Facebook Zalo youtube Tiktok

Học cách phòng tránh cúm của các bác sĩ

Sức khỏe
 Ai cũng biết là bệnh cúm đang có những diễn biến phức tạp trong năm nay. Và như với mọi bệnh dịch khác, các bác sĩ và y tá luôn có mặt ở điểm nóng. Họ thường xuyên và liên tục phải tiếp xúc với cúm từ những bệnh nhân đến phòng khám, phòng cấp cứu và các cơ sở chăm sóc khẩn cấp. Do đó, điều tất yếu là họ sẽ biết cách tốt nhất để phòng tránh bệnh.
aa

Dưới đây là những bí quyết để các bác sĩ tự bảo vệ mình khỏi bệnh cúm.

hoc cach phong tranh cum cua cac bac si

1. Đầu tiên và trước hết: Hãy tiêm phòng cúm

Đây là điều thứ nhất mà các bác sĩ cho biết họ làm và khuyên người khác làm. Mọi người thường viện ra đủ loại lý do để từ chối tiêm vắc xin cho bản thân hoặc gia đình, nhưng đây là việc mà các bác sỹ luôn thực hiện để giảm nguy cơ mắc các bệnh có thể ngăn ngừa được. Hầu hết các bác sĩ đều bảo đảm cho cả gia đình cũng được tiêm phòng để bảo vệ thêm.

Nhưng các bác sĩ cũng thừa nhận rằng vắc-xin không phải là hoàn hảo, ví dụ vắc-xin năm nay không hiệu quả như hầu hết các năm. Vào bất cứ năm nào, việc tiêm phòng cúm cũng chỉ có hiệu quả khoảng 40 đến 60% trong việc giảm nguy cơ cúm khi vắc-xin phù hợp tốt với những chủng cúm đang lưu hành trong quần thể. Trong cuộc đuổi bắt này - không phải lúc nào cũng là một trận đấu tốt - có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của việc tiêm phòng. Theo ước tính hiện tại của CDC, vắc-xin năm nay chỉ có hiệu quả khoảng 30% chống lại chủng virut chiếm ưu thế.

Tuy có thể vẫn mắc cúm dù đã tiêm phòng, song tỷ lệ các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi sẽ giảm xuống nếu bạn dx tiêm phòng.

2. Rửa tay và sử dụng chất sát trùng tay - rất nhiều

Rửa tay thường xuyên và sử dụng chất sát trùng tay là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Do mọi người thường lây truyền bệnh cúm một ngày trước khi bắt đầu có các triệu chứng, thực hành vệ sinh bàn tay tốt - ngay cả khi bạn nghĩ rằng xung quanh mình toàn những người khỏe mạnh - là rất quan trọng

Bệnh cúm lây qua những giọt nước nhỏ bắn ra khi nói chuyện, ho hay hắt hơi. Và, trong khi bạn có thể hít phải những giọt nhỏ này, chúng cũng có thể rơi vào những bề mặt mà bạn chạm vào và sau đó vô tình đưa lên miệng hoặc mũi. Vì vậy, vệ sinh bàn tay liên tục là điều hết sức thiết yếu.

3. Càng ít sờ vào mặt càng tốt

Đây là một điều quan trọng khác. Vì bạn có thể bị cúm sau khi sờ vào bề mặt nhiễm bẩn và sau đó chạm vào mũi hoặc miệng, nên đây là một cách dễ dàng để bệnh lây lan. Nhiều bác sĩ chia sẻ rằng họ đã mất nhiều năm rèn luyện đôi tay để không bao giờ sờ lên mặt trong khi đang làm việc mà trước đó chưa rửa tay, nhằm giảm bớt nguy cơ đưa vi trùng trực tiếp vào “cửa khẩu” nhiễm bệnh. Không sờ vào mặt còn quan trọng hơn cả việc rửa tay, đó là lý do tại sao nên cố tránh làm như vậy càng nhiều càng tốt.

Một điều cần cân nhắc: son dưỡng môi. Tốt nhất nên chọn loại đựng trong ống thay vì loại cần dùng ngón tay để bôi lên môi.

4. Mang khẩu trang khi ở gần người ốm

Các bác sĩ không thống nhất về việc mang khẩu trang khi gặp bệnh nhân. CDC khuyến cáo nên đeo măt nạ che mặt, bảo vệ mắt, hoặc khẩu trang khi điều trị bệnh nhân cúm (và cũng khuyến cáo bệnh nhân phải đeo khẩu trang khi rời phòng điều trị). Các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân đeo khẩu trang để bảo vệ các bệnh nhân khác và ngăn ngừa sự tích tụ mầm bệnh trên các bề mặt xung quanh."

Nhưng một số bác sĩ lại nói rằng họ thường không đeo khẩu trang vì "nó không được hoan nghênh từ quan điểm phục vụ khách hàng. Họ sẽ lo lắng là bạn đang bị bệnh và không muốn bị phơi nhiễm với bệnh tật của bạn”, một bác sĩ chia sẻ. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ mang khẩu trang nếu biết chắc rằng bệnh nhân đang bị cú, vì với hầu hết bệnh nhân cảm thấy ốm, không ai thực sự chắc chắn là họ bị bệnh gì. Ngoài ra, nếu bạn đang mang khẩu trang (ít nhất là ở cơ sở y tế), thì bạn thực sự cần mang vào mọi lúc. Nếu không, bạn sẽ chạm vào mặt nhiều hơn bình thường, có thể làm tăng nguy cơ bị cúm.

Khẩu trang có một số lợi ích đối với cộng đồng. Chẳng hạn, nếu bạn đang chăm sóc người thân bị cúm ở nhà, có thể hữu ích khi đeo khẩu trang (cùng với việc rửa tay thường xuyên). Và nếu bạn có các triệu chứng cúm, điều quan trọng là phải đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.

5. Cố gắng tránh những người đang ho

Việc này nói thì dễ hơn làm đối với các bác sĩ đang phải điều trị cho bệnh nhân.

Vì bệnh cúm lây qua tiếp xúc với những giọt dịch tiết từ người bị bệnh, nên khi người bệnh trực tiếp ho vào người sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Hắt hơi và ho là một trong những cách nhanh nhất để truyền vi-rút vì nó giúp vi-rút nó đi nhanh hơn. Bạn sẽ rất dễ bị bệnh nếu ngồi gần người đang ho và hắt hơi. Vì vậy, nếu có thể di chuyển tránh khỏi người đang ho dữ dội trên xe buýt, thì hãy làm như vậy.

6. Tránh xa phòng khám của bác sĩ và phòng cấp cứu trừ khi thực sự phải đến đó

Rõ ràng các bác sĩ là những “vị thần” ở những nơi này, nhưng họ nói rằng những người không có phận sự tốt nhất nên tránh những nơi mà bệnh cúm chắc chắn sẽ xảy ra, nếu có thể. Vào cao điểm của mùa cúm, bạn nên gọi đến phòng khám của bác sĩ của mình để xem liệu họ có thể tư vấn ​​qua điện thoại trong những trường hợp nhất định không, nếu thích hợp, ví dụ: nếu bạn chắc chắn là mình bị nhiễm trùng tiết niệu, hoặc bạn chỉ cần kê lại đơn thuốc.

Nếu bạn có buổi khám sức khoẻ định kỳ tại cơ sở y tế nhưng cảm thấy khá khỏe mạnh vào thời điểm đó, thì việc thử đặt lại lịch trong vài tháng nữa cũng không phải là ý tối. Cố gắng hoãn các buổi đi khám bác sĩ nếu có thể, và tránh xa các bệnh viện, phòng cấp cứu và chăm sóc khẩn cấp trừ khi bạn thực sự cần đến chúng.

Nếu bạn phải đến phòng cấp cứu (nơi rất có khả năng bạn sẽ phải tiếp xúc với ai đó bị cúm), thì đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân là điều hợp lý. Nhiều phòng cấp cứu và phòng khám có sẵn khẩu trang trên bàn trước sảnh, và việc đeo khẩu trang, cùng với vệ sinh bàn tay thật tốt - có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm.

Đôi khi bạn có thể làm tất cả những điều đúng đắn và vẫn mắc bệnh cúm - đặc biệt là nếu bạn sống hoặc làm việc ở nơi thường xuyên phải tiếp xúc gần với rất nhiều người. Nhưng các bác sĩ nói rằng làm theo những hướng dẫn này là cách tốt nhất để giảm nguy cơ phơi nhiễm và giảm thiểu sự lây lan của vi-rút. Hãy cố gắng giữ an toàn

Theo Dân trí
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin mới hơn

Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Nghệ An, 37 người mắc bệnh

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm gia cầm A(H9) trên người đầu tiên

​Ngày 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người sau khi ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Nghệ An, 37 người mắc bệnh

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các bộ, ngành.
Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Nghệ An, 37 người mắc bệnh

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Ra mắt cuốn sách "Bản lĩnh blouse trắng"

Ngày 26/2, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) và ra mắt cuốn sách “Bản lĩnh blouse trắng”.
Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Nghệ An, 37 người mắc bệnh

Sau Tết, tiếp tục giám sát chặt các dịch bệnh

Trong kỳ nghỉ Tết, cả nước ghi nhận 357 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 225 trường hợp mắc tay chân miệng.
Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Nghệ An, 37 người mắc bệnh

Bé gái 5 tuổi bị mất một bàn tay vì hàng xóm đốt pháo

Khi đang chơi trước nhà, thấy nhà hàng xóm đốt pháo hoa bé gái nhặt một viên pháo rơi trên sân, sau đó pháo phát nổ khiến tay trái của bé bị dập nát và đùi phải bị cháy đen.

Tin bài khác

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Bệnh viện Đà Nẵng thông tin, các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công khối u khổng lồ vùng góc hàm cho cụ bà có tiền sử 3 lần tai biến.
Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Ngày 31/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh viện vừa thực hiện báo động đỏ liên viện, mổ khẩn cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết trên cơ thể trong tình trạng tính mạng bị đe doạ.
TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

Bé trai đầu tiên được thông tim từ trong bào thai đã chào đời lúc 9h17 sáng 30/1, tại Bệnh viện Từ Dũ, nặng 2,9kg, da dẻ hồng hào, khóc rất to khi chào đời.
Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Nữ bệnh nhân 26 tuổi bị tai biến xuất huyết não sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, gọt góc hàm, hạ gò má, nhổ răng khôn.
Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận nhiều ca bệnh bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ học theo hướng dẫn trên mạng để chơi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn  tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

(Theo Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, hệ thống cơ quan Thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả)
[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

Chè là cây trồng mũi nhọn và cũng là thế mạnh sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết chuyên đề của ...
[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chỉ thị số 06/CT-UBND thể hiện quyết tâm cao của UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đột phá vào năm 2025. Chỉ thị 06 đưa ra một khung ...
[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

Nhằm đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban ...
[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

Lễ hội Lồng Tồng
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...