Facebook Zalo youtube Tiktok

Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản

Chính trị
Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng đã góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.
aa

Tối 8/6, theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Việt Nam, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản, theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đây là chuyến công tác “3 trong 1” của Thủ tướng và đoàn, bao gồm thăm chính thức Nhật Bản; dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23 và dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam.

lam sau sac hon quan he doi tac chien luoc sau rong viet nam nhat ban 34048
Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Việt Nam đã diễn ra trọng thị tại Nhà khách Quốc gia Akasaka (Nhà khách Chính phủ), Thủ đô Tokyo - địa điểm thường được dành để đón tiếp nguyên thủ quốc gia của Chính phủ Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì lễ đón.

Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.

5 ngày với gần 50 hoạt động

Chỉ trong 5 ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có gần 50 hoạt động, trong đó có hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe; hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, gặp lãnh đạo các chính đảng Nhật Bản; tiếp nhiều lãnh đạo các địa phương, tổ chức kinh tế và lãnh đạo các tập đoàn lớn của Nhật Bản.

Tại hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe, hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế thông qua việc mở rộng hợp tác trong đó có các lĩnh vực đầu tư, thương mại, ODA, nông nghiệp công nghệ cao, lao động; nhất trí phối hợp thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam thông qua triển khai hiệu quả Giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt - Nhật và tăng cường hình thức hợp tác đối tác công tư (PPP); đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn về cơ sở hạ tầng như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, khu công nghệ cao Hòa Lạc, đường sắt đô thị; triển khai chính sách công nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ và cải cách doanh nghiệp Nhà nước.

Lãnh đạo hai nước bày tỏ quyết tâm nâng gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm 2020 (hiện ở mức 30 tỷ USD), trong đó trước mắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi các sản phẩm như vải, nhãn của Việt Nam và cam, quýt của Nhật Bản vào thị trường của nhau. Cùng với đó, hai Thủ tướng cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác địa phương.

lam sau sac hon quan he doi tac chien luoc sau rong viet nam nhat ban 34048

Sau lễ đón, hai Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. (Ảnh: TTXVN)

Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai Thủ tướng khẳng định hai bên phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, các bên liên quan không có những hành động đơn phương bao gồm quân sự hóa, làm thay đổi nguyên trạng, làm phức tạp, mở rộng tranh chấp tại Biển Đông, thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) có hiệu lực.

Gặp gỡ báo chí sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh về kết quả tốt đẹp của hội đàm và hai bên thống nhất ra Tuyên bố chung với nhiều nhận thức quan trọng về phương hướng và biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hai bên nhất trí tăng cường tin cậy chính trị. Việt Nam khẳng định coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài. Hai bên duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc ở các cấp, đặc biệt là cấp cao; phối hợp chuẩn bị tổ chức tốt lễ kỷ niệm 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2018.

Hai bên cũng đã trao đổi nhiều biện pháp và giải pháp cụ thể, thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế, nhất là tăng cường kế nối đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

“Ngài Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội, tập trung vào các dự án trọng điểm xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao; đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu…”- Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một người bạn thân đến thăm Nhật Bản lần thứ hai trên cương vị Thủ tướng, và khẳng định hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao.

“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tôi tiến hành cuộc hội đàm lần thứ 5 và đã trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn. Tiếp theo chuyến thăm của tôi vào tháng 1/2017,, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Nhật Bản. Trên cơ sở tiếp xúc cấp cao thường xuyên như vậy, những năm gần đây mối quan hệ Nhật Bản và Việt Nam đã và đang phát triển đáng kể. Để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển đó, hôm nay, tôi đã bày tỏ quyết tâm của Nhật Bản sẽ đóng góp vào xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, cải thiện môi trường đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam với sử dụng công nghệ, kinh nghiệm vượt trội của Nhật Bản và qua đó, tạo ra cơ hội kinh doanh mà hai bên cùng có lợi” – Thủ tướng Shinzo Abe cho biết.

Với kết quả hội đàm tốt đẹp, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết sẽ cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ”nắm chặt tay nhau” để thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hai Thủ tướng đã chứng kiến cơ quan chức năng hai nước trao đổi 14 văn kiện ký kết, bao gồm các công hàm trao đổi cho 4 dự án vốn vay ODA trị giá hơn 100 tỷ Yên, tương đương 900 triệu USD.

lam sau sac hon quan he doi tac chien luoc sau rong viet nam nhat ban 34048
Thủ tướng hai nước đã chứng kiến các Bộ ngành và cơ quan hai nước trao đổi 14 văn kiện ký kết.

Trong các hoạt động tiếp xúc cấp cao, sự kiện mang nhiều ý nghĩa của chuyến thăm, đồng thời thể hiện tình cảm, sự coi trọng đặc biệt của lãnh đạo và nhân dân Nhật Bản đối với lãnh đạo và nhân dân Việt Nam, khắc họa sâu đậm tình hữu nghị hai nước, là cuộc hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân. Cuộc hội kiến được bố trí tại một địa điểm thân mật trong Hoàng Cung và diễn ra dài gần gấp đôi so với thời gian dự kiến trong sự trọng thị và cảm kích của Nhà Vua, Hoàng hậu và Hoàng gia Nhật Bản.

Một sự kiện quan trọng nữa của chuyến đi là Thủ tướng tham dự Hội nghị tương lai Châu Á lần thứ 23. Với chủ đề “Chủ nghĩa toàn cầu giữa ngã tư đường - Bước đi tiếp theo của Châu Á”, hội nghị đã tập trung thảo luận về các xu thế, yếu tố ảnh hưởng lớn tới tương lai của Châu Á như làn sóng chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tuý, quan hệ giữa các nước lớn và thay đổi trật tự thế giới, sự phát triển của ASEAN, Trung Quốc và khu vực Nam Á, tình hình an ninh của Châu Á… Đây là diễn đàn có uy tín và điểm đặc biệt là hội nghị năm nay, Thủ tướng được mời có bài phát biểu chính khai mạc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thực tế lịch sử cho thấy, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu. Nêu lên những thách thức đối với Châu Á trong quá trình toàn cầu hóa, Thủ tướng đã đề xuất ba nhóm giải pháp. Đó là cần duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong bối cảnh Châu Á đang có những thay đổi mang tính cấu trúc; đó là giải quyết bài toán về mô hình phát triển thúc đẩy mô hình tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững và bao trùm; tối ưu hoá nguồn lực, phối hợp và phát huy vai trò tích cực của các định chế quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, cho biết, bài phát biểu của Thủ tướng được các đại biểu tham dự hội nghị, giới truyền thông Nhật Bản và quốc tế rất quan tâm và đánh giá cao. Tại hội nghị, Thủ tướng đã chia sẻ về quá trình đổi mới phát triển kinh tế của Việt Nam luôn gắn với quá trình thúc đẩy hội nhập quốc tế và liên kết kinh tế. Bài học của Việt Nam hàng chục năm qua, cho thấy quá trình toàn cầu hóa, liên kết kinh tế có những yếu tố tích cực mà các quốc gia có thể tranh thủ, đồng thời giải quyết các mặt tiêu cực.

"Thủ tướng cũng đã trình bày rất rõ về chủ trương đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và quyết tâm của Việt Nam xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, tạo điều kiện cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Qua đó tạo điều kiện liên kết kinh tế và hội nhập quốc tế” – ông Lê Hoài Trung nói.

Đánh dấu một giai đoạn hợp tác mới trong lĩnh vực kinh tế

Chuyến đi này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh dấu một giai đoạn hợp tác mới trong lĩnh vực kinh tế. Lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe cùng tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam với quy mô lớn. Hội nghị có sự tham dự của khoảng 1.300 doanh nghiệp Nhật Bản và khoảng 200 doanh nghiệp Việt Nam. Việc cả hai Thủ tướng tham gia sự kiện này chính là thông điệp đối với doanh nghiệp, ủng hộ mạnh mẽ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.

lam sau sac hon quan he doi tac chien luoc sau rong viet nam nhat ban 34048
Tại Hội nghị tương lai Châu Á lần thứ 23, Thủ tướng đã đề xuất ba nhóm giải pháp giải quyết thách thức của Châu Á.

Tại hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo các Bộ ngành của Việt Nam đã trực tiếp giải đáp các vấn đề mà nhà đầu tư nêu ra nêu lên những thuận lợi về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản hãy tin tưởng vào những cố gắng không mệt mỏi của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam muốn chia sẻ tầm nhìn hợp tác chiến lược không chỉ trong 5-10 năm tới mà là cho các thế hệ con cháu mai sau.

Đáng chú ý là trong hàng loạt các cuộc làm việc, tiếp xúc của Thủ tướng với các tổ chức kinh tế và lãnh đạo tập đoàn hàng đầu của nhật Bản, cả ở Tokyo và Osaka, các nhà đầu tư Nhật Bản bày tỏ sự thiện cảm về đất nước, con người Việt Nam; đánh giá cao môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam.

Bà Yuri Sato, Phó Chủ tịchTổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết: ”Hàng năm JETRO đều khảo sát doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư khu vực Châu Á và Châu Đại Dương, lợi thế của Việt Nam là môi trường đầu tư kinh doanh. 63% số doanh nghiệp cho rằng Việt Nam có chính trị và xã hội ổn định, quy mô của thị trường lớn và tăng trưởng cao. Khi được hỏi các doanh nghiệp đã đầu tư tại Việt Nam, cứ 3 doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp mong muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Đó là do doanh nghiệp Nhật Bản tăng trưởng doanh thu khi đầu tư vào Việt Nam và đánh giá thị trường Việt Nam rất triển vọng”.

Trong chuyến thăm này của Thủ tướng, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã ký 43 văn kiện hợp tác trị giá trên 22 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, đánh giá: ”Các nhà đầu tư Nhật Bản, các chính giới và nhà nghiên cứu đều cho rằng, cả về hợp tác phát triển, cả về đầu tư có lẽ đã bước sang giai đoạn mới cao hơn. Điều đó có thể thấy thông qua việc hợp tác trong các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu đổi mới về thể chế kinh tế của Việt Nam, phục vụ những ưu tiên của Việt Nam như cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân. Họ không những tăng về mặt số lượng mà mở sang nhiều lĩnh vực khác mà chúng ta rất quan tâm. Đó là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng đó cũng là lợi ích của họ”.

Trong chuyến đi, cùng với hoạt động xúc tiến đầu tư, Thủ tướng cũng dành thời gian thị sát hàng hóa Việt Nam được bán tại Trung tâm thương mại Aeon Laketown ở tỉnh Saitama, qua đó tìm hiểu thực tế để tìm biện pháp tăng cường đưa hàng Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công tốt đẹp, mang lại kết quả thiết thực, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước. Cùng với thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, giáo dục thì còn thúc đẩy giao lưu nhân dân góp phần thắt chặt thêm tình cảm giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước./.

Theo Vũ Dũng/VOV

Tin mới hơn

Báo Nikkei ca ngợi chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Ngày 23/12, đồng chí Đoàn Thị Hảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên dự và chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 của Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh.
Báo Nikkei ca ngợi chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy triển khai công tác năm 2025

Ngày 23/12, đồng chí Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Báo Nikkei ca ngợi chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà giáo xứ Đại Từ

Nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024, ngày 23/12, Đoàn đại biểu của tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên làm trưởng đoàn, đã đến thăm, tặng quà Linh mục và bà con Giáo dân, Giáo xứ Đại Từ.
Báo Nikkei ca ngợi chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đón Bằng công nhận đạt chuẩn mức 1

Sáng 22/12, Tỉnh ủy Thái Nguyên phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ đón Bằng công nhận trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đạt chuẩn mức 1. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là mốc son đánh dấu chặng đường 67 năm xây dựng và phát triển của Trường Chính trị tỉnh.
Báo Nikkei ca ngợi chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

ATK Thái Nguyên – nơi hun đúc sức mạnh của quân đội cách mạng

Trở thành trái tim của căn cứ địa Việt Bắc, ATK Thái Nguyên không chỉ đảm bảo cho các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ đứng chân chỉ đạo phong trào cách mạng trên toàn quốc mà còn trở thành vị trí chiến lược quan trọng trong tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những điểm nổi bật chính là ATK Thái Nguyên đã góp phần hun đúc, rèn luyện tạo nên sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Tin bài khác

Tổng kết công tác ngành Nội vụ năm 2024

Tổng kết công tác ngành Nội vụ năm 2024

Ngày 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của ngành Nội vụ. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.
Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng

Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng

Chiều tối 20/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ với điểm cầu 94 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và 63 địa phương trong cả nước. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tham dự tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Kỳ họp thứ 24 - Kỳ họp Chuyên đề HĐND tỉnh Thái Nguyên Khoá XIV

Kỳ họp thứ 24 - Kỳ họp Chuyên đề HĐND tỉnh Thái Nguyên Khoá XIV

Nhằm kịp thời quyết định những vấn đề cấp thiết thuộc thẩm quyền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiều 20/12, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Kỳ họp thứ 24 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh để cho ý kiến vào nội dung thuộc thẩm quyền. Dự Kỳ họp có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh.
Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024

Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024

Chiều 19/12, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương. Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự tại điểm cầu Trung ương. Dự tại điểm cầu Tỉnh ủy Thái Nguyên có lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; lãnh đạo các Huyện ủy, Thành ủy và các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri sau kỳ họp

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri sau kỳ họp

Ngày 18/12, đoàn đại biểu HĐND tỉnh và HĐND TP Thái Nguyên đã tiếp xúc với đại diện cử tri phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...