so với vị thế của mình thì nói câu “xin lỗi” rất khó khăn. Hiện, chúng ta đang chuyển sang Chính phủ kiến tạo, Chính phủ phục vụ thì người dân mới đang được phát huy quyền làm chủ của mình.

Tuy nhiên, thói quen đó chưa phải ngày một ngày hai mà thay đổi được. Vì vậy, thái độ này vẫn còn tồn tại. Cuối cùng, có nhiều chuyện cán bộ, công chức tin tưởng sâu sắc rằng, cách giải quyết của họ là đúng. Cho nên, họ thấy không phải xin lỗi cho việc lỗi không thuộc về mình.

PV: Có ý kiến cho rằng, hành động xin lỗi là thừa nhận yếu kém và thiếu trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo trong công việc. Vì thế, không phải ai cũng sẵn sàng nhận lỗi và nhiều khi nhận lỗi lại là đổ lỗi. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San: Tôi cho rằng, đây là tâm lý bình thường của con người và chúng ta cũng phải xét trong hoàn cảnh cụ thể. Hiện nay, Bộ máy hành chính của chúng ta còn cồng kềnh, nhiều khâu, nhiều bộ phận khác nhau. Nhiều khi việc làm sai có thể không phải ở người trực tiếp làm việc với người dân mà còn bộ phận khác nữa. Ví dụ, câu chuyện Thủ Thiêm diễn ra hơn 20 năm. Giờ câu chuyện đó đổ lỗi cho ai, hay cuối cùng chỉ vì cái bản đồ bị thất lạc? Vậy ai là người có lỗi ở đây?.

Vì vậy, chúng ta phải thông cảm Bộ máy nhà nước nhiều khi phức tạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều khâu khác nhau. Vì vậy, việc xác định lỗi tại ai là điều khó. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, dù lỗi có thuộc về ai thì người cán bộ- đại diện bộ máy đó phải có trách nhiệm xin lỗi người dân vì những gì chúng ta đã làm. Như câu chuyện ở Thủ Thiêm, 20 năm ròng, hàng núi hồ sơ và bao nhiêu tiền của đi lại của người dân, phải tính thế nào?... và câu chuyện sai lầm ở đây là rất nhiều. Nhưng đã có sai lầm thì theo tôi, cũng nên có lời xin lỗi sòng phẳng và có trách nhiệm với người dân.

PV: Trong nền công vụ, không ít trường hợp nhận lỗi nhưng lại là lỗi tập thể. Theo ông, cách thức và nội dung xin lỗi như vậy đã thực sự phù hợp và thể hiện văn hóa, trách nhiệm của người xin lỗi chưa?

PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San: Nền hành chính của chúng ta hơi khác biệt các nước khác, các quyết định được đưa ra là quyết định tập thể. Tuy nhiên, nền hành chính của chúng ta cũng giống như các nước là quyết định của tập thể nhưng cá nhân phải chịu trách nhiệm. Cho nên, câu chuyện xin lỗi ở đây là câu chuyện bắt buộc phải làm. Và với vai trò của mình, bất kỳ trục trặc gì xảy ra, dù người đứng đầu cơ quan đó không trực tiếp làm vẫn phải chịu trách nhiệm với việc làm của người dưới quyền.

Tuy nhiên, để làm được việc đó, họ phải có toàn quyền sắp xếp bộ máy nhân sự của mình và người dân cũng có quyền bầu họ lên hay không bầu họ nữa. Và đó là câu chuyện cải cách hành chính trong tương lai. Trong bộ máy hành chính của chúng ta hiện nay, nhiều khi trách nhiệm đưa ra không phải do cá nhân người đứng đầu, cá nhân người được cử mà đây là ý kiến tập thể.

Theo tôi, cải cách hành chính trong tương lai, phải đi theo đường lối trên thế giới, người chịu trách nhiệm là người đưa ra quyết định, còn những người khác là người có thể đóng góp ý kiến. Nhưng trách nhiệm cuối cùng thuộc về người đưa ra quyết định đó. Khi cần họ có thể sẵn sàng từ chức. Đây cũng là chủ trương của Hội nghị Trung ương 8 vừa rồi. Đó là, sau này lãnh đạo của chúng ta phải có văn hóa từ chức.

PV: Có thực tế, đôi khi hành động xin lỗi bị lạm dụng. Ví như, có chính quyền huyện trong một tháng đã gửi hơn 400 thư xin lỗi đến người dân vì chậm trả kết quả hồ sơ hành chính. Thậm chí có tâm lý xin lỗi cho yên chuyện, còn sai phạm cứ tiếp tục ngâm ở đó, từ từ giải quyết. Ông có bình luận gì về những trường hợp này?

PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San: Câu chuyện lời nói “xin lỗi” thực ra vẫn chỉ là ứng xử văn hóa chứ chưa kèm theo trách nhiệm nặng nề. Tôi nghĩ, xin lỗi khác với nhận lỗi. Khi nhận lỗi mới bắt đầu kèm theo trách nhiệm, những ràng buộc và hệ lụy cụ thể. Chính vì hiểu nó mới chỉ là yếu tố văn hóa, cho nên mới có yếu tố lạm dụng. Cứ nói “xin lỗi, xin lỗi” và câu chuyện 400 từ “xin lỗi” là minh chứng cụ thể cho sự lạm dụng đó.

Trong tương lai, theo tôi, đằng sau lời “xin lỗi” phải kèm theo trách nhiệm cụ thể đối với lời xin lỗi. Khi chúng ta nói lời “xin lỗi” thì đằng sau đó là những lỗi lầm, những thiệt hại cụ thể có thể là tinh thần, vật chất đã gây ra cho người dân.

Từ thực tế này, các cơ quan hành chính cũng phải thận trọng khi nói lời “xin lỗi”. Vì đã nói lời “xin lỗi” thì ẩn đằng sau đó, là những hậu quả do hành động của chúng ta, của những người trong cuộc gây ra cho người dân. Và nền hành chính hiện đại cũng nên quy trách nhiệm cụ thể. Nhẹ thì kiểm điểm, phê bình. Nặng thì có thể buộc phải từ bỏ công việc, nặng hơn nữa có thể chịu trách nhiệm hình sự.

PV: Xin cảm ơn PGS, Tiến sỹ Phạm Bích San./.

Theo VOV

Tin mới hơn

Bộ Nội Vụ: Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng tiêu chuẩn đội ngũ GS,PGS hiện nay

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với cán bộ, Nhân dân thành phố Thái Nguyên

Thực hiện Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân, sáng ngày 5/11, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đã có buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với cán bộ, Nhân dân TP. Thái Nguyên. Tham dự buổi đối thoại có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo thành phố Thái Nguyên và trên 200 đại biểu đại diện cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.
Bộ Nội Vụ: Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng tiêu chuẩn đội ngũ GS,PGS hiện nay

Hoàn thiện hồ sơ đánh giá, đề nghị công nhận Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn mức độ 1

Trên cơ sở thẩm định, đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh, Trường Chính trị tỉnh tiếp tục chuẩn bị tốt các điều kiện, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, phục vụ công tác đánh giá, đề nghị công nhận Trường đạt chuẩn mức độ 1 theo đúng tiến độ là nhấn mạnh của đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn mức độ 1 tại hội nghị diễn ra chiều 5/11. Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện các sở, ngành, Ủy viên hội đồng.
Bộ Nội Vụ: Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng tiêu chuẩn đội ngũ GS,PGS hiện nay

Sớm ký kết thoả thuận xuất khẩu chè Thái Nguyên sang Pakistan

Ngày 5/11, đoàn công tác Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam do Đại sứ Kohdayar Mari làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Bộ Nội Vụ: Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng tiêu chuẩn đội ngũ GS,PGS hiện nay

Công bố Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ngày 4/11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dự và trao quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT). Tham dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Lương, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Phổ Yên.
Bộ Nội Vụ: Đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng tiêu chuẩn đội ngũ GS,PGS hiện nay

Nâng cao năng lực lãnh đạo ngay từ trong sinh hoạt chi bộ

Thực hiện quy định của Trung ương về cấp ủy cấp trên dự sinh hoạt Đảng ở chi bộ cơ sở, sáng ngày 4/11, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến dự buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 11/2024 tại Chi bộ xóm Tân Lập, xã Văn Lăng huyện Đồng Hỷ. Dự sinh hoạt có các đồng chí Thường trực Huyện ủy và đại diện các ban Xây dựng đảng của Huyện ủy Đồng Hỷ.

Tin bài khác

HĐND TP Thái Nguyên: Thống nhất nội dung kỳ họp thường lệ cuối năm

HĐND TP Thái Nguyên: Thống nhất nội dung kỳ họp thường lệ cuối năm

Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp chuyên đề và kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND thành phố.
Quyết tâm xây dựng Đảng bộ và các Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh

Quyết tâm xây dựng Đảng bộ và các Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh

70 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tập thể cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên luôn phát huy tinh thần đoàn kết, thể hiện được ý thức trách nhiệm, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc và của Đảng bộ tỉnh.
Hội đồng đánh giá Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn mức độ 1

Hội đồng đánh giá Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn mức độ 1

Ngày 1/11, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá Trường Chính trị đạt chuẩn chủ trì cuộc họp của hội đồng nhằm đánh giá kết quả việc thực hiện các tiêu chí Trường Chính trị đạt chuẩn mức độ 1. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc Hội đồng đánh giá.
Đồng chí Lý Văn Huấn giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh

Đồng chí Lý Văn Huấn giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh

Chiều 1/11, tại Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh đã diễn ra Lễ công bố và trao Quyết định của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về công tác cán bộ. Tham dự có đồng chí Hồ Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đơn vị của tỉnh.
Phải thực sự là một Đảng bộ nêu gương tốt nhất

Phải thực sự là một Đảng bộ nêu gương tốt nhất

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng bộ Khối phải thực sự là đảng bộ nêu gương trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đó là chỉ đạo của đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh (02/11/1954-02/11/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được tổ chức sáng ngày 1/11.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc