Facebook Zalo youtube Tiktok

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Đặt mạnh yêu cầu chủ động, đổi mới trong 2017

Chính trị
Ông Nguyễn Thiện Nhân: Mặt trận cũng như các tổ chức lắng nghe nhân dân và chịu sự giám sát, đánh giá của nhân dân.
aa

PV: Năm 2016 được xem là năm thành công của Mặt trận khi đã tạo dấu ấn trong việc gìn giữ và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước, động viên nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo ông, đâu là dấu ấn quan trọng nhất?

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Khi nói đến Mặt trận là phải khẳng định vị trí, vai trò và phương thức của đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay. Với hoạt động đó thì năm 2016 có một số sự kiện lớn phản ánh nỗ lực của Mặt trận với sự lãnh đạo của Đảng phát huy đại đoàn kết.

Hoạt động lớn đầu tiên là động viên toàn thể nhân dân thực hiện tốt cuộc bầu cử khóa XIV và đạt được mục tiêu rất quan trọng phát triển đất nước. Thời gian qua MTTQ Trung ương và các cấp đã nỗ lực cao và hoàn thiện nhiệm vụ của mình được Hiến pháp giao cho là vận động tuyên truyền nhân dân tham gia bầu cử, bầu ra người lãnh đạo các cấp để lo dân, lo cho đất nước.

ong nguyen thien nhan dat manh yeu cau chu dong doi moi trong 2017

Ông Nguyễn Thiện Nhân,

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Cùng với đó, trách nhiệm hiệp thương trong quá trình bầu cử, giới thiệu những người đủ tài, đủ đức cho nhân dân lựa chọn. Trách nhiệm giám sát quá trình bầu cử, đảm bảo đúng tuân thủ pháp luật. Kết quả bầu cử rất cao, là công sức của cả hệ thống chính trị, trong đó có MTTQ Việt Nam.

Sự kiện chính trị thứ 2 Mặt trận triển khai trong năm vừa qua, đó là từ kinh nghiệm 15 năm cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, kinh nghiệm cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, chúng ta thảo luận 1 năm trời và hình thành 1 đề án, 1 cuộc vận động cho giai đoạn mới. Đó là CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” , tiếp tục kế thừa những thành tựu cũ, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp. Phương châm của cuộc vận động là không để hộ nghèo, hộ chính sách nào không được một tổ chức Mặt trận hỗ trợ, giám sát.

Hoạt động nổi bật thứ 3, năm 2016 không may là năm quá nhiều thiên tai. Đầu năm thì rét ở miền Bắc, giữa năm gắn với ảnh hưởng tai nạn môi trường ở miền Trung, sau đó hạn hán ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, bây giờ đang lũ lụt ở Trung Bộ. Trong bối cảnh đó, Mặt trận các cấp cũng như các tổ chức khác như Hội Chữ thập đỏ đã phản ứng rất kịp thời. Khi sự cố môi trường miền Trung xảy ra, Mặt trận đã cùng với 7 tổ chức khác ký Chương trình phối hợp trong 2 tháng để vận động, cứu trợ đồng bào miền Trung.

Sau đó là hạn hán xâm nhập mặn, Mặt trận và 7 tổ chức phấn đấu ít nhất 10% (tương đương 45.000 hộ) số hộ được hỗ trợ. Qua tổng kết không phải 45.000 hộ mà 1.193.000 hộ đã được hỗ trợ, gấp 5 lần chỉ tiêu đặt ra và số tiền không phải 80 tỷ mà là 204 tỷ. Như vậy, chứng tỏ hoạt động phối hợp giữa 8 tổ chức dựa được vào lòng dân kịp thời đem lại kết quả đó.

Hiện nay, MT có kêu gọi ủng hộ đồng bào Trung Bộ, Tây Nguyên bị lũ lụt. Những ngày gần đây các địa phương đã đến mặt trận đóng góp tích cực.

Hoạt động thứ 4, phương châm yêu nước thương dân, một hoạt động nữa là phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thì việc giám sát, phản biện rất quan trọng. Hoạt động này giúp cho hệ thống chính quyền hoạt động tốt hơn, giúp cho các đơn vị tuân thủ pháp luật tốt hơn từ đó đem lại lợi ích cho người dân. Năm 2016, Mặt trận tiếp tục triển khai những giám sát lớn triển khai các năm qua như: Giám sát sự tuân thủ pháp luật cung ứng đầu vào nông nghiệp, đóng bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng trốn nợ bảo hiểm xã hội, giám sát hoạt động các Sở y tế…

Và cuối cùng, nói đến đại đoàn kết chúng ta phải nhớ rằng một bộ phận công dân Việt Nam đang ở nước ngoài và Hiến pháp khẳng định họ vẫn là công dân Việt Nam. Hiện nay, người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 4,5 triệu người. Trong đó, năm 2015 có 500.000 người về thăm đất nước trong vòng 1 năm. Sắp tới, Mặt trận sẽ đẩy mạnh việc huy động đóng góp của trí tuệ kiều bào cho sự phát triển đất nước.

Đảm bảo sự kết nối, đoàn kết các tôn giáo ở Việt Nam

PV: Thưa ông, trong năm qua vấn đề tôn giáo và sắc tộc ở trên thế giới có nhiều biến động. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề tôn giáo có thể nói là niềm tự hào của các công dân được sống trong môi trường tôn giáo hòa bình và ổn định. Có được điều này có sự đóng góp không nhỏ của Mặt trận trong việc đảm bảo sự kết nối, đoàn kết các tôn giáo ở Việt Nam. Ông có chia sẻ gì về vấn đề này?

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Về giáo lý của tất cả các tôn giáo đang tồn tại ở Việt Nam, không có ai đi ngược lại giáo lý yêu nước, thương dân. Thứ 2, công tác tôn giáo nước ta ngày càng được nước ngoài thừa nhận, đó là những thành tựu, quá trình lâu dài từ khi có Đảng, thống nhất đất nước đến nay.

Đây cũng là lĩnh vực Mặt trận các cấp rất quan tâm. Trong Mặt trận có đại diện của nhiều tôn giáo, trong HĐND các cấp cũng có nhiều tôn giáo tham gia. Cuối năm 2015, Mặt trận lần đầu tiên đã ký 1 Chương trình phối hợp giữa MTTQ, Bộ Tài nguyên Môi trường và 40 tôn giáo công nhận về việc phối hợp bảo vệ môi trường và đối phó với biến đổi khí hậu. Đây cũng là lần đầu tiên 40 tổ chức tôn giáo ngồi với nhau chung một diễn đàn và kí với nhau chung một văn bản. Việc ký kết đó thể hiện tinh thần đại đoàn kết.

Việc thứ hai, các tôn giáo đã đóng góp rất nhiệt tình để xây dựng dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là sự kiện rất quan trọng.

Chúng ta phải khẳng định, cơ bản chúng ta làm rất tốt nhưng cũng còn có những nơi chính quyền chưa thực sự chia sẻ hết nhu cầu của các tôn giáo với nhau. Luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành đòi hỏi chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề quy hoạch đất đai, giải quyết các chế độ… cho các tôn giáo.

PV: Vừa rồi ông có nhắc tới kết quả của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Thưa ông năm 2017 những nội dung nào Mặt trận sẽ triển khai để tiếp tục thúc đẩy cuộc vận động hiệu quả?

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văm minh” có Chỉ thị của Ban Bí thư, có chương trình phối hợp với Chính phủ và chương trình hiệp thương của Mặt trận và các tổ chức thành viên. Đến nay khung đã xong, hiện nay đang bắt tay vào triển khai. Vừa qua, các Bộ liên quan là: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa- Thể thao Du lịch đã ban hành các tiêu chí liên quan đến Nông thôn mới, đô thị văn minh. Trong đó, an toàn thực phẩm là gì? vấn đề gia đình văn hóa như thế nào? Đô thị văn minh như thế nào? Giai đoạn hiện nay đang làm quyết liệt và đến năm 2017 tổ chức triển khai.

Triển khai theo phương châm là Mặt trận ở cấp xã phối hợp với các tổ chức thành viên Hiệp thương để trong 19 tiêu chí Nông thôn mới thì có 15 tiêu chí trực tiếp liên quan đến Mặt trận thì cùng bàn bạc thực hiện. Vấn đề là hỗ trợ hộ dân thoát nghèo có phân công. Vấn đề phát triển kinh tế thì bàn về xây dựng Hợp tác xã kiểu mới. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình: mô hình đảm bảo trật tự trị an, mô hình đảm bảo môi trường, mô hình giữ gìn văn hóa dân tộc các địa phương… lần này triển khai quyết liệt và có hiệp thương ở cơ sở.

Thứ hai, hiệp thương xong phải thống nhất với Chủ tịch xã, Chủ tịch phường. Ở đây có cái khác trước đây khi làm Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thì chỉ triển khai ở khu dân cư nhưng không có chương trình phối hợp thỏa thuận chính thức với Chủ tịch phường, Chủ tịch xã. Bây giờ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh là vì xã, vì phường, vì người dân nên có chương trình phối hợp để biết nguồn lực của chính quyền cho phường là bao nhiêu, dùng làm gì. Từ đó, Mặt trận và các tổ chức xã phường vận động thêm nguồn lực xã hội. Như vậy có kết hợp đảm bảo tối ưu.

Thứ ba, đó là đánh giá. Đánh giá gia đình văn hóa, đánh giá khu dân cư văn hóa, đánh giá phường, xã đạt chuẩn nông thôn mới là như thế nào? Nó có quy trình, tiêu chí chặt chẽ hơn và trong đó Mặt trận có tham gia từ khu dân cư cho đến xã, phường. Như vậy có thể nói, cơ chế triển khai cơ sở có kế thừa nhưng có đổi mới, đảm bảo phát huy sức mạnh đồng bộ.

PV: Thưa ông, trước thềm năm mới 2017, MTTQ sẽ có nội dung nào để thúc đẩy hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cả nước phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ hơn?

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Sứ mệnh của Mặt trận của các thời kỳ là trên trục đại đoàn kết, đồng thuận vì nước, vì dân, đồng hành và tin tưởng vào đường lối của Đảng, đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy sáng tạo, chủ động của nhân dân hoàn thành sứ mệnh đại đoàn kết.

Mặt trận có nhiều nội dung nhưng có thể nói gọn lại là sẽ tiếp thu và phát huy những mô hình phương thức đã làm trong thời gian qua, đặt mạnh yêu cầu chủ động, đổi mới của Mặt trận và các tổ chức thành viên, bám sát Nghị quyết mới của Đảng để phát huy đại đoàn kết. Mặt trận cũng như các tổ chức lắng nghe nhân dân và chịu sự giám sát, đánh giá của nhân dân.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo Lại Hoa-Minh Hòa/VOV.VN

Tin mới hơn

Bầu cử quốc hội Liban: Hơn 3,6 triệu cử tri bắt đầu đi bỏ phiếu

Phiên thứ nhất, Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Quang Trung, TP Thái Nguyên lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 5/1, Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Quang Trung lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra phiên làm việc thứ nhất. Đây là Đảng bộ được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chọn tổ chức Đại hội điểm cấp phường nhiệm kỳ 2025 -2030 để rút kinh nghiệm cho các Đảng bộ khác trong toàn tỉnh. Tham dự phiên làm việc thứ nhất có đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Lãnh đạo TP Thái Nguyên và các địa phương trên địa bàn tỉnh, cùng 128 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 1.300 đảng viên của Đảng bộ phường Quang Trung.
Bầu cử quốc hội Liban: Hơn 3,6 triệu cử tri bắt đầu đi bỏ phiếu

Kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội điểm cấp cơ sở

Sáng 3/1, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị Đại hội điểm cấp cơ sở đối với Đảng bộ Phường Quang Trung thuộc Đảng bộ TP Thái Nguyên. Tham dự có đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Bầu cử quốc hội Liban: Hơn 3,6 triệu cử tri bắt đầu đi bỏ phiếu

Bộ CHQS tỉnh phát động phong trào thi đua quyết thắng năm 2025

Ngày 2/1, Bộ CHQS tỉnh tổ chức phát động phong trào thi đua quyết thắng năm 2025 với chủ đề “Dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, sang tạo, quyết thắng”. Tham dự Lễ phát động có Đại tá Trần Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.
Bầu cử quốc hội Liban: Hơn 3,6 triệu cử tri bắt đầu đi bỏ phiếu

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác nội chính

Chiều 2/1, đồng chí Phạm Văn Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cải cách tư pháp năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Ban Nội chính Tỉnh ủy.
Bầu cử quốc hội Liban: Hơn 3,6 triệu cử tri bắt đầu đi bỏ phiếu

Tăng cường tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị

Nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, ngày 2/1, đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã kiểm tra và làm việc với Bệnh viện A Thái Nguyên về việc tiếp nhận hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan.

Tin bài khác

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên: Những dấu ấn nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trong năm 2024.

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên: Những dấu ấn nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trong năm 2024.

Năm 2024 là một năm đầy thách thức nhưng cũng đánh dấu nhiều bước tiến quan trọng với sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh, sự đoàn kết quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực. Những thành tựu đó không chỉ là sự khẳng định mạnh mẽ về tinh thần đoàn kết và bản lĩnh của Thái Nguyên mà còn tạo thế và lực vững chắc để Thái Nguyên cùng cả nước tiến vào một kỷ nguyên mới - Kỷ Nguyên vươn mình của dân tộc.
Tổng kết công tác Ngành Nội chính Đảng và hoạt động của các BCĐ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh

Tổng kết công tác Ngành Nội chính Đảng và hoạt động của các BCĐ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh

Chiều ngày 31/12, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống, tham nhũng, tiêu cực đã chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Khơi dậy khát vọng làm giầu để phát triển đất nước

Khơi dậy khát vọng làm giầu để phát triển đất nước

Ngày 31/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”. Dự tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại điện các sở, ban, ngành, các địa phương và đại diện các HTX tiêu biểu trên địa bàn.
Phiên họp thứ 49 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV

Phiên họp thứ 49 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV

Ngày 31/12, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp thứ 49 của Thường trực HĐND tỉnh để cho ý kiến vào các nội dung thuộc thẩm quyền. Tham dự phiên họp có đồng chí Đỗ Đức Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh.
Tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 30/12, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, chủ trì Hội nghị tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Dự hội nghị có đại biểu các ban Đảng Trung ương; Thủ trưởng Quân khu 1; đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Lãnh đạo Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và đại diện các tập thể được khen thưởng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...