Facebook Zalo youtube Tiktok

Dân tái định cư khổ sở vì chủ đầu tư thủy điện Đăk Đrinh chậm đền bù

Xã hội
Người dân tái định cư ở Kon Tum khổ sở vì chủ đầu tư thủy điện Đăk Đrinh chậm đền bù.
aa

Đến nay đã gần 5 năm nhường nhà cửa, ruộng vườn cho công trình thủy điện Đăk Đrinh chuyển tới khu tái định cư, song cuộc sống của gần 200 hộ dân ở xã Đăk Nên, (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) vẫn vô cùng bấp bênh.

dan tai dinh cu kho so vi chu dau tu thuy dien dak drinh cham den bu
Cạnh cổng chào làng Xô Luông có nhiều ngôi nhà tái định cư bị bỏ hoang.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do Công ty Cổ phần thủy điện Đăk Đrinh, thuộc Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam - Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam vẫn chưa hoàn thành việc đền bù cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, dù thủy điện có tổng công suất 125MW này đã hoàn thành phát điện từ năm 2013.

Khu tái định cư làng Xô Luông, xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có hơn 40 hộ dân. Sau gần 5 năm nhường nhà cửa đất đai cho thủy điện Đăk Đrinh chuyển tới đây, hiện cả làng chỉ còn 9 hộ bám trụ tại nơi ở mới. Những dãy nhà tái định cư vắng bóng người mặc cỏ dại trùm lấp tạo cảm giác hoang lạnh.

dan tai dinh cu kho so vi chu dau tu thuy dien dak drinh cham den bu
Bên trong một ngôi nhà tái định cư bị bỏ hoang ở làng Xô Luông.

Anh Đinh Văn Tối, một người dân làng Xô Luông còn bám trụ ở khu tái định cư trầm ngâm: 57 hộ dân làng Xô Luông quần tụ ngày nào giờ thành ly tán. Ngoài 11 hộ bất chấp nguy hiểm kiên quyết không chuyển tới khu tái định cư ngay từ ban đầu, hàng chục hộ đã nhận nhà tại nơi ở mới rồi cũng bỏ đi.

Anh Tối cho biết có nhiều nguyên nhân khiến người dân bỏ khu tái định cư tìm nơi khác sinh sống.

dan tai dinh cu kho so vi chu dau tu thuy dien dak drinh cham den bu
Dãy nhà tái định cư bị bỏ hoang ở làng Vương

“Lý do nước uống là không có. Rồi đất đai làm cũng không có nên mấy người dân chạy về hết. Rẫy 1ha làm hết rồi bữa nay bên Tu Rét cấm không cho làm do là bên huyện, tỉnh không trả tiền cho họ”, anh Tối nói.

Không chỉ phải chịu đựng cuộc sống không bằng nơi ở cũ, có những mâu thuẫn tại nơi ở mới cũng đã nảy sinh. Đầu năm nay nhiều hộ dân ở làng Tu Rét có 84 ha đất nương rẫy địa phương thu hồi đã làm dấu theo phong tục của người Xơ đăng cấm các hộ tái định cư 2 làng Vương và Xô Luông sản xuất.

Ông A Tăng, Bí thư Chi bộ và cũng là già làng Tu Rét cho biết, đất này chính quyền địa phương thu hồi 4 năm trước để cấp cho hộ tái định cư. Cái bụng của người dân Tu Rét không muốn cấm bà con làng Vương, Xô Luông sản xuất nhưng chờ đợi quá lâu mà chưa được nhận tiền đền bù nên người dân Tu Rét bảo nhau làm vậy.

dan tai dinh cu kho so vi chu dau tu thuy dien dak drinh cham den bu
Người dân tái định cư thủy điện Đăk Đrinh mỏi mòn chờ đợi.

“Đất Nhà nước thu hồi lâu rồi. Riêng tiền hoa màu chi trả rồi. Tiền đất cứ hứa năm này năm sau hứa miết. Do đó là bà con bức xúc. Bức xúc của bà con không phải số ít mà là số nhiều. Do đó đến năm nay bà con tự nghiên cứu. Các hộ làm dấu cấm cho làng Vương, Xô Luông đừng phát lại để Nhà nước nghiên cứu tại sao dân làm thế?”, anh Tăng cho hay.

Việc gần 5 năm đã trôi qua mà Công ty Cổ phần thủy điện Đăk Đrinh vẫn chưa hoàn thành bồi thường, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đang để lại nhiều hệ lụy. Ông Nguyễn Văn Sanh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Đăk Nên cho biết, đến nay vẫn còn những hộ dân chưa được nhận tiền hỗ trợ gạo ăn.

Đất sản xuất theo phương án mỗi hộ 2 sào lúa nước, tiền hỗ trợ tự khai hoang thêm 2 sào nữa cùng với 1ha đất rẫy thì hộ có hộ không.

Ông Ka Ngọc Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Nên cám cảnh, bởi vậy một trong nhiều việc mà chính quyền xã Đăk Nên luôn rất vất vả kể từ khi di dân tới nơi ở mới, đó là duy trì an ninh trật tự địa bàn.

“Không có đất sản xuất thì họ cũng chẳng biết làm gì. Nếu mà không vận động, động viên họ sẽ mất an ninh trật tự tác động xấu trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội của xã”, ông Nguyên nói.

Sau rất nhiều lần UBND huyện Kon Plông và tỉnh Kon Tum làm việc với Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần thủy điện Đăk Đrinh cam kết trước ngày 20/10/2018 sẽ chuyển cho UBND huyện Kon Plông trên 57 tỷ đồng còn lại để bồi thường, hỗ trợ đối với những hạng mục cấp bách nhất. Thế nhưng đến nay hơn 5 tháng đã trôi qua số tiền mà huyện Kon Plông nhận được mới chỉ là trên 16 tỷ 700 triệu đồng.

Ông Trương Văn Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường, Phó Ban quản lý di dân huyện Kon Plông cho biết, không có tiền để hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ tái định canh, định cư như cam kết trước khi di dời, lòng tin của người dân tái định cư thủy điện Đăk Đrinh với chính quyền địa phương, với đơn vị làm công tác di dân ngày càng giảm sút.

“Người dân rất nhiều ý kiến kiến nghị với địa phương và địa phương cũng nhiều lần tuyên truyền, vận động hứa với người dân nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được. Do đó niềm tin của người dân đối với chính quyền có rất nhiều sa sút. Chính quyền mất niềm tin, người dân chịu thiệt thòi đó là người dân đã nhường đất nơi ở cũ, chấp nhận hy sinh không gian sống nơi ở cũ tái định cư. Tuy nhiên nơi ở mới chưa có đất sản xuất người dân không có công ăn việc làm dẫn đến an ninh trật tự cũng không được ổn định”, ông Minh cho hay.

Cách đây gần 5 năm việc vận động người dân di dời nhường đất cho dự án thủy điện Đăk Đrinh đã khó, thì nay việc vận động người dân định cư tại nơi ở mới còn khó hơn bội phần. Tình trạng hộ dân bỏ khu tái định cư tìm nơi khác sinh sống xảy ra ở cả 4 khu tái định cư của xã Đăk Nên.

Trong đó nhiều nhất là 2 làng Vương và Xô Luông số hộ bỏ đi tới hơn một nửa. Không có bàn tay con người những dãy nhà tái định cư bỏ hoang nhanh chóng xuống cấp. Đa số hệ thống nước sinh hoạt tự chảy cũng đã… tự hỏng khiến những hộ còn bám trụ phải đi hứng nước giọt sống qua ngày. Sau gần 5 năm nhường nhà cửa đất đai cho dự án thủy điện Đăk Đrinh, gần 200 hộ dân với trên 800 nhân khẩu ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vẫn đang phải sống khổ sở do những chậm trễ trong công tác bồi thường, hỗ trợ của chủ đầu tư dự án thủy điện./.

Theo Khoa Điềm/VOV

Tin mới hơn

Kon Tum: Chấm dứt hoạt động 4 dự án thu hồi 158ha đất

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2025

Ngày 17/12, đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì điểm cầu Thái Nguyên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác tư pháp năm 2025 do Bộ tư pháp tổ chức.
Kon Tum: Chấm dứt hoạt động 4 dự án thu hồi 158ha đất

Hội nghị báo chí toàn quốc 2024

Chiều 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí của tỉnh.
Kon Tum: Chấm dứt hoạt động 4 dự án thu hồi 158ha đất

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Kon Tum: Chấm dứt hoạt động 4 dự án thu hồi 158ha đất

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Kon Tum: Chấm dứt hoạt động 4 dự án thu hồi 158ha đất

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.

Tin bài khác

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...