Facebook Zalo youtube Tiktok

Độc đáo mô hình đào tạo nhân tài thành công ở Việt Nam

Giáo dục
Nhóm nghiên cứu về vật liệu và kết cấu tiên tiến của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức ở ĐH QGHN là một trong những nhóm nghiên cứu mạnh của Việt Nam với 250 bài báo, báo cáo khoa học quốc tế được công bố từ khi thành lập, được cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế biết đến vì cách đi sáng tạo, độc đáo và chuẩn quốc tế.
aa
doc dao mo hinh dao tao nhan tai thanh cong o viet nam

Từ tâm huyết của vị Giáo sư

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề đào tào nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể cạnh tranh trong môi trường quốc tế và khu vực đã thôi thúc GS.TSKH Nguyễn Đình Đức bắt tay vào thành lập Nhóm Nghiên cứu (NNC) của mình.

Khởi đầu với nguồn tài chính bằng con số không để xây dựng NNC, năm 2010 GS Nguyễn Đình Đức đã tập hợp, tuyển chọn, dìu dắt những sinh viên đam mê học tập và nghiên cứu khoa học. Ban đầu nhóm chỉ có thầy và vài trò, nơi làm việc cũng hết sức đơn sơ, chỉ là phòng làm việc của thầy sau giờ hành chính, giảng đường đã tan học hay quán nước nhỏ bên hè.

Nhưng với tâm huyết của người thầy, sinh viên tìm đến tham gia vào nhóm ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh công việc học tập trên lớp, các sinh viên đã được GS. Nguyễn Đình Đức hướng dẫn tập trung nghiên cứu khoa học.

Được sinh hoạt trong nhóm nghiên cứu, các sinh viên không chỉ nâng cao về kết quả học tập ở bậc đại học, quan trọng hơn, các em được làm quen và trưởng thành trong môi trường nghiên cứu khoa học.

Mục đích của NNC được GS. Nguyễn Đình Đức xác định không chỉ công bố ở những tạp chí chuyên ngành có uy tín ở trong nước mà tham gia vào “sân chơi” khoa học chuyên ngành quốc tế.

Để đạt được mục đích đó, GS. Nguyễn Đình Đức đã tìm hiểu, nắm bắt được những hướng nghiên cứu mới của thế giới, triển khai trong NNC. GS. Đức đã tận tình chỉ bảo, đã định hướng nghiên cứu cho từng sinh viên, giao bài tập tính toán, đôn đốc, kiểm tra kết quả, thảo luận và tiến tới công bố quốc tế. Cứ kiên trì như vậy, công lao của thầy và trò được đền đáp bằng những bài báo quốc tế trên các tạp chí có uy tín.

Cùng với thời gian, NNC có sự chuyển biến về chất và lượng. Trên cơ sở đó, năm 2014, GS. Nguyễn Đình Đức đã được lãnh đạo ĐH Công nghệ - ĐHQGHN ủng hộ thành lập phòng thí nghiệm (PTN) có vai trò như bộ môn, vừa đào tạo sinh viên, vừa là nơi triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Với mô hình và cơ cấu mới, PTN đã mở rộng hợp tác với các Bộ môn, PTN của quốc tế (Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, UK,…) và các trường đại học trong nước (Học Viện KTQS, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Việt Nhật…).

Hoạt động của NNC không ngừng được thúc đẩy, mở rộng, thu hút không chỉ sinh viên, NCS, ThS các trường đại học mà cả những TS, PGS, GS đang là giảng viên các trường đại học trong và ngoài nước tham gia vào nhóm nghiên cứu.

Lĩnh vực nghiên cứu cũng có bước đột phá từ nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng. PTN đã mở rộng các hướng nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật hạ tầng, biến đổi khí hậu, các công trình đặc biệt, vật liệu tiên tiến, thông minh, hợp tác sâu rộng với các nhà khoa học quốc tế. PTN cũng là đầu mối tổ chức thành công các hội nghị quốc tế lớn có uy tín.

Xuất phát từ nhận thức, NNC có thể lúc mạnh, lúc yếu, nhưng để trường tồn và phát triển bền vững, NNC phải gắn với đào tạo. Từ triết lý đó, lại nắm bắt được hướng phát triển của kỹ thuật, công nghệ hiện đại không thể thiếu lĩnh vực vật liệu và kết cấu tiến tiến, GS. Nguyễn Đình Đức đã xin mở đào tạo chuyên ngành Vật liệu và Kết cấu tiên tiến tại Khoa Cơ học Kỹ thuật (Đại học Công nghệ, ĐHQGHN) vào năm 2015.

Đến nay, Khoa đã bước sang năm thứ 4 đào tạo sinh viên theo chuyên ngành này. Ngoài ra, NNC cũng là chỗ dựa quan trọng để gây dựng ngành Kỹ thuật hạ tầng ở ĐH Việt Nhật và Ngành Kỹ sư Xây dựng-Giao thông ở ĐH Công nghệ.

3 năm sau, năm 2018, GS. Nguyễn Đình Đức tiếp tục thành lập Khoa mới - Khoa Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng - Giao thông, mở ra sự hợp tác mới với các Khoa, các Trường Đại học lớn, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Như vậy, từ mô hình NNC với hoạt động chính là nghiên cứu khoa học để có những công bố quốc tế, đã hình thành nên mô hình mới đó là PTN - nơi chuyển từ những nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng với kết quả là các bằng sáng chế khoa học.

Cũng từ hạt nhân NNC, với sự đòi hỏi phát triển từ nội tại, các Ngành, Khoa mới được thành lập để đáp ứng nhu cầu đào tạo bổ sung nhân lực (các kỹ sư) cho xã hội và cho chính NNC. Một số thành viên của NNC không chỉ sinh hoạt khoa học trong NNC mà còn chính là những thầy, cô giáo tham gia giảng dạy ở những Ngành, Khoa mới vừa thành lập. Đây là mô hình đào tạo rất mới, rất sáng tạo ở Việt Nam.

doc dao mo hinh dao tao nhan tai thanh cong o viet nam
GS.TS Nguyễn Đình Đức cùng học trò trong nhóm NNC bảo vệ luận án tiến sĩ

Mô hình NCC - đào tạo nhân tài theo hướng cá thể hóa

Đến nay, NNC có 40 thành viên, đứng đầu là GS. Nguyễn Đình Đức trưởng nhóm, các thầy, cô là giảng viên ở các trường đại học, các TS trẻ, NCS, Học viên cao học và sinh viên.

Mô hình đào tạo của NNC theo hướng cá thể hóa. Điều đó có nghĩa là, trách nhiệm của người đứng đầu NNC rất quan trọng. NNC được tổ chức hoạt động phân cấp theo cơ chế mềm. Đứng đầu là GS. Trưởng NNC, tiếp theo là các tiến sĩ, NCS rồi đến sinh viên các khóa.

Để nhóm NNC hoạt động hiệu quả trong nghiên cứu, đào tạo đến từng cá nhân, nhóm NNC được chia làm nhiều nhóm nhỏ. Đứng đầu phụ trách mỗi nhóm nhỏ do các tiến sĩ trẻ đảm nhận; chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc các nhiệm vụ khoa học khi được GS. Trưởng nhóm giao phó.

Trên cơ sở các hướng nghiên cứu chung, GS Trưởng NNC là người sẽ giao nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể cho từng thành viên hoặc cho các nhóm nhỏ dựa trên thế mạnh của họ. Khi nhận được nhiệm vụ từ GS. Trưởng nhóm, các TS trẻ đứng đầu mỗi nhóm chỉ bảo, dìu dắt cho các NCS trong nhóm; tiếp đến các NCS lại dìu dắt, hỗ trợ cho các em sinh viên.

Trong nhóm sinh viên, những sinh viên năm trên lại có nhiệm vụ giúp đỡ những sinh viên năm dưới mới tham gia vào NNC. Hằng tuần, NNC đều tổ chức Seminar khoa học.

Đặc biệt, thông qua hoạt động và hợp tác của NNC, các thành viên trong nhóm còn được tham gia các buổi thảo luận, tập huấn, Seminar của các GS trong và ngoài nước. Qua đó, những vấn đề mới trong khoa học được đưa ra trao đổi, bàn luận, giải đáp sôi nổi. Điều đó kích thích tính chủ động, trí sáng tạo của các thành viên trẻ.

Trong quá trình tham gia NNC, nhiều sinh viên, NCS đã được cử đi thực tập tại các trường đại học lớn như ĐH Osaka (Nhật Bản), ĐH Birmingham (UK), …và doanh nghiệp có uy tín như CONINCO,....

Các em được tham dự hội thảo khoa học lớn trong nước và quốc tế. Sinh viên năm thứ 4 được thực tập thực tế một học kỳ ở một số công ty. Trình độ và kiến thức thực tế của sinh viên, NCS qua đó được nâng cao.

Sau khi tốt nghiệp, những sinh viên, NCS có học lực và kết quả nghiên cứu tốt sẽ được giới thiệu chuyển tiếp nghiên cứu sinh hoặc đi làm việc ở nước ngoài. Ngược lại, NNC cũng là môi trường để tiếp nhận các NCS và cán bộ nghiên cứu của nước ngoài đến trao đổi, nghiên cứu tại Việt Nam. Bên cạnh hoạt động chuyên môn, NNC còn tổ chức các buổi tổng kết cuối năm, tham quan du xuân, dã ngoại, viếng mộ các anh hùng liệt sĩ...

Như vậy, trong NNC, mỗi thành viên được làm việc trong môi trường tập thể nhưng được giao nhiệm vụ chuyên môn riêng, được phát triển tài năng gắn với những thành quả khoa học của từng cá nhân. Nó khắc phục được mối quan hệ lỏng lẻo giữa các sinh viên với nhau và các thầy cô giáo do mô hình đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học hiện nay.

Hơn thế, mô hình NNC còn chú trọng giáo dục nhân cách, tinh thần làm việc nhóm, sự hợp tác và các kỹ năng mềm cho sinh viên một cách hiệu quả. NNC chính là mô hình đào tạo các tài năng theo hướng cá thể hóa, phù hợp với sự chuyển đổi của giáo dục đại học trong bối cảnh CMCN 4.0.

Công bố 250 bài báo, báo cáo khoa học

Chỉ sau 9 năm xây dựng và phát triển, NNC của GS. Nguyễn Đình Đức đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong nghiên cứu và đào tạo, đồng thời góp phần phục vụ thực tiễn.

NNC đã công bố 250 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó có 125 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE) có uy tín, được cấp 1 bằng sáng chế trong sản xuất chế tạo vật liệu nanocomposite, xuất bản giáo trình và sách chuyên khảo (bằng tiếng Anh) phục vụ đào tạo đại học, sau đại học; đã có 5 NCS bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ và đang đào tạo 10 NCS.

Đến nay ngành Cơ học Việt Nam đã trao 5 giải thưởng Nguyễn Văn Đạo cho các nhà khoa học trẻ tài năng thì 2 học trò trong NNC là TS Hoàng Văn Tùng và TS Trần Quốc Quân đã vinh dự được nhận giải thưởng này.

Tất cả các thành viên tham gia NNC đều gặt hái được nhiều bài báo quốc tế, đặc biệt là các em NCS, sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghê nhà trường đã có bề dày thành tích về công bố quốc tế như Phạm Hồng Công 23 bài ISI, Trần Quốc Quân 20 bài ISI, Vũ Thị Thùy Anh 9 bài ISI, Vũ Đình Quang 7 bài ISI, Phạm Đình Nguyện 6 bài ISI,…Uy tín của nhóm nghiên cứu đã vang xa và có sức thu hút trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức cũng giữ vai trò nòng cột tổ chức nhiều hội nghị quốc tế có uy tín thành công như ICEMA 2010, ICEMA2012, ICEMA2014, ICEMA2016, Hội nghị quốc tế về tối ưu hóa theo thuật toán của bầy ong (3/2018) và Hội nghị quốc tế về tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS TM 2018 (9/2018) với hàng trăm nhà khoa học hàng đầu của quốc tế tham gia,…

Chính nhờ mô hình hoạt động hiệu quả, có uy tín và chất lượng như vậy, NNC đã và đang có quan hệ hợp tác bình đẳng, ngang tầm với các nhà PTN và các nhà khoa học có uy tín trong nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới như: Đại học Công nghệ Tokyo và Đại học Tổng hợp Tokyo (Nhật Bản), Đại học Tổng hợp Melbourne (Úc), Đại học Birmingham (UK), ĐH Yonsei (Hàn Quốc), Đại học Tổng hợp Matxcova MGU (Liên bang Nga),…

GS. Trưởng NNC cũng là thành viên của Hội đồng quốc tế về tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS, thành viên Ủy ban quốc tế về vật liệu chức năng thông minh có cơ lý tính biến đổi FGM và thành viên ban biên tập của nhiều tạp chí quốc tế ISI.

Như vậy, nếu so sánh về nguồn tài chính đầu tư vô cùng ít ỏi và thành tựu đạt được của một NNC như trên cho thấy mô hình NNC vừa có ưu điểm gọn nhẹ và hiệu quả hơn hẳn một số Viện, Trung tâm nghiên cứu trong nước.

Còn so sánh kinh phí đầu tư NNC trong nước của GS. Nguyễn Đình Đức với mô hình của các NNC mạnh trên thế giới, thì chỉ bằng 1%.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất so với nước ngoài, là khi có kinh phí, có dự án đề tài, mới thành lập NNC; nhưng ở Việt Nam, qua mô hình của NNC của GS Đức cho thấy, dẫu còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng NNC vẫn được hình thành và phát triển hiệu quả bằng nội lực made in Vietnam 100% và sự tâm huyết của thầy và trò.

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tối 28/7, tại Sân vận động Lạch Tray, Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 với chủ đề “Sức trẻ Phù Đổng - Vững bước tương lai”.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.

Tin bài khác

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.
Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...