Ăn bữa tối lúc 2 giờ chiều có thể giúp giảm cân
Ăn tối thật sớm có thể giúp giảm cân |
Theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận Myc (NIDDK), hơn 2/3 số người trường thành ở nước này bị coi là thừa cân hoặc béo phì.
1/ 20 số người lớn là cực kì béo, báo cáo NIDDK, và1/3 số thiếu niên bị thừa cân hoặc béo phì.
Thừa cân và béo phì bị xem là yếu tố nguy cơ tiểu đường týp 2, bệnh tim, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, cũng như một số loại ung thư.
Nghiên cứu mới đây đã xem xét tác động của việc ăn bữa tối, hoặc bỏ hoàn toàn bữa tối, đối với chuyển hóa của cơ thể. Nghiên cứu xem xét tác động của lịch ăn giới hạn thời gian sớm (eTRF - lịch ăn uống bao gồm ăn uống trong một khoảng thời gian ngắn, thường là dưới 9 giờ, tiếp theo là thời gian nhịn ăn trong 15 giờ hoặc hơn) đối với người lớn thừa cân.
Lịch ăn giới hạn thời gian có tác dụng tích cực trên động vật thí nghiệm
Các nghiên cứu đã thử nghiệm eTRF trên loài gặm nhấm. Nghiên cứu cho thấy lịch ăn giới hạn chống tăng cân và làm tăng tiêu hao năng lượng.
Nghiên cứu trên động vật gặm nhấm cũng cho thấy eTRF cũng làm giảm khối mỡ, cũng như làm giảm nguy cơ các bệnh mãn tính.
Một nghiên cứu gần đây trên chuột thấy rằng ăn uống giới hạn thời gian (TRF), trong đó chuột chỉ được tiêp cận với thức ăn trong 9-12 giờ, là một can thiệp có hiệu quả chống lại béo phì.
Mô hình TRF không hạn chế calo có thể chống lại chế độ ăn nhiều chất béo cao, nhiều fructose, và sucrose.
TRF cũng có hiệu quả điều trị tích cực chống lại một số bệnh chuyển hóa. Nó ổn định và cuối cùng đẩy lùi sự tiến triển của bệnh chuyển hóa ở chuột trước đó đã bị béo phì và tiểu đường týp 2.
Hiệu quả của eTRF đối với chuyển hóa năng lượng được liên hệ với nhịp sinh học của cơ thể. Chuyển hóa diễn ra tốt nhất vào buổi sáng, vì vậy ăn nhiều hơn vào buổi sáng có thể có tác động tích cực đối với sức khỏe.
Đánh giá eTRF ở người
TS Courtney Peterson và các cộng sự tại Đại học Alabama ở Birmingham đã tiens hành kiểm tra tác động của eTRF trên người. Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu eTRF như vậy được thực hiện.
Nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa eTRF và tiêu hao năng lượng, oxy hóa các chất dinh dưỡng, và sự thèm ăn. Để quản lý tốt cân nặng thì năng lượng hấp thu với tương ứng với năng lượng tiêu hao. Ngoài ra, hấp thu chất dinh dưỡng cũng phải phù hợp với oxy hóa chất dinh dưỡng.
Nghiên cứu đã tiếp nhận 11 người lớn thừa cân không có bệnh mãn tính, tuổi từ 20-45. Trong một tuần, các đối tượng duy trì nếp ngủ thông thường. Một nửa số đối tượng giữ lịch ăn 8h sáng – 8h tối, trong khi nửa còn lại ăn trong thời gian 8h sáng – 2h chiều và sau đó không ăn bất cứ thứ gì cho đến 8h sáng ngày hôm sau.
Để khách quan, các đối tượng nghiên cứu thử cả hai lịch ăn uống và ăn lượng calo như nhau theo cả hai.
Vào ngày cuối cùng của thử nghiệm, những người tham gia sẽ ăn ba bữa giống hệt nhau trong khi thực hiện các test chuyển hóa 24-giờ. Sự thèm ăn cũng được đánh giá bằng thang điểm tương tự nhìn thấy.
Cảm giác đói, chuyển hóa năng lượng được cải thiện với eTRF
Nghiên cứu không tìm thấy sự liên quan giữa eTRF và tiêu hao năng lượng. Những người tham gia ăn theo lịch eTRF không đốt cháy nhiều calo hơn.
Tuy nhiên, mức độ oxy hóa chất béo cao hơn vào ban đêm trong eTRF, cùng với tăng oxy hóa protein. Đồng thời với đó là cảm giác đói giảm đi trong ngày, cũng như những thay đổi tích cực trong chuyển hóa năng lượng. Do đó, eTRF có thể tác động tích cực tới cấu tạo cơ thể.
Nó cũng cải thiện sự linh hoạt của chuyển hóa, đó là khả năng của cơ thể chuyển đổi giữa "đốt cháy" carbonhydrat và đốt cháy chất béo.
"Những phát hiện sơ bộ này lần đầu tiên gợi ý tác dụng trên ngưỡng tương tự như trên động vật - đó là giờ ăn trong ngày có ảnh hưởng đến chuyển hóa của cơ thể", GS Dale Schoeller, phát ngôn viên của Hội Béo phì Mỹ kết luận.