Facebook Zalo youtube Tiktok

Giải quyết khủng hoảng ở Cục Nghệ thuật Biểu diễn như thế nào?

Xã hội
Sự việc lùm xùm ở Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ VHTT-DL làm mất uy tín của tổ chức công, gây bức xúc cho xã hội và còn hơn thế.
aa

Sự việc lùm xùm ở Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực chất là một khủng hoảng không hề nhỏ đối với Bộ này, đến mức Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ phải chấn chỉnh năng lực của Cục. Vụ khủng hoảng làm mất uy tín của tổ chức công, gây bức xúc cho xã hội và còn hơn thế.

Phóng viên VOV đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Ngọc Sơn, chuyên gia và là NCS về quản trị rủi ro và khủng hoảng tại CHLB Đức ngõ hầu có thể tìm giải pháp tháo gỡ.

PV: Thưa ông, dưới góc độ một nhà nghiên cứu, ông nhìn nhận thế nào về vụ khủng hoảng do Cục Nghệ thuật Biểu diễn (cục NTBD) gây ra?

NNC Lê Ngọc Sơn: Tôi thấy rằng, gần đây một số vấn đề xã hội không được giải quyết rốt ráo, xẩy ra khủng hoảng, từ “sự cố môi trường ven biển miền Trung”, “giải cứu đàn lợn thịt”, “giải cứu trứng gà”, “giải cứu dưa hấu”, “giải cứu vải thiều”… thì nay có thể gọi trường hợp khủng hoảng ở Cục NTBD là “giải cứu ca khúc”, hay “giải cứu nghệ thuật biểu diễn”…

Tôi thấy đây có thể được xếp vào một cuộc khủng hoảng mà tôi đặt tên nó là “khủng hoảng tự chuốc”. Nghĩa là cuộc khủng hoảng do lỗi chủ quan, do chính Cục NTBD gây ra và nảy sinh thêm các rắc rối khác nữa. Dạng khủng hoảng này gây thiệt hại lớn về uy tín, hình ảnh cho Cục, cho Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (Bộ VH-TT-DL) và cho đất nước…

Tôi nghĩ đây là vụ khủng hoảng lẽ ra không đáng có, nó nảy sinh từ năng lực, trách nhiệm hạn chế, yếu kém của người đứng đầu Cục NTBD. Cũng vì thế, “cái sảy nảy cái ung”, ngay đến việc xin lỗi cũng không xong do ông cục trưởng không cầu thị, không nghiêm túc, gây ra các khủng hoảng liên hoàn.

giai quyet khung hoang o cuc nghe thuat bieu dien nhu the nao

Tiến quân ca - Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng vừa mới được Cục NTBD cập nhật vào danh mục các ca khúc phổ biến rộng rãi.

PV: Và tình trạng khủng hoảng liên hoàn kéo dài, tổ chức công (ở đây là Cục NTBD, là Bộ VH-TT-DL) sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

NNC Lê Ngọc Sơn: Rõ ràng trong vụ này, “con dại cái mang”, hình ảnh tổ chức công bị ảnh hưởng nặng nề. Thế nên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghiêm khắc chỉ đạo Bộ VH-TT-DL chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm, năng lực Cục NTBD. Trên mạng, cùng với những bình luận, góp ý thiện chí, tích cực, thì cũng lan truyền rất nhiều các bình luận tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan công quyền.

Một số người còn quy kết trường hợp Cục trưởng Chương thành cái phổ biến, như là cái “dễ hiểu”. Nồi canh có thể rầu, dù chỉ có một vài “con sâu” trong đó. Tổ chức công chưa biết mạnh yếu thế nào, nhưng những người năng lực và phẩm chất kém như ông Chương sẽ bị vạ lây, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhìn sâu xa hơn, việc phát triển văn hoá, nghệ thuật của nước nhà cũng bị thiệt hại do những quy định oái oăm của người không hiểu các thuật quản trị công cơ bản gây ra.

PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng này?

NNC Lê Ngọc Sơn: Chẳng biết bằng cách nào đó, những cán bộ kém năng lực, yếu trách nhiệm, thiếu trung thực như thế lại có thể leo vào, leo cao trong bộ máy. Điều này về lâu dài chẳng những không giúp bộ máy mạnh hơn, mà còn làm cho cả một đoàn tàu chậm lại. Tôi cho rằng, khi người đứng đầu một lĩnh vực của một bộ, ngành, địa phương mà yếu kém, chắc khó có thể giúp bộ, ngành, địa phương đó phát triển. Tôi cứ phân vân mãi động cơ nào để Cục trưởng Chương quả quyết rằng cấp phép cho các bài hát là đúng, rồi cấm 5 ca khúc khá nổi tiếng, lưu hành nhiều năm rồi, cũng đúng.

Suy cho cùng, có vài kịch bản sau khiến ông Cục trưởng Chương hăng hái với hành động “cấp phép”, “rút phép” của mình:

(1) “Cấp phép cho bài hát, thì dễ hơn đưa ra danh sách bài hát bị cấm”. Nếu đúng như vậy, nó ngược lại với nguyên tắc Chính phủ liêm khiết, kiến tạo, phục vụ mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ ta đang hướng tới. “Ông Cục” đá quả bóng khó khăn sang phía người dân, còn ông chọn việc dễ. Vậy thì dân nuôi ông để làm gì? Tuy nhiên, hành động này chẳng khác nào việc nhặt thóc ra khỏi sạn (thay vì nhặt sạn ra khỏi thóc). Nó làm tôi nhớ lại bộ phim Thằng Bờm nổi tiếng của điện ảnh nước mình: phá cổng để vác ngang cây tre vào nhà, thay vì vác dọc; trèo lên cây cau rồi nhờ người khác chặt bên dưới… Nếu vậy, ăng lực ông có vấn đề, rất có vấn đề (xin lỗi, hình như ông này vừa ẵm chiếc bằng tiến sĩ, cũng lại vừa nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật !?).

(2) Cứ coi như hành động của ông Cục trưởng và một số vị ở cục NTBD là “vô tư”, “hồn nhiên” vì cho rằng đây là một cách làm tốt cho đại chúng. Vô tư một cách ngô nghê, đến trò cười thì không thể là phẩm chất, năng lực của một người ở ghế Cục trưởng. (Tôi đặt ngược câu hỏi: Vậy nếu vì đại chúng, thì tại sao khi dư luận từ các chuyên gia, nhà khoa học, giới văn nghệ và nhiều người dân phản ứng, phản đối, ông Cục trưởng không nhìn nhận vấn đề nghiêm túc, không điều chỉnh, không xin lỗi? Chỉ đến khi Phó Thủ tướng chỉ đạo, ông mới thay đổi (hoặc đối phó)?. Và khi lên báo, đài lại đổ lỗi cho “kỹ thuật” và “người dân hiểu sai”, liệu thái độ này có xứng đáng là của một Cục trưởng? Và ông Cục trưởng có tôn trọng người dân, tôn trọng cấp trên ?!

(3) Nếu như đây là một hành động để thể hiện quyền lực, muốn bắt những người sáng tác phải đăng ký trước mỗi tác phẩm, thì rõ ràng cả phẩm chất, tư cách lẫn năng lực đều có vấn đề.

Bất cứ tình huống nào như đã phân tích ở trên, thì năng lực, phẩm chất, thái độ, tư cách, liêm sỉ đều “đầy vấn đề”.

PV: Nếu ông (chỉ là giả thuyết thôi) được Bộ VH-TT-DL mời làm cố vấn, tư vấn để giải quyết cuộc khủng hoảng này, thì ông sẽ tư vấn những gì ?

NNC Lê Ngọc Sơn: Tôi nghĩ rằng, Bộ VH-TT-DL lúc này, dù tiến hành biện pháp nào, cũng cần thể hiện sự cương quyết, mạnh mẽ và thực tâm đối với việc phát triển văn hoá, nghệ thuật nước nhà. Với những sai phạm của Cục trưởng Chương vụ này và một số vụ vừa qua, ông Chương hoàn toàn không xứng đáng với vị trí hiện tại. Cái áo quyền lực quá rộng, quá xa xỉ so với năng lực và trách nhiệm của ông ấy. Ở đây, hình như còn có cả lòng tự trọng, sự liêm sỉ nữa, có lẽ ông này không có nốt?!

Nếu Bộ VH-TT-DL thực chất muốn đổi mới và phát triển, cần bắt đầu từ chất lượng bộ máy và cán bộ, hãy xắn tay làm đúng, làm mạnh ở cục NTBD. Tôi tự hỏi, còn chờ gì nữa? Người dân, dư luận xã hội đã hết chịu nổi và đừng mong tìm được sự tha thứ. Xử lý một người để được nhiều việc, làm gương cho nhiều người. Tôi sẽ nói một cách thẳng thắn, kiên quyết với ông Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện rằng: Bộ trưởng còn chờ gì nữa, hay sợ cán bộ mình bị oan? Hay còn…gì nữa? Chần chừ, hữu khuynh, né tránh lúc này là đổ dầu vào lửa, mà “ngọn lửa” ở cục này đã bốc cao rồi!

Trong các lý thuyết quản trị khủng hoảng của nhiều nước, thuyết Truy nguyên (Attribution theory) thường được áp dụng trong trường hợp này, vì nguyên nhân khủng hoảng thì rõ mười mươi. Trong những tình huống như thế, dư luận cần được xoa dịu, cần được giải đáp để sự việc phải kết thúc; để hình ảnh, uy tín của ngành, của Bộ VH-TT-DL và của chính Bộ trưởng không sứt mẻ thêm, không xấu thêm, họ cần biết ai là người phải chịu trách nhiệm và xử lý người đó như thế nào?.

Trong lịch sử phương Đông, cách xử lý này được gọi là “cái đầu Vương Hậu”. Chuyện kể rằng, trong một lần đánh nhau với quân của Viên Thiệu, Tào Tháo đưa 17 vạn quân công thành nhưng mãi không phá được thành. Lương thảo cạn kiệt, quân lính mệt mỏi. Tào Tháo sai quân sang cầu viện, vay được Tôn Sách 10 vạn hộc lương. Quan trông coi lương thảo là Vương Hậu phát cho quân lính, nhưng chẳng mấy chốc khẩu phần ăn bị giảm, lương thảo rất mau cạn. Để vượt qua cuộc khủng hoảng này, Tào Tháo nghĩ ra kế “mượn đầu Vương Hậu”, để quân không oán thán và một lòng vì nghiệp chung. Thế là trách nhiệm lương thảo Vương Hậu phải gánh chịu. Ba ngày sau, thắng lợi vang dội mang về cho Tào Tháo.

Cách này ở nước ta trong lĩnh vực công đã từng được sử dụng để giải quyết các khủng hoảng. Quân pháp bất vi thân! Càng nghiêm càng sớm vãn hồi tình hình. Trong trường hợp cụ thể này, đứng ở góc độ của lãnh đạo Bộ VH-TT-DL, cái sai (có hệ thống và không hề oan uổng) của ông Cục trưởng Chương là rõ ràng, không có nỗi oan của “Vương Hậu”, và dư luận cần có một người đứng ra chịu trách nhiệm về các khủng hoảng mà người đó gây ra./.

Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn Sơn đã và đang là cố vấn truyền thông chính trị cho khá nhiều tổ chức, cá nhân. Ông gần như là người đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về ngành quản trị khủng hoảng ở bậc tiến sĩ. Đang làm NCS tại CHLB Đức, ông Sơn cũng tham gia giảng dạy và thực hiện nhiều dự án nghiên cứu học thuật ở Việt Nam, trong đó có Đề tài cấp trọng điểm nhà nước “Mạng xã hội trong bối cảnh xã hội thông tin ở Việt Nam”.

Theo VOV

Tin mới hơn

Ông Nguyễn Đăng Chương sẽ thôi chức Cục trưởng

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Ông Nguyễn Đăng Chương sẽ thôi chức Cục trưởng

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Ông Nguyễn Đăng Chương sẽ thôi chức Cục trưởng

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.
Ông Nguyễn Đăng Chương sẽ thôi chức Cục trưởng

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Ông Nguyễn Đăng Chương sẽ thôi chức Cục trưởng

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Tin bài khác

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Tin 24h ngày 18/9/2024

Tin 24h ngày 18/9/2024

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Ngay khi nghe tin lũ quét, sạt lở đất vùi lấp hàng chục hộ dân ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), hàng chục công nhân ngành giao thông đã lập tức có mặt, không ngại nguy hiểm, mở đường để lực lượng cứu nạn sớm tiếp cận hiện trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...