Đảm bảo quy tắc xuất xứ trong thực thi EVFTA
Thép là mặt hàng thế mạnh của Thái Nguyên nhưng chưa thể tận dụng những ưu đãi từ hiệp định thương mại tự do EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU

Quặng và các chế phẩm từ quặng là những nguyên liệu đầu vào trong quy trình sản xuất thép. Để được hưởng những ưu đãi đối với hiệp định thương mại tự do EVFTA, thì các doanh nghiệp cần đảm bảo yếu tố về quy tắc xuất xứ đối với nguồn nguyên liệu này, đến từ thị trường nội địa hoặc từ các thị trường nội khối EU. Tuy nhiên, đây lại trở thành những khó khăn chủ yếu ngay từ ban đầu đối với doanh nghiệp. Dù không phải là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nhưng ông Đào Xuân Thiệp - Giám đốc công ty TNHH Kim khí và Xây lắp Hải Anh cho rằng: “Thép Việt Nam hiện nay chưa có công nghệ chế biến sông. Ví dụ như trong hiệp định yêu cầu về công nghệ cao từ khai thác và chế biến ra sản phẩm. Và cái điều rất quan trọng là thị trường Châu Âu là một thị trường đòi hỏi một tiêu chuẩn rất cao và nó ràng buộc bởi cả tiêu chuẩn riêng của liên minh Châu Âu. Rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt được tiêu chuẩn đấy nên cơ hội để đấy mạnh xuất khẩu thanh thép thành phẩm là chưa thể”.

Còn đối với đơn vị sản xuất trực tiếp là Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Hiện nay, theo doanh nghiệp này, Việt Nam vẫn chưa thể tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU mà mới chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống trước kia. Ông Vũ Hồng Sơn - Trưởng phòng Thị trường, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên chia sẻ về khó khăn: “Theo tôi được được biết thì đối với EU có yêu cầu và nhu cầu cao đối với dòng sản phẩm ví dụ như đối với sản phẩm cho ngành ô tô là rất lớn. Tuy nhiên hiện nay, đối với các doanh nghiệp Thép của Thái Nguyên, chúng tôi vẫn đang sản xuất các sản phẩm để phục vụ cho các công trình xây dựng thế và trong các cơ cấu để các yếu tố nhỏ”.

Đảm bảo quy tắc xuất xứ trong thực thi EVFTA
Các sản phẩm thép thương phẩm mà thị trường EU có nhu cầu đều là những dòng sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao.

Theo thống kê, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 1,7 triệu tấn, còn nhập khẩu là xấp xỉ 3,25 triệu tấn thép cán nóng từ nhiều nước. Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan chỉ chiếm 15-16%, phần còn lại từ nhiều nguồn khác như Nhật, Bỉ, Áo. Trên thực tế, doanh nghiệp gặp khó khăn về đảm bảo xuất xứ hàng hóa- khâu đầu tiên để sản phẩm bước chân vào thị trường EU đã trở thành rào cản lớn nhất để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường khó tính này. Mặt khác, không giống như những thị trường mới nổi và đang phát triển, các sản phẩm thép thương phẩm mà thị trường EU có nhu cầu cao đều là những dòng sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. PGS.TS Đỗ Anh Tài - Chuyên gia kinh tế cho rằng: “Đến tháng sáu vừa rồi mình mới chỉ có một doanh nghiệp có một lô hàng xuất khẩu là 35 nghìn ba tấn thép thành phẩm đi thị trường châu âu. Đây cũng mở ra một triển vọng, tuy nhiên đối với Thái Nguyên thì chưa có doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao. Muốn đáp ứng được các đòi hỏi thì các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng theo các tiêu chuẩn về chất lượng chung của Châu Âu rồi một số tiêu chuẩn của riêng EU”.

Quy tắc xuất xứ không chỉ gây khó khăn đối với ngành thép, mà đối với ngành sản xuất và chế biến chè vốn là thế mạnh của tỉnh TN cũng sẽ phải đối mặt không ít những khó khăn. Chuyển đổi phương thức sản xuất để đảm bảo yêu cầu khắt khe đối với thị trường này là vấn đề mà nhiều đơn vị sản xuất chè, cũng như người trồng chè cần đảm bảo. Bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Hà Thái cho rằng: “Yếu tố quan trọng nhất mà thị trường toàn cầu người ta cần là sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ đất, từ giống, từ cách chăm sóc theo quy trình sản xuất chất lượng cao. Để làm sao các sản phẩm đặc sản xuất ra phải đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn mà thị trường EU người ta yêu cầu”.

Đảm bảo quy tắc xuất xứ trong thực thi EVFTA
Chè, sản phẩm thế mạnh của Thái Nguyên cũng đang phải chuyển đổi phương thức sản xuất để đảm bảo yêu cầu khắt khe của thị trường EU.

Chuyển đổi sản xuất, giảm lệ thuộc nguồn nguyên liệu vào những thị trường truyền thống là giải pháp trước mắt mà mỗi doanh nghiệp cần chủ động ứng phó để có thể đảm bảo yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ hàng hóa, để những sản phẩm thế mạnh của địa phương có cơ hội ‘ cất cánh” tiếp cận các thị trường đầy tiềm năng./.