Facebook Zalo youtube Tiktok

Du lịch Việt Nam tiếp tục bứt phá trong năm 2023

Xã hội
Định hướng đón 110 triệu lượt khách trong năm 2023, trong đó có 8 triệu lượt khách quốc tế là mục tiêu lớn của ngành du lịch. Trong đó lượng khách quốc tế lớn gấp đôi năm nay đòi hỏi sự đột phá về sản phẩm du lịch, cách quảng bá, xúc tiến du lịch.
aa

Mở rộng đầu tư

Sau 2 năm đóng cửa, Ecolodge Mekong Rustic tại Phong Điền (Cần Thơ) đã mở cửa trở lại với mức bình quân gần 60% công suất phòng. Trước đây, Ecolodge này chỉ đón khách quốc tế nhưng năm 2022, khu nghỉ dưỡng này đón cả khách trong nước, nhất là dịp cuối tuần với tỷ lệ khoảng 40%. Ông Nguyễn Ngọc Bích, CEO Công ty Du lịch Mekong Rustic cho biết: Lượng khách quốc tế đi du lịch thuần tuý bắt đầu tăng từ khoảng tháng 9. Để khôi phục khu nghỉ dưỡng, đơn vị đầu tư hơn tỷ đồng để cải tạo, chỉnh trang lại cơ sở vật chất; tuyển dụng lại nhân lực, xây dựng sản phẩm trải nghiệm mới. Với lượng khách như hiện nay, đơn vị mới chỉ hoà vốn.

Chú thích ảnh
Khách đến tham quan tại bản du lịch cộng đồng tại bản Dỗi, Nam Đông, Thừa Thiên Huế.

“Dù chỉ hoà vốn trong năm 2022 nhưng là điểm đáng mừng sau 2 năm vắng khách. Dựa trên xu thế đón khách quốc tế năm 2023, công ty đang lập dự án nghỉ dưỡng Reverside tại Cái Bè (Tiền Giang) với vốn đầu tư khoảng 1 triệu USD. Dự án đang trong quá trình thiết kế, thẩm định và kêu gọi đầu tư. Với lượng khách quốc tế tăng trưởng như hiện nay, chúng tôi kỳ vọng khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo điểm nghỉ dưỡng mới và tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân”, ông Nguyễn Ngọc Bích chia sẻ.

Trong khi đó, đón đầu xu hướng du lịch trải nghiệm tại cộng đồng dân tộc, Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam trong năm 2022 đã hỗ trợ cho 5 bản du lịch cộng đồng trên cả nước và dự kiến sẽ hỗ trợ cho 20 bản làng làm du lịch cộng đồng năm 2023. Trong gần 3 tháng qua, ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam đã “cùng ăn cùng ở” với bà con tại bản Nà Sự (Nậm Pồ, Điện Biên) để tư vấn cho bà con xây dựng hạ tầng, điểm dịch vụ trong bản.

“Người dân rất hào hứng đóng góp hơn 2.700 ngày công để làm đường, dựng guồng nước (cọn nước) mang đặc trưng của đồng bào Thái…. Việc hướng dẫn bà con xây dựng bản du lịch cộng đồng dễ hơn những năm trước bởi đã có tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch, ASEAN. Đơn vị tư vấn tập huấn cho người dân tiêu chuẩn dịch vụ mà khách cần. Quan trọng nhất là sự hưởng ứng của người dân, từ họp ban hành quy chế, ẩm thực, xây dựng homestay, đội văn nghệ…”, ông Phạm Hải Quỳnh chia sẻ.

Chú thích ảnh
Ẩm thực địa phương.

Các doanh nghiệp trong Hội Du lịch cộng đồng cũng cam kết đưa khách đến với các bản làng du lịch cộng đồng. Từ những thành công ban đầu của các mô hình, nhiều tỉnh thành đăng ký với Hội Du lịch cộng đồng hỗ trợ. “Để các bản làng đi vào du lịch thực chất, các thành viên Hội Du lịch cộng đồng là những doanh nghiệp, chuyên gia sẽ khảo sát để đánh giá tình hình thực tế mới triển khai hỗ trợ. Trên nhu cầu thực tế, năm 2023, Hội sẽ hỗ trợ Điện Biên tối thiểu 5 làng, Quảng Nam 2 làng, Thừa Thiên Huế 2 làng, Lào Cai 3 làng, Đà Nẵng 3 làng, Ninh Thuận 2 làng....”, ông Phạm Hải Quỳnh chi sẻ.

Chú thích ảnh
Giao lưu văn nghệ với người dân bản địa.

Theo ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch), hơn 90% cơ sở lưu trú du lịch trên cả nước đã hoạt động trở lại bình thường. Dựa trên kết quả kinh doanh và định hướng thị trường năm 2023, các doanh nghiệp du lịch sẽ mở rộng đầu tư, tạo dựng sản phẩm du lịch, dịch vụ mới.

Tạo dựng sản phẩm mới

Ông Hà Văn Siêu cho biết: “Năm 2023, ngành Du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng. Đây là thách thức lớn với ngành du lịch, nhất là đón khách quốc tế. Do đó, Tổng cục Du lịch sẽ tập trung nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch kiến nghị Chính phủ cần áp dụng cấp thị thực điện tử cho tất cả các thị trường khách; tiếp tục đơn giản hóa về thủ tục cấp, tăng cường ứng dụng công nghệ; Kéo dài thời gian tạm trú đối với khách quốc tế đến Việt Nam từ 15 ngày lên 30 ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch vào Việt Nam. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch, đặc biệt là trong xúc tiến quảng bá du lịch thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

Chú thích ảnh
Làm du lịch cộng đồng tại bản Nà Sư (Điện Biên)

Với việc đầu tư thêm cơ sở mới, Công ty Du lịch Mekong Rustic mong muốn đón nhiều khách hơn nhưng từ góc nhìn doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Bích cho rằng, hành vi của du khách đã thay đổi so với trước COVID-19. Trong giai đoạn hiện nay khách quốc tế có xu hướng đi du lịch theo từng nhóm nhỏ, chú trọng môi trường sinh thái, bảo đảm sức khỏe. Các đoàn khách MICE đòi hỏi điểm đến có hạ tầng tốt và dịch vụ chuyên nghiệp. “Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đầu tư sản phẩm mới, cách truyền thông mới dựa trên nền tảng xã hội, tạo dựng thông điệp mới để hướng tới thị hiếu mới”, ông Nguyễn Ngọc Bích, CEO Công ty Du lịch Mekong Rustic cho biết.

“Đón đầu xu hướng mới về du lịch, năm 2023, Tổng cục Du lịch và các địa phương tập trung làm mới các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa (ẩm thực và di sản); du lịch sinh thái (bao gồm du lịch cộng đồng) và du lịch đô thị (bao gồm du lịch MICE); du lịch nghỉ dưỡng; du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe… Tổng cục phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm: ASEAN, Đông Bắc Á, Austraylia, Châu Âu, Bắc Mỹ. Phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2023 tại Bình Thuận với chủ đề: “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, ông Hà Văn Siêu chia sẻ.

Chú thích ảnh
Sự trải nghiệm của khách quốc tế tại Ecologe Mekong Rusitc.

“Năm 2023 cũng là cơ hội để ngành du lịch tái cơ cấu thị trường khách, sản phẩm. Việt Nam chuyển hướng vào sản phẩm du lịch chuyên đề về sức khoẻ, du lịch cộng đồng, sinh thái, khai thác giá trị bản địa kết hợp với sản phẩm dịch vụ, lưu niệm có bản sắc để khách chi tiêu nhiều hơn, ở dài ngày hơn. Điều đó mang tới doanh thu và hiệu quả kinh tế hơn”, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam đề xuất.

Xuân Cường/Báo Tin tức
baotintuc.vn

Tin mới hơn

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đúng 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể. Trong không khí trang nghiêm và xúc động, Quốc thiều Việt Nam được cử hành để tiễn biệt Tổng Bí thư - Nhà lãnh đạo đức độ, mẫu mực, tài năng, kiên trung của Đảng, cả cuộc đời hết lòng vì nước, vì dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân

Ghi nhận những công lao, cống hiến đặc biệt xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước đã trân trọng trao tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao quý nhất; nhưng hơn hết, đồng chí mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân. Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này trong Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngày Quốc tang thứ 2: Người dân xếp hàng từ 2 giờ sáng chờ viếng Tổng Bí thư

Hàng trăm người dân đã có mặt từ sớm tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia để chờ đến lượt viếng trong ngày Quốc tang thứ 2 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau 18h ngày 25/7, Nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ tang, từ 18h ngày 25/7, Nhân dân sẽ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trang trọng tại nhiều nước trên thế giới

Sáng nay 25/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng được tổ chức trang trọng tại Liên Hợp quốc và nhiều nước trên thế giới: Hoa Kỳ, Australia, Algeria, Campuchia,...

Tin bài khác

Ứng phó bão số 2 và mưa lũ để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều

Ứng phó bão số 2 và mưa lũ để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Tin tức 24h ngày 21/7/2024

Tin tức 24h ngày 21/7/2024

Ngày 21.7, ông Nguyễn Bá Cẩn - quyền Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan đến vụ việc bệnh nhân bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Sở đã yêu cầu bệnh viện này báo cáo vụ việc. “Hiện bệnh viện đã có báo cáo, tuy nhiên, Sở vẫn đang yêu cầu Giám đốc bệnh viện vào cuộc để làm rõ sự việc này hơn” - ông Cẩn cho hay.
Tin 24h ngày 20/7/2024

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Từ 1/8, công dân Việt Nam có thể đăng ký xe qua ứng dụng VNeID

Từ 1/8, công dân Việt Nam có thể đăng ký xe qua ứng dụng VNeID

Từ ngày 1/8, Cục Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình với xe sản xuất, lắp ráp trong nước, nghĩa là người dân ở nhà cũng có thể đăng ký xe được.
Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn và biển động mạnh

Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn và biển động mạnh

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, các vùng biển từ Quảng Ngãi trở ra có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9; biển động mạnh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước ngày diễn ra Quốc tang, nhiều cơ quan, tổ chức và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tang ...
[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân ...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Từ năm 2009 đến 2023, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vinh dự 3 lần được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ...
Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Sáng 17/7, Tỉnh uỷ Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ...
"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, dưới sự ...
[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

Nhằm hoàn thiện không gian cây xanh, cảnh quan, tạo nét mỹ quan đô thị, TP Thái Nguyên quyết định đầu tư 200 tỷ đồng triển khai thực hiện Dự án xây dựng cảnh quan ...
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc