Facebook Zalo youtube Tiktok

Đàm phán Brexit lần 4: Anh đã nhượng bộ, bao giờ đến lượt EU?

Thế giới
Các động thái dồn dập từ các lãnh đạo Anh và EU trước và trong vòng đàm phán Brexit thứ 4 cho thấy, cả hai bên đều không muốn bế tắc kéo dài.
aa

Chủ tịch Hội đồng châu Âu - Donald Tusk vừa đích thân đến Anh và hội kiến với Thủ tướng Anh - Theresa May tại số 10 phố Downing. Nếu nói về kết quả cụ thể, thì đó là một cuộc gặp thất bại, như chính lời ông Donald Tusk tuyên bố trước báo giới là “vẫn chưa có tiến bộ đáng kể nào được ghi nhận”.

Tuy nhiên, cuộc gặp này cần được nhìn nhận trong một bối cảnh rộng hơn. Bản thân việc một quan chức cấp cao hàng đầu của châu Âu là Chủ tịch Hội đồng châu Âu sang tận London để hội kiến với Thủ tướng Anh đã là một thông điệp đáng chú ý.

Điều này cho thấy thiện ý của phía châu Âu, là cũng muốn thúc đẩy tiến trình đàm phán Brexit đang gặp bế tắc, mặc dù vào thời điểm này thì thế thượng phong trong đàm phán vẫn thuộc về phía châu Âu.

dam phan brexit lan 4 anh da nhuong bo bao gio den luot eu
Anh và EU trước và trong vòng đàm phán Brexit thứ 4. (Ảnh min họa: KT)

Ngoài ra, cũng cần đặt cuộc gặp giữa ông Tusk và bà May trong tính tiếp diễn của sự kiện. Ông Tusk gặp bà May ở London chỉ vài ngày sau khi bà May có một bài phát biểu rất quan trọng tại thành phố Florence của Italia hôm thứ Sáu (22/9).

Trong bài phát biểu đó, nữ Thủ tướng Anh đã đưa ra khá nhiều đề xuất quan trọng, được xem như là một sự nhượng bộ đáng kể từ phía Anh. Vì thế, việc ông Tusk sang London gặp bà May có thể xem như sự đáp lễ từ phía châu Âu, để gửi đi thông điệp là hai bên đều muốn nỗ lực phá vỡ thế bế tắc hiện nay trong các đàm phán Brexit.

Do đó, dù không có bất cứ kết quả cụ thể nào được đưa ra nhưng về mặt không khí chính trị, thì cuộc gặp giữa ông Tusk và bà May có thể xem là một tín hiệu lạc quan cho Brexit

Bà May đổi giọng

Câu hỏi bây giờ là liệu những bước đi có tính xây dựng mà hai bên vừa thực hiện, có được cụ thể hoá thành các tiến bộ trong vòng đàm phán Brexit thứ 4 đang diễn ra hay không?

Tại Florence tuần trước, bà Theresa May đã có một bài phát biểu cực kỳ quan trọng, thậm chí có thể xem như một bước ngoặt với Brexit. Có 3 điểm đáng chú ý trong bài phát biểu của bà May.

Một là, bà May tuyên bố nước Anh muốn có một giai đoạn quá độ 2 năm sau tháng 3/2019, tức thời điểm dự kiến Brexit có hiệu lực. Trong 2 năm đó vẫn sẽ đóng góp vào ngân sách của Liên minh châu Âu và nước Anh vẫn sẽ tham gia một cách không điều kiện vào việc duy trì an ninh ở châu Âu.

Hai là, nước Anh có nghĩa vụ trả nợ cho Liên minh châu Âu sau khi rời khối này và cuối cùng, là các toà án của Vương quốc Anh sẽ tôn trọng các thoả thuận sắp tới giữa Anh và Liên minh châu Âu về thẩm quyền phán xử trong các sự vụ liên quan đến quyền của công dân châu Âu sinh sống và làm việc tại Anh.

Tất cả những tuyên bố này, cả về nội dung lẫn giọng điệu, đều cho thấy, khác hẳn với thái độ cứng rắn hồi đầu năm, chính phủ Anh đang buộc phải thay đổi cách tiếp cận và đưa ra nhiều nhượng bộ.

Điều này cho thấy, một mặt chính phủ Anh ngày càng lo ngại hơn về một tương lai bất định hậu Brexit. Mặt khác, vị thế chính trị suy yếu của chính phủ đảng bảo thủ trong nước sau cuộc bầu cử lập pháp trước thời hạn và sức ép từ thị trường buộc chính phủ của bà May phải thay đổi. Minh chứng là ngay trong hôm thứ Sáu (22/9), hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ chỉ số tín nhiệm của Anh vì bế tắc Brexit.

Những điều này chắc chắn sẽ có tác động đến vòng đàm phán Brexit thứ 4 đang diễn ra. Khi phía Anh đã đưa ra các nhượng bộ đáng kể, thì phía châu Âu chắc chắn cũng không thể mãi cứng rắn mà có thể cũng sẽ có các nhượng bộ, dù ở mức độ thấp hơn.

Các nhượng bộ này chủ yếu sẽ liên quan đến 2 chủ đề lớn: Một là hoá đơn mà Anh phải thanh toán cho EU khi rời đi. Trong khi phía châu Âu ước tính con số phải trên 60 tỷ euro thì báo chí Anh thông tin là chính phủ Anh chỉ muốn trả chừng 20 tỷ euro.

Tiếp theo là vấn đề biên giới Bắc Ailen, vốn là một chủ đề cực kỳ phức tạp vì tính chất chính trị và an ninh. Hoặc có thể, phía châu Âu sẽ nới lỏng quan điểm, và chấp nhận đàm phán quan hệ tương lai cùng lúc với đàm phán chia tay, theo yêu cầu từ phía Anh.

Anh đã hết mập mờ?

Trong các phân tích về Brexit từ hơn 1 năm qua, có một điểm mà hầu như đa số giới quan sát chính trị ở châu Âu đều đồng tình, đó là việc chuẩn bị hồ sơ đàm phán từ phía Vương quốc Anh không tốt, thậm chí có thể nói là tương đối sơ sài.

Mặc dù phía châu Âu luôn đánh giá các nhà đàm phán của Anh là cực kỳ xuất sắc và lão luyện, nhưng việc thiếu chuẩn bị này có lẽ xuất phát từ nguyên nhân khách quan của chính trường Anh, từ việc thay đổi chính phủ sau Brexit, đến mâu thuẫn nội bộ trong Đảng Bảo thủ và mới nhất là cuộc bầu cử trước thời hạn khiến tương quan trên chính trường Anh thay đổi…

Những điều này cộng thêm cú sốc về tâm lý khiến chính phủ Anh dường như chưa định hình được một chiến lược cụ thể về Brexit, cho đến tận cách đây vài tháng. Cần nhắc lại rằng, trưng cầu dân ý về Brexit diễn ra trong tháng 6/2016 nhưng phải đến tháng 3/2017, tức là 9 tháng sau, chính phủ Anh mới công bố chiến lược về Brexit, trong đó nêu phía Anh muốn đạt mục tiêu gì và với lộ trình ra sao.

Báo chí châu Âu từng nhiều lần mô tả là trưởng đoàn đàm phán Brexit của Anh là ông David Davis từng không ít lần đi tay không đến các cuộc đàm phán. Trong khi phía châu Âu trái ngược hoàn toàn, với sự chuẩn bị của ông Michel Barnier của Liên minh châu Âu.

Đó là chưa kể từ tháng 3/2017 đến nay, ngay cả bản chiến lược được Thủ tướng Theresa May công bố khi đó, ban đầu được đánh giá là hoàn toàn theo quan điểm “Brexit” cứng cũng đã thay đổi nhiều, khi các cân nhắc chính trị và hoàn cảnh kinh tế buộc phía Anh phải nhượng bộ, dịu giọng hơn và gần như lại ngả hoàn toàn theo hướng “Brexit mềm”.

Điều này giải thích cho việc tại sao phía Anh luôn khó đưa ra các đề xuất cụ thể và thường xuyên phải điều chỉnh thái độ, minh chứng rõ nhất là bài phát biểu của bà May ở Florence.

Tất nhiên còn lí do cuối cùng, đó là việc trì hoãn này có thể cũng là một phần trong chiến lược đàm phán của phía Anh, cụ thể là dùng vấn đề trả nợ cho EU làm “con tin” trong đòi hỏi phía EU phải bàn về thoả thuận kinh tế tương lai.

Trong trường hợp này, các nhà đàm phán Anh đã chủ đích kéo dài sự mập mờ để tìm kiếm các lá bài có lợi hơn trong việc mặc cả với Liên minh châu Âu.

Chờ châu Âu bớt cứng rắn

Hiện tại đã là cuối tháng 9, theo kế hoạch thì Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh còn chưa đầy 18 tháng nữa để hoàn tất cuộc đàm phán Brexit, dự định vào tháng 3/2019. Hầu như đa số nhà phân tích đều cho rằng nếu giữ tốc độ tiến triển chậm như hiện nay thì cái mốc tháng 3/2019 là hoàn toàn bất khả thi.

Đó có thể là lí do bà Theresa May vừa đưa ra một loạt các nhượng bộ cho phía châu Âu và đổi lại, chắc chắn phía châu Âu cũng phải có các nhượng bộ. Điều phía Anh mong muốn nhất lúc này là hai bên tiến hành đàm phán cả về quan hệ kinh tế tương lai, song song với các đàm phán về việc Anh rời Liên minh châu Âu.

Cho đến thời điểm này, phía châu Âu vẫn giữ quan điểm rất cứng rắn, đó là phải chia tay xong thì mới bàn đến tương lai. Nhưng các mặc cả chính trị luôn có thể thay đổi rất nhanh, châu Âu cũng không được lợi gì nếu đàm phán Brexit đổ vỡ, nước Anh cắt đứt các quan hệ kinh tế với châu Âu, bởi trước sau thì Vương quốc Anh không chỉ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới mà còn là một cường quốc quân sự, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường an ninh tại châu Âu.

Vì thế, có thể 27 nước châu Âu cũng sẽ phải đưa ra các nhượng bộ nhất định, tức là bắt đầu đàm phán từng phần nhỏ của quan hệ kinh tế - thương mại tương lai với nước Anh ngay từ bây giờ, chứ không thể chờ đến khi mọi đàm phán về Brexit hoàn tất./.

Quang Dũng/VOV-Paris

Theo vov.vn

Tin mới hơn

Ngoại trưởng Anh thăm 4 nước châu Âu gỡ bế tắc đàm phán Brexit

Tin 24h ngày 05/11/2024

Những giờ vận động cuối cùng tại bang chiến địa gay cấn nhất bầu cử Mỹ 2024
Ngoại trưởng Anh thăm 4 nước châu Âu gỡ bế tắc đàm phán Brexit

Tin 24h ngày 4/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Nhiều vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đã được các đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Ngoại trưởng Anh thăm 4 nước châu Âu gỡ bế tắc đàm phán Brexit

Điểm sự kiện từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024

Từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Ngoại trưởng Anh thăm 4 nước châu Âu gỡ bế tắc đàm phán Brexit

Tin 24h ngày 3/11/2024

Miền Bắc nước ta vẫn đang chịu ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 11. Đây là đợt không khí lạnh tương đối nhẹ nhưng cũng đã khiến trời chuyển mát, khô ráo, sáng se lạnh.
Ngoại trưởng Anh thăm 4 nước châu Âu gỡ bế tắc đàm phán Brexit

Tin 24h ngày 2/11/2024

Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam

Tin bài khác

Tin 24h ngày 31/10/2024

Tin 24h ngày 31/10/2024

Cần cẩn trọng khi tham gia vào "cơn sốt" vàng
Tin 24h ngày 30/10/2024

Tin 24h ngày 30/10/2024

Dự báo, hôm nay (30/10), ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to trên 80mm. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ra ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Tin 24h ngày 29/10/2024

Tin 24h ngày 29/10/2024

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Chiều 28/10 giờ địa phương, tại Dubai (UAE) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA) được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 26/10/2024

Tin 24h ngày 26/10/2024

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc