Những lầm tưởng khi kiêng đường
Bạn tưởng: Đường không phải là vấn đề của tôi
Thực tế: Bạn chỉ ăn một mẩu kẹo nhỏ chứ không đời nào làm một miếng bánh ngọt hoành tráng. Vậy là bạn tin lượng đường bạn đưa vào cơ thể hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng bạn đã lầm.
“Theo Hướng dẫn Dinh dưỡng 2015 của Mỹ, lượng calo từ đường chỉ nên dưới 10% (cho tổng lượng calo là 2.000), tương đương với 50 g (12 thìa cà phê)", Rima Kleiner, một bloger chuyên các món ăn về cá nói. “Trong khi 12 thìa có vẻ là một lượng hào phóng thì hầu hết người Mỹ tiêu thụ gấp đôi lượng này mỗi ngày”.
Vì sao 75% chúng ta lại ăn quá nhiều đường như vậy? Bởi nếu bạn ăn 1 cốc sữa chua nam việt quất trong bữa sáng, bạn đã nạp 1/2 nhu cầu đường của cả ngày.
Bạn tưởng: Đường rất dễ phát hiện
Thực tế: Chúng ta thường tin rằng món tráng miệng, nước ngọt có ga mới là nguồn đường chính trong chế độ ăn. Nhưng các chuyên gia đã nhanh chóng nhận ra, cân nặng vẫn tiếp tục tăng lên dù bệnh nhân đã tính toán rất kỹ lượng thực phẩm ngọt nạp vào cơ thể. Bởi đơn giản, đường đã được giấu nhẹm một cách đáng ngạc nhiên.
Có rất nhiều sản phẩm đã “bí mật” thêm đường. Khi ai đó quyết tâm hạn chế lượng đường nạp vào, họ sẽ tránh các thực phẩm như kẹo, bánh, các món nướng. Nhưng thực tế đường ẩn giấu ngay trong hộp sữa chua, thanh năng lượng, ngũ cốc ăn sáng, bánh mỳ, nước sốt, mứt…
Để xác định chính xác cơ thể mình sẽ nạp bao nhiêu đường, bạn cần đọc kỹ nhãn thực phẩm. Và không chỉ tìm kiếm từ “đường”, bạn còn phải chú ý tới cả các tên gọi khác của đường như siro ngô fructose, đường mía, chất làm ngọt từ ngô, đường mật, nước ép trái cây và mật ong”.
Nếu thấy đường đứng ở trong 1 vài thành phần đầu tiên thì hãy trả sản phẩm lại kệ hàng. “Vị trí của đường càng đứng đầu chứng tỏ lượng đường trong sản phẩm càng nhiều”, Rima cho biết.
Bạn tưởng: Chỉ cần tránh 1 số thực phẩm có đường nhất định
Thực tế: Thay vì tập trung vào những thứ bạn cần phải loại khỏi chế độ ăn, bạn sẽ dễ đạt đích mong muốn nếu tập trung vào việc cắt giảm đường trong chế độ ăn.
“Rất dễ để chỉ cho thật ít đường vào các thực phẩm như rau, quả, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu đỗ, hạnh nhân và các loại hạt. Các thực phẩm chưa qua chế biến này vốn đã đủ dinh dưỡng và độ ngọt ngào nên bạn sẽ gần như phải sử dụng rất ít đường.
Bạn tưởng: Cần phải giảm hoa quả
Thực tế: Một bát hoa quả luôn an toàn.
Mặc dù hoa quả có nhiều đường nhưng đường trong hoa quả là đường tự nhiên và cùng với chất xơ, vitamin, khoáng chất, hoa quả mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Bạn tưởng: Sẽ phải “chia tay” với món tráng miệng
Thực tế: Cắt giảm đường không có nghĩa là phải từ chối các món ăn ngọt ngào. Bởi bạn hoàn toàn có tự làm những chiếc bánh, lọ mứt không cần thêm đường mà vẫn ngọt mát.
Và tự làm bánh mỳ, súp, sữa chua… cũng là cách giúp bạn có bữa ăn ngon miệng mà không phải lo lắng về lượng đường trong nó.