Hướng dẫn mới về dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi
Số liệu cho thấy 3/4 số trẻ dưới 1 tuổi ở Anh đang được cho ăn quá nhiều calo, nguyên nhân chính gây béo phì.
Các chuyên gia hy vọng xu hướng đáng lo ngại sẽ được đẩy lùi nhờ hướng dẫn cập nhật, do Ủy ban tư vấn khoa học về dinh dưỡng (SACN) ban hành.
Cơ quan này khuyến nghị trẻ dưới một tuổi:
• Bắt đầu ăn dặm vào khoảng sáu tháng tuổi - trước đó trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn.Sau đó trẻ vẫn cần được bú sữa mẹ cho đến khi được một tuổi.
• Không cho trẻ uống sữa bò trước ngày sinh nhật đầu tiên, vì các nghiên cứu cho thấy trẻ uống sữa có lượng sắt thấp hơn
• Tránh những thực phẩm nhiều đường và muối, vì nhiều bằng chứng cho thấy cả hai đều có hại
• Cho trẻ làm quen với lạc và trứng gà khi được sáu tháng, vì nếu để chậm hơn có thể làm tăng nguy cơ dị ứng
Các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều khuyến nghị trong những năm 1970 và 1980 trong nỗ lực nhằm thay đổi thói quen nuôi dưỡng trẻ nhỏ, dựa trên những lợi ích và nguy cơ sức khỏe mới được phát hiện.
Nhưng những báo cáo cuối cùng đã được công bố vào những năm 1990, và từ đó đã có nhiều lời khuyên lời khuyên được đưa ra trong hai thập kỷ qua.
Báo cáo của SACN nói: 'Chưa có đánh giá nguy cơ toàn diện về việc nuôi dưỡng trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ ở Anh kể từ năm 1994.'
Các khuyến nghị của nhóm về lạc, nuôi con bằng sữa mẹ, sữa bò và thức ăn có nhiều đường và muối, hầu hết đã có sẵn.
Chính phủ Anh đã khuyên các bà mẹ cho con bú sữa mẹ cho đến khi được ít nhất sáu tháng, và chỉ sau đó mới cho trẻ làm quen dần với thức ăn đặc.
Và không nên cho trẻ ăn sữa bò trước một tuổi, hoặc thức ăn có nhiều đường vì có thể gây hỏng răng.
Cũng nên tránh thực phẩm nhiều muối vì chúng có thể góp phần gây huyết áp cao sau này và khiến trẻ trở nên thích ăn mặn.
Hướng dẫn hiện có cũng nói rằng việc cho trẻ làm quen với lạc nghiền hoặc xay khi được 6 tháng tuổi là an toàn - miễn là gia đình không có tiền sử dị ứng.
GS Louis Levy, chủ nhiệm khoa dinh dưỡng tại Public Health England, đã hoan nghênh hướng dẫn mới mang tên "Nuôi dưỡng trong năm đầu đời".
Ông cho biết “Bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi và không ăn dặm trước thời điểm này” sẽ giúp trẻ không bị “quá nặng cân”.
Tuy nhiên, hướng dẫn không tính đến kết quả của một nghiên cứu lớn tuần trước, cho thấy lợi ích của việc cho trẻ ăn thức ăn đặc từ ba tháng.
Các nhà nghiên cứu được tài trợ bởi Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm và Hội đồng nghiên cứu y học Anh đã thấy rằng việc làm như vậy có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn và cải thiện sức khỏe lâu dài.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics, gợi ý rằng lời khuyên hiện tại là thiếu sót - và ngụ ý các em bé sẽ tốt hơn nếu được ăn dặm sớm hơn, cùng với sữa mẹ.
Trong nhiều năm các bậc cha mẹ đã được khuyên trì hoãn việc cho trẻ ăn dặm để khuyến khích các bà mẹ tiếp tục cho con bú càng lâu càng tốt.
Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ ở Anh đã bỏ qua lời khuyên này, theo nhiều cuộc điều tra chính thức về thói quen nuôi dưỡng trẻ dưới 1 tuổi.
Khoảng 75% cho trẻ ăn dặm trước 5 tháng tuổi, và 1/4 làm như vậy để ngăn em bé không bị đói qua đêm.
Trang web của NHS Choices cho rằng đây là một sai lầm - và thức ăn đặc sẽ không làm cho trẻ dễ ngủ ngon suốt đêm.
Danh sách toàn bộ các khuyến nghị
• Các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong khoảng sáu tháng đầu đời của trẻ và tiếp tục cho con bú cho đến khi trẻ được một tuổi
• Sữa công thức cho trẻ dưới một tuổi dựa trên sữa bò hoặc sữa dê là lựa chọn thay thế duy nhất cho sữa mẹ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi
• Chỉ sử dụng sữa công thức dựa trên sữa đậu nành khi có lời khuyên y tế
• Trẻ không nên bắt đầu làm quen với thức ăn đặc cho đến khi được 6 tháng tuổi
• Sữa mẹ, sữa công thức cho trẻ dưới 1 tuổi và nước nên là những đồ uống duy nhất cho trẻ sau 6 tháng tuổi
• Không nên dùng sữa bò chưa biến đổi để làm đồ uống chính cho trẻ dưới 12 tháng tuổi
• Một loạt các thực phẩm đặc, bao gồm thực phẩm chứa sắt, nên cho trẻ làm quen ở dạng thích hợp với độ tuổi từ khoảng 6 tháng tuổi
• Việc đa dạng hóa chế độ ăn, hương vị và kết cấu nên tiến hành tăng dần trong suốt giai đoạn ăn dặm
• Giảm các thức ăn có thêm muối và đường tự do trong giai đoạn ăn dặm
• Trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh không cần bổ sung sắt
• Trẻ dưới 1 tuổi bú mẹ hoàn toàn cần được bổ sung hàng ngày 8,5 đến 10µg vitamin D (340-400 IU/ngày)
• Có thể bắt đầu cho trẻ làm quen với lạc và trứng gà từ khoảng 6 tháng tuổi và không cần phân biệt với các thực phẩm rắn khác
Phụ huynh có thể quá vội vã bổ sung vitamin A cho con?
Ủy ban tư vấn khoa học về dinh dưỡng của Anh ngày hôm qua đã kêu gọi Chính phủ xem xét lời khuyên của họ về việc cho trẻ bổ sung vitamin A.
Hướng dẫn hiện tại yêu cầu cha mẹ cho trẻ trên sáu tháng tuổi bổ sung hàng ngày, bao gồm vitamin A, quan trọng cho thị lực, tăng trưởng và hệ thống miễn dịch.
Nhưng SACN lập luận rằng tỷ lệ thiếu vitamin A là thấp ở trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh ở Anh, mặc dù tỷ lệ bổ sung thấp.
Cơ quan này cho rằng điều này sẽ thúc đẩy việc xem xét bằng chứng của vitamin A, nhất là khi số nghiên cứu cho thấy các chế phẩm bổ sung có thể khiến trẻ dưới 1 tuổi có lượng vitamin có hại.
SACN khuyên: “Chính phủ nên xem xét các cơ hội để tổng kết những lời khuyên về các chế phẩm bổ sung và thực phẩm chứa vitamin A trong giai đoạn dưới một tuổi”.