Nhập khẩu hàng tiêu dùng đang tăng

Trong nhóm hàng nhập khẩu kim ngạch tỷ USD, đầu tiên là thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, 4 tháng qua Việt Nam đã chi hơn 1,2 tỷ USD để nhập các mặt hàng này cho ngành chăn nuôi trong nước.

diem nhung mat hang nhap khau ty usd khien viet nam nhap sieu tro lai
Nhập khẩu những mặt hàng tỷ USD tăng nhanh khiến Việt Nam nhập siêu lớn 4 tháng đầu năm

Tinh trung bình mỗi tháng, Việt Nam phải bỏ ra gần 7.000 tỷ đồng cho nhập khẩu loại mặt hàng này. Trong khi đó, kim ngạch nhập nhóm hàng này cứ năm sau cao hơn năm trước, bốn tháng qua giá trị tăng 26% so với cùng kỳ, góp phần làm tăng nhập siêu.

Một mặt hàng khác là xăng dầu thành phẩm nhập khẩu, 4 tháng qua Việt Nam nhập hơn 3,9 triệu tấn xăng dầu các loại, kim ngạch đạt hơn 2,1 tỷ USD. Giá trị nhập khẩu tăng hơn 41 % so với cùng kỳ năm trước, mức tăng khiến cho thâm hụt cán cân dầu mỏ (giữa xuất khẩu dầu thô - bù trừ nhập khẩu xăng dầu tiêu dùng trong nước chênh lệch). Thị trường nhập khẩu dầu của Việt Nam hơn 60% từ Singapore, Malaysia.

Một mặt hàng nhập có kim ngạch lớn trong các tháng là hoá chất và sản phẩm hoá chất. Bốn tháng qua, Việt Nam đã chi hơn 2,5 tỷ USD nhập mặt hàng này về, trong đó 2/4 lượng và giá trị nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước.

30% số máy móc nhập về là từ Trung Quốc

Theo con số của Tổng cục Hải quan, năm 2016 nhóm hàng hoá chất đã khiến Việt Nam phải chi gần 7 tỷ USD nhập khẩu, trung bình mỗi tháng phải chi hơn 13.000 tỷ đồng nhập khẩu mặt hàng này.

Tuy nhiên, trong 4 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng hoá chất đã tăng lên 14.200 tỷ đồng/tháng. Đáng nói, hoá chất trong nhiều năm qua Việt Nam vẫn phụ thuộc nhập khẩu lớn từ Trung Quốc để phục vụ các ngành công nghiệp trọng điểm như: phân bón, lọc hoá dầu, thuỷ tinh, gang thép, dệt may...

Một mặt hàng khác là sắt thép thành phẩm, 4 tháng qua lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng đột biến. Cả nước đã nhập 5,6 triệu tấn sắt thép các loại, kim ngạch hơn 3,2 tỷ USD. Trong đó nhập sắt thép của Trung Quốc chiếm 2,7 triệu tấn, với 1,5 tỷ USD, chiếm 48% về lượng và 47% về kim ngạch so với cả nước

Ngoài các nhóm hàng hoá nhập khẩu tiêu dùng trong nước, 4 tháng đầu năm nhóm hàng nguyên liệu đầu vào sản xuất ghi nhận tăng, trong đó có vải nguyên liệu, sản phẩm điện tử, linh kiện, máy vi tính cũng được nhập về nhiều. Tổng giá trị nhập các sản phẩm trên đạt trên 13 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ các năm trước.

Theo nhận định của Tổng cục Hải quan, việc nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất dù làm tăng nhập siêu trong thời điểm hiện nay nhưng sẽ giúp khối lượng sản xuất của nền kinh tế trong quý III và các quý tiếp theo tăng lên, xuất khẩu trở lại và giảm tỷ trọng nhập siêu.

Về nhóm hàng máy móc và thiết bị, 4 tháng qua lượng máy móc nhập về tăng khá mạnh, kim ngạch tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11 tỷ USD. Lượng và giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị bắt đầu tăng mạnh dù cuối năm 2016 mặt hàng này đã giảm.

Tuy nhiên, lượng và giá trị nhập khẩu máy móc của Việt Nam vẫn chủ yếu là công nghệ Trung Quốc khi Việt Nam chi 3,3 tỷ USD trong 11 tỷ USD để nhập mặt hàng này từ Trung Quốc.