Facebook Zalo youtube Tiktok

Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc đang 'gây áp lực tối đa' ở Biển Đông - VnExpress

Thế giới
Từ nay đến 2021, Trung Quốc gia tăng ép các nước ASEAN chấp nhận một Bộ Quy tắc ứng xử theo ý Bắc Kinh.
aa
chuyen gia my trung quoc dang gay ap luc toi da o bien dong vnexpress

Đá Chữ Thập, một trong 7 đá Trung Quốc cải tạo ở Trường Sa. Ảnh: NYT.

Từ đầu tháng 7, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ, trao đổi với VnExpress về các hoạt động này.

- Việc Trung Quốc điều tàu khảo sát và tàu hộ tống đến vùng nam Biển Đông của Việt Nam cho thấy điều gì?

- Tranh chấp ở Biển Đông tồn tại từ nửa đầu thế kỷ 20, đến cuối những năm 1980, các vụ việc liên quan đến tranh chấp các đảo, chủ yếu ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ đầu những năm 1990, tranh chấp mới lan ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của các nước ven bờ. Trong gần 30 năm qua có 7 vụ việc nghiêm trọng, mang tính chất phép thử phản ứng của Việt Nam và các nước. Đó là Trung Quốc đưa tàu thăm dò dầu khí vào bãi Tư Chính (năm 1994), tàu Kan Tan-3 vào khảo sát ở khu vực chồng lấn trong vịnh Bắc Bộ (1997), thực hiện một số vụ cắt cáp tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam, trong đó có tàu Bình Minh (2011), đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển của Việt Nam (2014), đưa tàu đến cản phá hoạt động dầu khí ở cực nam thềm lục địa Việt Nam (2017 và 2018). Và từ tháng 7/2019 Trung Quốc đưa tàu vào vùng biển nam Biển Đông của Việt Nam.

Có thể nói hoạt động của Trung Quốc ở nam Biển Đông lần này có tính chất "làm thật", khi tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động dài ngày. Tàu Hải Dương 8 đã khảo sát địa chất suốt từ đầu tháng 7, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Khu vực này rộng bằng cả đồng bằng sông Cửu Long.

Trung Quốc có thể không chỉ đánh giá trữ lượng dầu khí, băng cháy, các khoáng sản kim loại, mà còn xem xét địa chất đáy biển để phục vụ hoạt động của giàn khoan, tàu ngầm.

- Vì sao Trung Quốc ''làm thật"?

- Trước đây Trung Quốc chưa đủ lực lượng để làm, nhưng hiện họ có sự trợ giúp về hậu cần từ các đảo nhân tạo ở cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giúp họ có thể cản trở hoạt động của các bên cùng có tranh chấp.

Tại vùng Nam Biển Đông, Trung Quốc cũng đưa tàu cảnh sát biển và dân quân vào cản phá hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam. Chủ trương của Trung Quốc là không để các nước khai thác tài nguyên trong khu vực "Đường lưỡi bò", ép các bên "gác tranh chấp, cùng khai thác". Nếu các nước không chấp nhận thì Trung Quốc sẽ phá. Vài năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên cho tàu quấy phá hoạt động khai thác dầu khí của cả Việt Nam và Malaysia ở Biển Đông.

- Mục tiêu của Bắc Kinh là gì?

- Trung Quốc có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu xuyên suốt của Trung Quốc là vượt Mỹ, trở thành số một trên thế giới. Bắc Kinh theo đuổi mô hình muốn trở thành cường quốc toàn cầu thì cần là cường quốc biển. Trung Quốc hiểu rõ muốn thực hiện điều đó thì cần giành thế thượng phong ở Biển Đông và Hoa Đông. Do đó, việc hiện thực hóa "Đường lưỡi bò" sẽ giúp Bắc Kinh đạt được các mục tiêu chiến lược này.

Còn trong ngắn hạn, Bắc Kinh đang áp dụng "áp lực tối đa" với các bên trong ASEAN cùng có tranh chấp, nhắm đến việc ép các nước chấp nhận các điều khoản theo ý Trung Quốc trong Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

- Áp lực tối đa này kéo dài bao lâu?

- Sau khi hoàn thành việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, năm 2018 Trung Quốc đề xuất nên sớm hoàn tất COC trong ba năm. Theo đó, Bắc Kinh yêu cầu các nước ASEAN không được cùng khai thác tài nguyên và cùng tập trận với các nước ngoài khu vực. Trung Quốc ngầm ý là ASEAN chỉ được hợp tác với Bắc Kinh và hy vọng các nước ASEAN sẽ "mệt mỏi, chấp nhận xuôi theo".

Với Việt Nam, Trung Quốc vừa gây áp lực trực tiếp, vừa lợi dụng thái độ "dĩ hòa vi quý" của các thành viên ASEAN để ép Hà Nội. Do đó, từ nay đến năm 2021, Trung Quốc sẽ gia tăng "áp lực tối đa" với ASEAN để ép các nước thành viên chấp thuận COC theo ý Bắc Kinh.

- Trung Quốc sẽ phải trả giá gì nếu bất chấp để đạt được mục đích?

- Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận trả giá để đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Về kinh tế, Trung Quốc đã chi một số tiền lớn để xây 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, sau đó còn chi thêm để bảo trì thiết bị trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Biển Đông. Ước tính con số lên đến hàng chục tỷ USD.

Về uy tín, các hành động xâm phạm của Trung Quốc làm hỏng quan hệ với một số nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Bắc Kinh cũng bị dư luận thế giới lên án.

- Ông đánh giá thế nào khi Mỹ lên tiếng mạnh mẽ về hoạt động của Trung Quốc ở nam Biển Đông ?

- Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016 đã chỉ rõ đảo tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình không có đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý bao quanh. Do đó, toàn bộ quần đảo Trường Sa không có EEZ. Nói cách khác, EEZ thuộc đất liền của Việt Nam ở nam Biển Đông không bị chồng lấn với EEZ của quần đảo Trường Sa vì nó không tồn tại.

Khi Tòa trọng tài đã làm rõ điều đó, Mỹ có thể lên tiếng mạnh mẽ, lên án tàu Trung Quốc khảo sát và quấy nhiễu hoạt động của Việt Nam trong vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.

- Những biện pháp Việt Nam có thể thực hiện để bảo vệ chủ quyền của mình?

- Việt Nam cần có tầm nhìn dài hạn, chuẩn bị cho một cuộc đánh tranh dài hơi.

Khi Trung Quốc muốn có vị trí số một ở khu vực, một số cường quốc khác như Mỹ, Nhật, Ấn Độ cũng chống lại tham vọng đó của Bắc Kinh. Biển Đông vẫn là đấu trường chủ yếu của các cường quốc này trong nhiều thập kỷ tới. Do đó, Việt Nam có thể "nương vào dòng chảy địa chính trị lớn" trong khu vực để bảo vệ lợi ích của mình.

Cần lưu ý cạnh tranh trên biển khác với trên đất liền. Nếu như trên đất liền các lực lượng có nhiều địa hình hỗ trợ (rừng, núi), thì trên biển chỉ có duy nhất nước che chắn cho họ. Trên mặt nước mọi thứ đều là lộ thiên. Hà Nội cần chuẩn bị đủ thực lực để bảo vệ hoạt động của mình và đẩy lui sự xâm phạm của nước ngoài.

Việt Nam cần phát triển các công nghệ cao như vật thể lặn/bay không người lái, công nghệ tàng hình, công nghệ phá sóng. Cuộc chạy đua công nghệ chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2AD) là không thể tránh khỏi.

Cùng với thế trận chiến tranh nhân dân trên biển, Việt Nam cần huy động được sự ủng hộ của các cường quốc ở khu vực và thế giới để đối phó với sức ép của nước lớn, tạo nên mặt trận quốc tế chống lại "đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc.

Bên cạnh các hội nghị ASEAN còn có Cấp cao Đông Á, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), gồm các nước ASEAN và 8 đối tác, Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ), nơi các nước lớn có tiếng nói quan trọng. Việt Nam cũng nên tận dụng các diễn đàn này để giúp đẩy thảo luận đa phương về vấn đề Biển Đông.

Theo Vnexpress

Tin mới hơn

Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 18/12/2024

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, khu vực này rét kéo dài, ban đêm trời rét sâu.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 17/12/2024

Còn hơn một tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhiều tiểu thương đã bày bán những cành đào, chậu quất mini, cành mận Tây Bắc... phục vụ người dân có nhu cầu chơi Tết sớm.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Điểm sự kiện từ ngày 9/12 đến ngày 15/12/2024

Từ ngày 9/12 đến ngày 15/12/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 15/12/2024

Sáng 15/12, tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 34 tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Quân đoàn.
Mỹ: Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

Tin 24h ngày 14/12/2024

Quốc hội Hàn Quốc chiều 14/12 đã nhất trí luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì lệnh thiết quân luật bất thành vào đêm 3/12, quyết định đình chỉ chức vụ của ông cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra quyết định phục chức hay cách chức.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 12/12/2024

Tin 24h ngày 12/12/2024

Cơ quan cảnh sát điều tra xác định, đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 2.661 bị hại trong vụ lừa đảo của TikToker Mr Pips và đồng phạm.
Tin 24h ngày 11/12/2024

Tin 24h ngày 11/12/2024

Ngày 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Điểm sự kiện từ ngày 2/12 đến ngày 8/12/2024

Điểm sự kiện từ ngày 2/12 đến ngày 8/12/2024

Từ ngày 2/12 đến ngày 8/12/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 7/12/2024

Tin 24h ngày 7/12/2024

Tối 6/12, Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024. Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD đã được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”.
Tin 24h ngày 6/12/2024

Tin 24h ngày 6/12/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 6/12, bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng yếu đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sau đó khoảng ngày 7/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn, ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...