Facebook Zalo youtube Tiktok

Mỹ gia tăng sức ép trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục gia tăng sức ép lên NATO, yêu cầu các nước thành viên khối quân sự này tiếp tục tăng mức đóng góp ngân sách.
aa

Cuộc gặp khó khăn

Tại cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg tại Nhà Trắng ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump cho biết hầu hết các nước thành viên NATO chưa đạt được mục tiêu chi ngân sách cho quốc phòng mặc dù đã có những tiến triển trong thời gian qua. Ông Trump cũng hy vọng mức đóng góp sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai đồng thời chỉ trích Đức đã không thực hiện cam kết 2% GDP cho quốc phòng và hiện nay mới chỉ dành ra 1% GDP cho mục đích này. Ông Trump cho rằng Mỹ đang bảo vệ châu Âu, nhưng những nước này lại đang lợi dụng Mỹ, chính vì vậy, Mỹ muốn công bằng trong việc chia sẻ gánh nặng tài chính trong NATO.

my gia tang suc ep truoc them hoi nghi ngoai truong nato
Tổng thống Mỹ Trump (trái) và Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg. Ảnh: CNN.

Tổng thống Donald Trump đồng thời bày tỏ hy vọng Nga sẽ không trở thành một mối đe dọa an ninh đối với NATO và cho rằng Mỹ sẽ hợp tác với Nga để giải quyết những trở ngại trong quan hệ song phương, cũng như các điểm nóng trên thế giới. Ông Trump cũng khẳng định rằng phương Tây đã có những bước tiến lớn tại Afghanistan mặc dù ông cho rằng cuộc chiến 18 năm qua tại đây là điều đáng tiếc và nực cười.

Trong thông báo ngày 2/4, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump và Tổng thư ký NATO Stoltenberg đã gặp nhau nhân kỷ niệm 70 năm thành lập NATO cũng như tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với khối này. Thông báo của Nhà Trắng cũng cho biết hai bên đã thảo luận các nỗ lực hiện nay trong viêc chống khủng bố và xem xét các hoạt động khiêu khích của Nga. Nga dự kiến sẽ là chủ đề chính tại hội nghị ngoại trưởng các nước NATO tại thủ đô Washington ngày 3/4.

Bất đồng chưa được thu hẹp

Tổng thống Donald Trump luôn chỉ trích các thành viên NATO vì không thực hiện cam kết 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng. Đây là cam kết mà các quốc gia thành viên NATO đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Wales năm 2014, theo đó, tất cả 29 quốc gia thành viên đạt mục tiêu ngân sách dành 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng trong một thập kỷ đến năm 2024. Ông Trump đã liên tục có các thông báo trên Twitter với những lời lẽ chỉ trích NATO như “Cực kỳ thiếu công bằng!” hay “Không thể chấp nhận được!”, đồng thời công kích mạnh mẽ Đức, nước đầu tàu trong Liên minh châu Âu.

Trên thực tế, các chỉ trích của Tổng thống Trump không phải là không có cơ sở khi tới năm 2014 chỉ có 3 trên tổng số 29 thành viên NATO thực hiện cam kết dành 2% GDP cho quốc phòng và con số này mới chỉ tăng lên 7 trong năm 2018, và 16 thành viên đang nỗ lực để đạt được mục tiêu như hạn định.

Chính vì vậy mà Tổng thống Trump liên tục gia tăng sức ép và tới thượng đỉnh NATO tháng 11/2018, các thành viên NATO đã phải ra một tuyên bố chung, tái khẳng định cam kết chi 2% GDP cho quốc phòng, như một cử chỉ nhượng bộ trước các đòi hỏi của Tổng thống Mỹ. Mặc dù NATO đã phải nhượng bộ nhưng ngay sau đó, ông Trump lại đề nghị các đồng minh ngay lập tức tăng mức đóng góp lên 4% nếu không Mỹ sẽ rút khỏi NATO, dẫn tới các bất đồng giữa Mỹ và các nước đồng minh khó có thể được thu hẹp.

Ông Trump không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên chỉ trích các đồng minh về vấn đề chi phí quốc phòng, tuy nhiên xét trên chính sách nước Mỹ trên hết, có thể thấy Tổng thống Trump muốn lợi dụng tâm lý cảm thấy có lỗi của châu Âu khi chưa chi tiêu cho quốc phòng một cách hợp lý, cũng như những lo ngại về việc Mỹ rút khỏi NATO, liên minh quân sự mà suốt 69 năm qua Washington vẫn được xem là trụ cột chiến lược quan trọng nhất để buộc các đối tác phải nhượng bộ trong vấn đề khác mà ông thực sự quan tâm đó là giảm thâm hụt ngân sách cho nước Mỹ.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây có thể là nước cờ khi Tổng thống Mỹ đưa ra một giao kèo về việc tiếp tục đảm bảo an ninh cho châu Âu để đổi lấy những nhượng bộ kinh tế từ châu lục này. Thương mại là mối ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Trump, đồng nghĩa với việc cam kết bảo đảm an ninh cho châu Âu phải đem lại những “lợi nhuận” thực sự cho Mỹ. Vì thế, những lời chỉ trích và phàn nàn về châu Âu mà ông chủ Nhà Trắng liên tục đưa ra sẽ chưa chấm dứt chừng nào Mỹ vẫn chịu thâm hụt thương mại với các đối tác bên kia Đại Tây Dương.

Khác biệt lợi ích ngày càng lớn giữa Mỹ và NATO

Ngoài vấn đề đóng góp tài chính, giữa Mỹ và các đồng minh NATO còn nhiều lợi ích chồng chéo trong một số lĩnh vực khác. Báo cáo thường niên năm 2018 của NATO khẳng định NATO đã trở thành một liên minh hiện đại, ứng phó với các mối đe dọa an ninh, thích ứng với những thách thức mới. Tuy nhiên, gần đây, các nước đồng minh NATO đang ngày càng rời xa các mục tiêu chính sách của Washington. Sự kiện minh chứng nổi bật nhất là việc Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao đổi với Chính phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan rằng sẽ không chấp nhận việc Thổ Nhĩ Kỳ thực thi hợp đồng mua bán với Nga do điều này cho thấy quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang có phần nồng ấm lên. Chính quyền Mỹ cảnh báo nước đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gánh “hậu quả khôn lường” nếu tiếp tục thương vụ mua bán, tuy nhiên, Tổng thống Tayyip Erdogan dường như đã bỏ qua lời cảnh báo của Washington. Một số nước thành viên NATO bao gồm Italy, Hungary, Bỉ, Bulgaria và Hy Lạp cũng không hợp tác với Mỹ trong việc đối đầu và cô lập Nga và đã bày tỏ quan điểm không đồng tình với chiến lược trừng phạt đối với Nga.

Các nước NATO cũng không đồng tình với một số chính sách khác của Mỹ. Khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút toàn bộ binh lính Mỹ tại Syria hồi tháng 12/2018, các nước NATO đã đồng loạt lên tiếng phản đối quyết định này và tuyên bố sẽ không ở lại Syria nếu Mỹ rút quân. Hầu hết các nước thành viên NATO đều không chấp nhận lời kêu gọi của Mỹ trong việc đóng góp lực lượng tham gia tham chiến tại các nước.

Trong quá khứ, Washington cũng đã từng bị các nước NATO phản đối chính sách. Trong những năm 1980, Đức và các nước châu Âu đã đồng ý mua nguồn cung cấp khí đốt thông qua đường ống do Nga kiểm soát bất chấp biện pháp trừng phạt của Mỹ. Mỹ và các đồng minh châu Âu còn bất đồng trong một số vấn đề khác như thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ rút khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris, vấn đề thuế nhập khẩu nhôm và thép gần đây, cũng như việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga.

Những dấu hiệu gần đây cho thấy sự chồng chéo trong lợi ích của Mỹ và châu Âu từ những chính sách đối phó với Nga cho đến cách giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Thực tế này đặt ra những câu hỏi liên quan đến khả năng duy trì mối quan hệ trong NATO và tương lai hoạt động của tổ chức này trong bối cảnh NATO kỷ niệm 70 năm ngày thành lập khối./.

Theo Phạm Huân/VOV-Washington

Tin mới hơn

Mỹ: Nhà Trắng ủng hộ 2 ứng viên tranh luận theo hình thức trực tuyến

Tin 24h ngày 4/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Nhiều vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đã được các đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Mỹ: Nhà Trắng ủng hộ 2 ứng viên tranh luận theo hình thức trực tuyến

Điểm sự kiện từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024

Từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Mỹ: Nhà Trắng ủng hộ 2 ứng viên tranh luận theo hình thức trực tuyến

Tin 24h ngày 3/11/2024

Miền Bắc nước ta vẫn đang chịu ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 11. Đây là đợt không khí lạnh tương đối nhẹ nhưng cũng đã khiến trời chuyển mát, khô ráo, sáng se lạnh.
Mỹ: Nhà Trắng ủng hộ 2 ứng viên tranh luận theo hình thức trực tuyến

Tin 24h ngày 2/11/2024

Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam
Mỹ: Nhà Trắng ủng hộ 2 ứng viên tranh luận theo hình thức trực tuyến

Tin 24h ngày 31/10/2024

Cần cẩn trọng khi tham gia vào "cơn sốt" vàng

Tin bài khác

Tin 24h ngày 30/10/2024

Tin 24h ngày 30/10/2024

Dự báo, hôm nay (30/10), ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to trên 80mm. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ra ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Tin 24h ngày 29/10/2024

Tin 24h ngày 29/10/2024

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Chiều 28/10 giờ địa phương, tại Dubai (UAE) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA) được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 26/10/2024

Tin 24h ngày 26/10/2024

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Tin 24h ngày 25/10/2024

Tin 24h ngày 25/10/2024

Đầu phiên họp sáng 25/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Quốc hội cũng thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc