canon thi truong may anh co the sut giam toi 50 vi smartphone chup ngay cang dep

The Phoblographer mới đây trích lời một đại diện của Canon, dự đoán rằng do sự phổ biến của máy ảnh trên smartphone, thị trường máy ảnh kỹ thuật số có thể bị sụt giảm tới 50% trong 2 năm tới.

Đây là một dự đoán hoàn toàn có cơ sở, vì trên thực tế ngày một nhiều người dùng chuyển sang sử dụng smartphone để thay thế máy ảnh truyền thống với những ưu điểm như nhỏ gọn hơn, tiện lợi hơn, dễ chia sẻ hơn, chi phí đầu tư thấp hơn,... mà chất lượng ảnh không thua kém quá nhiều.

Trong khi đó, hai đại diện trong ban quản lý của Fujifilm, ông Toshihisa Iida và Makoto Oishi lại đưa ra quam điểm ngược lại. Họ cho rằng thị trường máy ảnh vẫn nằm trong tay các nhà sản xuất, và sự thành công của mỗi công ty sẽ được quyết định bởi mức độ đổi mới của mỗi thương hiệu.

Thị trường máy ảnh kỹ thuật số chia hai ngả đường

canon thi truong may anh co the sut giam toi 50 vi smartphone chup ngay cang dep

Trong vài năm gần đây, các nhà sản xuất như Fujifilm hay Sony đã và đang trở thành “kẻ thống trị” trong thế giới máy ảnh nhờ làm chủ cuộc chơi và nắm bắt những trào lưu mới thông qua các sản phẩm “cốt lõi” gồm Fujifilm X-T3, X-T30, Sony a9, A7R III,...

Quả thực, khi chúng ta nhìn vào những giải pháp của Fujifim như giảm giá bán và phổ cập mạnh mẽ các dòng máy ảnh Medium Format, điển hình là chiếc GFX 50R và sắp tới là GFX 100, mới thấy rằng họ đã thực sự tạo ra được những “làn sóng” trong một thị trường đã quá bình lặng suốt nhiều năm.

Trong khi đó, Canon gần như không có một chiến lược rõ ràng. Họ mất quá nhiều thời gian để tham gia vào cuộc đua máy ảnh Mirrorless và kết quả bị thu hẹp thị phần là không thể tránh khỏi.

canon thi truong may anh co the sut giam toi 50 vi smartphone chup ngay cang dep

Ngay cả những mẫu camera đóng vai trò là “niềm tự hào” của Canon như EOS R, EOS RP,... cũng bị bỏ lại quá xa bởi các đối thủ cạnh tranh, và chúng thực sự thiếu đi rất nhiều đột phá.

Cụ thể, EOS R sử dụng cùng một cảm biến 5D MK iV đã quá lâu đời, còn EOS RP chỉ sử dụng một cảm biến trung bình là 6D Mk II.

Năm 2018, sự chuyển hướng giúp doanh thu của Fujifilm và Sony đạt “đỉnh”, còn Canon thì vẫn tiếp tục “rơi tự do”.

Đổi mới hay là chết?

Theo xu thế phát triển chung của công nghệ, những chiếc camera điện thoại đang tạo ra cuộc cách mạng lớn hơn bao giờ hết.

canon thi truong may anh co the sut giam toi 50 vi smartphone chup ngay cang dep

Ngày nay, smartphone có thể cho ra những tấm ảnh thực sự đẹp, cùng với độ chi tiết cao, và thậm chí có thể chụp thiếu sáng tốt hơn nhiều so với máy ảnh phổ thông.

Bên cạnh đó, kết nối chính là yếu tố chính giúp smartphone “đánh bại” máy ảnh thông thường, trong việc thu hút ngày một đông người dùng.

Hãng máy ảnh Yongnuo là một trong những trường hợp điển hình khi họ hiểu điều này và không ngừng đổi mới. Thay vì tạo ra những chiếc máy ảnh có khả năng chụp “thượng thừa”, họ sản xuất máy ảnh có thể sử dụng như smartphone.

canon thi truong may anh co the sut giam toi 50 vi smartphone chup ngay cang dep
Yongnuo đưa giao diện của một smartphone lên trên máy ảnh số.

Cụ thể, mẫu Yongnuo YN450 của hãng có thể chạy nền tảng Android - hệ điều hành quen thuộc với hàng triệu người trên thế giới. Điều này cho phép máy ảnh truy cập dữ liệu 4G LTE và chia sẻ ngay lập tức sau khi chụp. Nó cũng có thể truy cập vào cửa hàng ứng dụng và tải về các ứng dụng chỉnh sửa như Lightroom Mobile hay Snapseed. Đây thực sự là đổi mới mà ngành công nghiệp máy ảnh luôn mong mỏi.

Leica, một thương hiệu máy ảnh nổi tiếng tại Đức lại có cách tiếp cận khác, đó là hợp tác cùng Huawei để nâng cao khả năng chụp ảnh trên các mẫu smartphone cao cấp. Bằng cách này, cả Huawei và Leica đều quảng bá được hình ảnh của mình được tốt hơn.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số, và luôn đề cao tính kết nối. Thay vì lo ngại smartphone camera sẽ “đánh cắp” thị phần, các hãng máy ảnh liệu có nên chăng cân nhắc để hợp tác cùng các nhà sản xuất smartphone nhằm cho ra những sản phẩm thân thiện hơn, tiện lợi hơn, và nhiều ứng dụng hơn đối với người tiêu dùng.