Dịch vụ công trực tuyến còn nhiều trăn trở
Bà Lê Thị Thái, tổ dân phố 2, thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai phải nhờ đăng nhập vào Cổng dịch vụ công |
Đã nhiều lần thực hiện các giao dịch với bộ phần một cửa song đối với nhiều người dân việc đăng nhập tài khoản, điền các thông tin cá nhân, nhập các dữ liệu hồ sơ theo yêu cầu vẫn còn rất bỡ ngỡ và khó khăn. Mọi việc chỉ hoàn thành khi được sự hộ trợ trực tiếp của công chức địa phương.
Bà Lê Thị Thái, tổ dân phố 2, thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai cho biết: "Chúng tôi không thể hiểu được cách bấm là làm như thế nào, vì vậy chúng tôi phải ra ngoài này để cho các anh các chị ở đây là sẽ hướng dẫn chúng tôi".
Ông Nguyễn Văn Phong, tổ dân phố Chùa, phường Nam Tiến, TP Phổ Yên thông tin thêm: "Làm theo quy trình mới người hiểu biết về chuyên môn thì người ta sẽ tự có mật khẩu người ta vào được, còn chúng tôi bây giờ đi làm hầu hết đều phải nhờ các cháu hộ thì mới nhập được. Các cháu hộ nhưng mình vẫn là phải là người đứng tên...".
Vấn đề đặt ra ở đây là liệu người dân có thể tự mình thực hiện tại nhà các dịch vụ công này hay không?
Theo ông Ngô Thủy Nguyên, xóm 2, xã Phúc Hà, TP Thái Nguyên: "Cái này thì do người dân thôi chứ còn cán bộ thì hướng dẫn rất cụ thể rồi... người dân chưa va chạm cái này bao giờ".
Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết của tỉnh Thái Nguyên đạt 76%, tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt trên 79%; tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hoá đạt 78%. Đây là số liệu rất khả quan. Tuy nhiên theo phản ánh của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở: Đa phần họ vẫn phải làm hộ người dân
Chị Lý Thị Oanh, Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Tiên Hội, huyện Đại Từ: "Chúng tôi thấy rất là áp lực, thứ nhất là về số lượng, khối lượng, thứ hai là về thời gian và quy trình giải quyết một thủ tục hành chính thì ngày càng khó khăn và rất là vất vả".
6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết của tỉnh Thái Nguyên đạt 76%, tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt trên 79% |
Tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hoá đạt 78% nhưng đa phần đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở làm hộ người dân |
Vậy làm thế nào để giúp cho người dân tiếp cận và tự mình có thể thực hiện các dịch vụ công trục tuyến? Đây là điều mà các cấp, các ngành, các địa phương đang trăn trở tìm hướng giải quyết.
Ông Nguyễn Nam Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ cho rằng: "Chúng tôi triển khai thực hiện với một tinh thần là dân tự làm và cán bộ chỉ hướng dẫn và nếu dân chưa làm quen thì sẽ có hướng dẫn chi tiết nhiều lần để thành cái thói quen, để thực hiện được thủ hành chính trên không gian mạng".
Mục tiêu của việc triển khai dịch vụ công trực tuyến là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch, giảm thời gian, chi phí giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên những điều này chỉ phát huy hiệu quả khi người dân thực sự chủ động tham gia vào quy trình thủ tục hành chính./.