* Trong tuần, các thông tin về dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp; ASEAN và các đối tác nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế hậu COVID-19; Nỗ lực thúc đẩy hợp tác chống đánh bắt hải sản trái phép ở Đông Nam Á;…

- Theo trang thống kê worldometer.info, cập nhật đến 21 giờ 30 ngày 6/9 theo giờ Việt Nam, toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 27.113 459 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 884.527 ca tử vong.

Tổng số bệnh nhân bình phục là 19.230.075 người. Trong số 6.998.857 người đang điều trị, có 60.145 ca đang trong tình trạng nguy kịch.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất với 6.432.209 ca mắc, trong đó có 192.864 ca tử vong.

Ngày 6/9, Ấn Độ đã vượt Brazil trở thành nước thứ hai trên thế giới, sau Mỹ về số ca mắc COVID-19...

no luc thuc day hop tac chong danh bat hai san trai phep o dong nam a
Tàu Malaysia tuần tra trên biển. (Nguồn: malaysiakini.com)

- Liên tiếp những tuần gần đây, lực lượng chấp pháp trên biển các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia thực hiện nhiều vụ bắt giữ các tàu thuyền của ngư dân nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển của ba nước này.

Các vụ việc cho thấy nạn đánh bắt hải sản trái phép vẫn là vấn đề nhức nhối ở khu vực Đông Nam Á, một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước có ngư trường bị xâm phạm với các nước có tàu thuyền của ngư dân đánh bắt trái phép bị thu giữ, một mặt mỗi nước siết chặt các quy định với các chế tài nghiêm khắc, một mặt các nước cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền để ngư dân hiểu rõ pháp luật, sống và hành động theo pháp luật, đồng thời tạo sinh kế ổn định, bền vững cho người dân vùng ven biển.

* Thông tin trong nước nổi bật được đăng tải trong tuần trên trang Thainguyentv.vn: Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí trong hội nhập quốc tế; Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới, 805 ca đã được điều trị khỏi; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tổ chức khai giảng năm học mới an toàn; AIPA 41: Việt Nam vượt khó khăn hoàn thành nhiệm kỳ Chủ tịch AIPA; Hiệp định EVFTA: Một tháng cấp trên 7.200 bộ chứng nhận xuất xứ đi EU; Đoàn Việt Nam đạt thành tích xuất sắc tại Army Games 2020;…

- Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính đến 6h ngày 6/9, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca.

Về số người cách ly, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 40.620, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 830 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 15.006 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 24.784 người;

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, số ca âm tính với SARS-CoV-2 lần một là 27 ca; lần hai là 24 ca; lần ba là 35 ca. Số ca tử vong: 35 ca; số ca điều trị khỏi: 805 ca.

- Những đóng góp rất thiết thực, hiệu quả của Quốc hội Việt Nam trong Năm Chủ tịch AIPA sẽ là nền tảng để Việt Nam khẳng định vững chắc vai trò, vị trí của mình trong hội nhập quốc tế.

viet nam tiep tuc khang dinh vai tro vi tri trong hoi nhap quoc te
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA-41 phát biểu tại cuộc Đối thoại giữa các Nhà lãnh đạo ASEAN và AIPA dưới hình thức trực tuyến, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, tại Hà Nội, chiều 26/6/2020. (Nguồn: TTXVN)

Trước tình hình đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới, phát huy kết quả các hội nghị trực tuyến trong khuôn khổ ASEAN và AIPA thời gian qua, từ ngày 8-10/9/2020 Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) lần thứ 41 với chủ đề: “Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.”

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội và các điểm cầu nghị viện của các nước thành viên ASEAN, điểm cầu các nước quan sát viên.

Đây là lần thứ ba Quốc hội Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch AIPA, lần thứ ba đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ Đại hội đồng AIPA được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, thể hiện sự linh hoạt, tinh thần trách nhiệm, quyết tâm của Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch AIPA 2020.

Đây cũng là một điểm nhấn quan trọng trong công tác đối ngoại của Quốc hội nhiệm kỳ XIV, góp phần làm nổi bật thành tựu ngoại giao nhà nước, ngoại giao nghị viện của Việt Nam.

- Theo phóng viên TTXVN tại Nga, tối 5/9, Hội thao Quân sự quốc tế năm 2020 (Army Games 2020) đã chính thức bế mạc tại công viên Patriot ở ngoại ô thủ đô Moskva, Liên bang Nga. Tại hội thao năm nay, Đoàn Việt Nam đã giành được nhiều thành tích xuất sắc vượt mục tiêu đề ra, trong đó đội tuyển xe tăng lần đầu tiên giành Huy chương Vàng và Cúp vô địch của bảng 2 nội dung Xe tăng hành tiến…

doan viet nam dat thanh tich xuat sac tai army games 2020
Đội tuyển xe tăng Việt Nam giành chiến thắng vang dội. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)

Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao giải Nhất, Nhì, Ba bảng 1 nội dung Xe tăng hành tiến (Tank Biathlon) cho các đội tuyển xe tăng lần lượt là Nga, Trung Quốc và Belarus. Sau đó là chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 75 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và 75 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2 (1945-2020).

Với lực lượng vận động viên đông đảo tham gia 11 nội dung thi và Liên hoan văn hóa các dân tộc “Tình bạn không biên giới”, đoàn Việt Nam đã có một kỳ Army Games thành công với nhiều nội dung đạt thành tích cao.

Trong đó, đội tuyển xe tăng Việt Nam lần đầu tiên đoạt Huy chương Vàng và Cúp luân lưu của bảng 2 cuộc thi Xe tăng hành tiến tại Hội thao năm nay. Với thành tích này, đội tuyển xe tăng Việt Nam chính thức thăng hạng lên bảng 1 vào cuộc thi năm sau và sẽ tranh tài cùng với các đội tuyển mạnh hàng đầu của Nga, Belarus, Trung Quốc.

Các đội tuyển Công binh, Cứu hộ cứu nạn đạt Huy chương Đồng, bảo vệ thành công thành tích đã đạt được năm 2019. Đội tuyển Thông tin liên lạc lần đầu tiên tham gia Army Games nhưng đã xuất sắc giành Huy chương Đồng nội dung thi Kỹ năng thuần thục.

* Trong tuần, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều tin tức đáng chú ý được Thainguyentv.vn đăng tải: Khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo các văn kiện theo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị; Góp ý vào dự thảo văn bản Trung ương; Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và Cải cách hành chính; Ngành Giáo dục và Đào tạo quyết tâm thực hiện thắng lợi “nhiệm vụ kép”; Công bố và trao các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ; Sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc; Quyết liệt trong công tác thu ngân sách năm 2020;…

- Ngày 31/8, tại Thái Nguyên, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ do đồng chí Mai Tiến Dũng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với một số tỉnh Miền núi phía Bắc về tình hình xây dựng Chính phủ điện tử và Cải cách hành chính.

Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên; đồng chí Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn và Tuyên Quang.

day manh xay dung chinh phu dien tu va cai cach hanh chinh
Toàn cảnh buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên đã thông tin nhanh kết quả phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh, tỉnh cũng luôn coi trong và xem việc đẩy mạnh cải cách hành chính là “chìa khóa” trong sự thành công đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Theo báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ; 6/6 tỉnh đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử qua trục liên thôg văn bản quốc gia, văn bản điện tử 4 cấp hành chính; xử lý công việc trên môi trường điện tử, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng thủ tục hành chính, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công tác chuẩn hóa chế độ báo cáo mới chỉ là bước đầu và hầu hết các tỉnh chưa triển khai xây dựng hệ thống thông tin báo cáo của địa phương theo thời hạn nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, công tác cải cách hành chính đã được địa phương quan tâm, nhất là đầu tư hạ tầng để kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Công dịch vụ công quốc gia; đồng bộ trạng thái, kết quả xử lý hồ sơ và tích hợp thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính. Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI; chỉ số cải cách hành chính PAR Index và chỉ số hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính SIPAS Index có sự cải thiện và xếp thứ hạng khá so với cả nước.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác ghi nhận và đánh giá cao sự tham gia tích cực các địa phương trong việc thực hiện chỉ đạo của Thủ rướng Chính phủ; Văn phòng Chính phủ sẽ phối hợp tốt với các cơ quan tiếp tục hoàn thiện các thủ tục liên quan đến thể chế, cơ sở dữ liệu, nền tảng công nghệ kỹ thuật nhằm hỗ trợ các địa phương giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; phấn đấu trong năm 2020 các địa phương sẽ hoàn thành 100% văn bản gửi, nhận điện tử và có ít nhất 30% dịch vụ công trên Dịch vụ Công Quốc gia, góp phần tạo ra sự minh bạch trên tinh thần Chính phủ, Chính quyền phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Trong thời gian tới đồng chí đề nghị các tỉnh cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ trong phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm giữ tăng trưởng dương, trong đó Thái Nguyên phải là trung tâm dẫn dắt, đầu tầu tiên phong trên các lĩnh vực nhất là cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử trong nhóm các tỉnh Miền núi phía Bắc.

- Ngày 5/9, Cùng với 23 triệu học sinh trên cả nước, 320 nghìn học sinh các cấp của tỉnh Thái Nguyên đã được sống trong bầu không khí nô nức của ngày tựu trường. Lễ khai giảng năm học 2020-2021, một lễ khai giảng vô cùng đặc biệt, bởi nó không chỉ đánh dấu sự trở lại trường học của các em học sinh giữa bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp mà còn là thời điểm mở đầu cho một năm học với nhiều đổi mới của toàn ngành Giáo dục và Đào tạo.

Lễ khai giảng năm học 2020-2021 được tổ chức thống nhất trên toàn tỉnh Thái Nguyên trong buổi sáng thứ 7, ngày 5/9 theo hình thức trực tiếp. Mặc dù là địa phương chưa ghi nhận ca nhiễm COVID-19 ở giai đoạn 2, tuy nhiên ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các trường tổ chức lễ khai giảng đảm bảo tuyệt đối các quy định về phòng, chống dịch.

nganh giao duc va dao tao quyet tam thuc hien thang loi nhiem vu kep
Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã gióng tiếng trống khai trường mở đầu cho năm học mới 2020-2021 của tỉnh Thái Nguyên.

Tại trường THPT Chuyên Thái Nguyên, với sự có mặt của đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; tập thể các thầy cô giáo và 1.100 học sinh toàn trường đã được nghe đọc thư chúc mừng của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Trong thư nhấn mạnh năm học 2019-2020, mặc dù đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến các hoạt động của ngành Giáo dục, nhưng với phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng học", ngành Giáo dục đã chủ động, nhanh chóng triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, thực hiện thành công vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm học.

Bước sang năm học mới 2020-2021, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề, sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà; toàn ngành nỗ lực phấn đấu tạo tiền đề thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2021-2025 của ngành Giáo dục và lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Lễ khai giảng năm học mới cũng được tổ chức đồng loạt tại trên 680 trường của các cấp học.

Khai giảng năm học 2020-2021 cũng là dịp đầy ý nghĩa để nhìn lại năm học vừa qua với dấu ấn nổi bật chính là sự chủ động, thích ứng của các nhà trường. Trong bối cảnh dịch bệnh, song bằng nhiều giải pháp thích hợp, hiệu quả, ngành GD-ĐT vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học: 100% các trường thực hiện giảm nội dung nhưng không cắt chương trình học; 68% số học sinh được tiếp cận phương pháp học trực tuyến và trực tiếp trên mạng Internet; 100% số giáo viên sử dụng thành thạo thiết bị máy tính và điện thoại thông minh kết nối với học sinh để dạy học bằng các công cụ phần mềm tin học. Những nỗ lực đó đã được trả lời bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã thành công tốt đẹp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trong toàn tỉnh đạt gần 98%, riêng học sinh các trường THPT đỗ tốt nghiệp trên 98,3%...

Năm học 2019-2020 cũng ghi nhiều dấu ấn khi ngành GD-ĐT đã “cán đích” sớm về chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, với trên 84% các trường học đạt chuẩn (vượt trên 4% so với chỉ tiêu Nghị quyết). Đặc biệt, các địa phương đã huy động nguồn lực đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng hệ thống trường lớp kiên cố và bảo đảm đạt chuẩn quốc gia, trong đó có trên 50% vốn huy động từ các tài trợ, nguồn lực quyên góp, ủng hộ của nhân dân. Đây chính là nguồn lực quan trọng để toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục và tạo động lực để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường…

Năm học mới cũng là năm đầu tiên cả nước thực hiện đổi mới giáo dục. Với Thái Nguyên, ngoài việc ưu tiên chuẩn bị đủ đội ngũ giáo viên chuyên môn, toàn ngành GD-ĐT đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, phòng học kiên cố, hiện đại, chính quyền các địa phương cũng đã hỗ trợ tích cực trong việc chuẩn bị đủ phòng học theo tiêu chuẩn 35 học sinh/lớp học, không để phòng học quá tải. Bên cạnh đó, đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây mới và kiên cố hóa thêm gần 500 phòng học, trong đó phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới của bậc tiểu học là 184 phòng học.

nganh giao duc va dao tao quyet tam thuc hien thang loi nhiem vu kep
Các hoạt động chào mừng cũng được rút gọn tối đa, đảm bảo lễ khai giảng ngắn gọn, trang trọng, ý nghĩa, tạo không khí vui tươi, phấn khởi.

Năm học 2020-2021 là năm mở đầu cho nhiệm kỳ mới với những mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2020-2025. Ngay trong năm học này, ngành GD-ĐT Thái Nguyên đã xác định 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản. Trong đó, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; hoàn thành các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa từ năm học 2020-2021, triển khai thực hiện Luật Giáo dục 2019./.