Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tăng đường huyết
Buồn tiểu nhiều lần |
Việc đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu của bạn có thể vượt ngoài tầm kiểm soát.
Tiến sĩ Fuhrman giải thích rằng khi có quá nhiều glucose hoặc đường trong máu, thận sẽ cố gắng đẩy ra ngoài qua đường nước tiểu. Kết quả là, chúng ta sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, bao gồm cả vào giữa đêm. Vì mất quá nhiều nước, có thể chúng ta sẽ cảm thấy khát và miệng có cảm giác khô.
Khát nước điên cuồng |
Đi tiểu thường xuyên hơn có nghĩa là cơ thể của chúng ta đang bị thoát nước nhiều hơn bình thường, điều này khiến cơ thể có nguy cơ bị mất nước.
Điều này khiến chúng ta có cảm giác khát và miệng khô hơn ngay cả khi vẫn uống đúng lượng nước như mọi khi. Việc uống nhiều nước lại dẫn đến cảm giác buồn đi tiểu như một chu trình lặp lại.
Cảm giác kiệt sức |
Mệt mỏi là tác dụng phụ thường thấy của mất nước. Elizabeth Halprin, Giám đốc lâm sàng về bệnh tiểu đường ở người lớn thuộc Trung tâm Tiểu đường Joslin, Boston, Anh cho biết: “Nếu bạn đang đi tiểu nhiều hơn và khát hơn bình thường, bạn có thể cảm thấy bị đuối sức một cách kỳ lạ”.
Bạn có thể cảm thấy mệt nhoài ngay cả khi vẫn đi ngủ và thức dậy vào thời gian như bình thường. Việc phải thức dậy nhiều lần vào buổi đêm khi cần đi vệ sinh sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Kết quả thời gian ngủ sẽ ít hơn bạn nghĩ.
Nhìn mờ |
Điểm vàng ở mắt là ống kính nhỏ nằm ở trung tâm vùng mắt và có nhiệm vụ nhìn hình ảnh sắc nét. Nhưng khi lượng đường glucose quá cao, chất lỏng có thể xâm nhập vào ống kính này và làm cho nó sưng lên.
Việc sưng lên sẽ làm thay đổi hình dạng của ống kính, vì vậy nó không thể tập trung chính xác. Khi điều đó xảy ra, tầm nhìn có thể bị mờ và không rõ ràng ngay cả khi bạn đeo kính hoặc tiếp xúc như bình thường.
Chảy máu chân răng |
Các loại vi khuẩn yêu thích chất ngọt gây ra sự chậm trễ trong việc liền các vết cắt và cũng có thể làm hỏng nướu răng. Nướu sẽ bị sưng đỏ, nhạy cảm và có nhiều khả năng bị chảy máu khi đang đánh răng hoặc đánh răng quá kỹ.
Thông thường, cơ thể chúng ta chống lại các vi trùng gây nhiễm trùng trong miệng. Tuy nhiên, lượng đường tăng lên làm cho miệng là khu vực ưa thích của vi khuẩn và làm giảm các đặc tính chống vi khuẩn tự nhiên của khoang miệng.
Vết đốm không bình thường trên da |
Các bác sỹ giải thích rằng mức đường trong máu quá cao có thể làm hỏng các mạch máu, kể cả các mạch máu ngay dưới da. Sự phá huỷ này có thể dẫn đến những mảng màu nâu nhạt hoặc vẩy đốm màu trên da đặc biệt là ở vùng chân. Các vết đốm này thường ngứa, và thậm chí có thể gây ra cảm giác đau.
Bạn cũng có thể nhận thấy các đốm sáng tối, nhợt nhạt trong nếp gấp da đặc biệt là ở nách, háng hoặc cổ. Lượng đường trong máu cao quá mức có thể làm cho tế bào da tái sản xuất nhanh hơn bình thường. Các tế bào mới có nhiều sắc tố hơn dẫn đến các đốm tối. Chúng có thể không gây đau nhưng ngứa và thậm chí bốc mùi khó chịu.
Làm gì khi có các dấu hiệu ở trên? |
Cảm thấy khát hoặc mệt mỏi một cách bất thường trong một hoặc hai ngày không phải quá lo lắng. Nhưng nếu các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn hai ngày hoặc đi kèm các triệu chứng khác, hãy kiểm tra lượng đường trong máu sớm nhất có thể. Đây là những dẫu hiệu rõ ràng của bệnh tiểu đường và cần tìm gặp bác sỹ ngay lập tức.
Các bác sỹ sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu quá cao, các bác sỹ có thể sẽ đề nghị dùng thuốc để kiểm soát mức độ. Tuy nhiên, thay đổi lối sống có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Các chuyên gia về bệnh tiểu đường nói rằng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và ít đường có thể làm đảo ngược các triệu chứng tiền tiểu đường và tiểu đường.