Cần tăng cường chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản - đã psts 17.6
Với diện tích trên 80ha, ổi Linh Nham ở xã Linh Sơn, TP Thái Nguyên là một trong những cây ăn quả chủ lực của tỉnh đã được công bố bảo hộ nhãn hiệu.

Với diện tích trên 80ha, ổi Linh Nham ở xã Linh Sơn, TP Thái Nguyên là một trong những cây ăn quả chủ lực của tỉnh đã được công bố bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, hiện nay, do một số vướng mắc về kết nối, xây dựng chuỗi giá trị quả ổi Linh Nham vẫn thể có mặt tại hệ thống các siêu thị trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Chưa kể, khi dịch bệnh xảy ra, giá bán của ổi Linh Nham chỉ còn từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg.

Ông Trần Văn Nam, Chủ tịch Hội Nông dân xã Linh Sơn cho hay: "Trong thời gian tới, có thể vẫn còn dịch bệnh kéo dài, chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng quan tâm để đưa sản phẩm ổi Linh Nham, xã Linh Sơn vào các siêu thị trên địa bàn tỉnh để ổn định đầu ra cho nhân dân".

Cần tăng cường chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản - đã psts 17.6
Sự bùng phát trở lại của dịch bệnh COVID-19 tiếp tục khiến người sản xuất và kinh doanh chè phải đối mặt với khó khăn do giá chè giảm, thị trường tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu đều bị đình trệ.

Sự bùng phát trở lại của dịch bệnh COVID-19 tiếp tục khiến người sản xuất và kinh doanh chè phải đối mặt với khó khăn do giá chè giảm, thị trường tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu đều bị đình trệ. Theo ghi nhận, giá chè đã giảm từ 30.000 đến 50.000 đồng/kg so với trước đây và đang có xu hướng tiếp tục giảm trong thời gian tới. Cùng với việc cắt giảm nhân công, giảm bớt chi phí, cơ sở sản xuất đã phải chủ động linh hoạt một số giải pháp để chè không bị tồn đọng và giữ được chất lượng sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Hương Vân, Giám đốc HTX Trà Hương Vân, TP Thái Nguyên chia sẻ: "Các chiến lược làm việc cũng như các khâu quảng bá sản phẩm theo nhiều luồng gồm trang web, fanpage, zalo. Với mức tiêu thụ như này phải lắng đọng lại để thị trường quay trở lại mới tiếp tục".

Sức mua thị trường giảm do dịch COVID-19 tái phát ở nhiều tỉnh trong cả nước khiến việc thông thương gặp khó, nông sản lâm vào cảnh dư thừa. Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh, để tiêu thụ nông sản, các hợp tác xã phải tăng cường kết nối giữa các địa phương, doanh nghiệp, siêu thị để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn; đồng thời, bà con nông dân cũng cần quan tâm đến dự báo thị trường để có định hướng, kế hoạch sản xuất phù hợp.

Bà Vũ Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: "Cần đẩy mạnh sự liên kết của 4 nhà, có định hướng của thị trường để đảm bảo cho đầu ra của nông sản, đặc biệt đẩy mạnh các mối liên kết trong chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm".

Tiềm năng và lợi thế phát triển nông nghiệp thì có thế nhưng việc xây dựng chuỗi giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường tiêu thụ nội địa luôn tiềm ẩn những rủi ro về giá cả cũng như sức mua. Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, bên cạnh sự thay đổi tư duy, nhận thức của bà con nông dân, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn để hỗ trợ nông dân vượt qua đại dịch./.