Hoang mạc ở Chile có thể giúp giải mã bí mật về sự sống trên Sao Hỏa
Hoang mạc Atacama. (Nguồn: wikipedia.org) |
Nằm ở độ cao trung bình khoảng 3.500m so với mặt nước biển giữa Thái Bình Dương và dãy Andes, hoang mạc Atacama được ghi nhận là vùng đất không thuộc hai cực khô cằn nhất thế giới và cũng được coi là khu vực có điều kiện tự nhiên gần giống với Sao Hỏa nhất trên thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học trên, những vi sinh vật được tìm thấy tại Atacama có khả năng sinh tồn dưới mức độ bức xạ tia cực tím cao, đồng thời trong môi trường thiếu nước và ánh sáng nhờ vào khả năng lấy các hợp chất hóa học làm “thực phẩm.”
Đây chính là những thách thức mà bất kỳ sinh vật nào muốn tồn tại tại “hành tinh đỏ” đều phải đối mặt.
Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn EFE (Tây Ban Nha), ông Armando Arzúa, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định: “Nếu chúng ta có thể tìm thấy các loài vi sinh như vậy tại Atacama, chúng ta cũng có thể tìm thấy chúng tại Sao Hỏa vì hai nơi có những đặc điểm tương đồng.”
Nhóm các nhà khoa học nêu trên đã nghiên cứu những địa điểm chiến lược tại Atacama, nơi họ đã khoanh vùng phạm vi sinh sống của những vi sinh vật, nấm và sinh vật đơn bào đáp ứng đủ điều kiện tồn tại trên Sao Hỏa nhờ khả năng chống chọi với nền đất rất thiếu nước và độ mặn rất cao.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang theo dõi sát quá trình nghiên cứu của nhóm nhà khoa học này và vào tháng tới sẽ cử một nhóm chuyên gia tới rà soát những địa điểm trên./.