Liệu pháp ánh sáng chữa được vết loét lâu liền
Liệu pháp ánh sáng, hay phototherapy, thường bao gồm sử dụng một bước sóng ánh sáng nhất định có đặc tính cụ thể.
Ví dụ, ánh sáng xanh lơ đã được sử dụng như một cách điều trị đau vì nó có thể kích thích quá trình sản sinh oxit nitơ của cơ thể, làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến khu vực, và từ đó làm tăng nguồn cung cấp các phân tử giảm đau.
Trong khi đó, tia tử ngoại - loại ánh sáng làm bỏng da và cũng được sử dụng cho giường tắm đèn - đã được thấy là có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm khi dùng với lượng nhỏ và có kiểm soát - và đã được thử nghiệm để điều trị các bệnh ngoài da như mụn trứng cá và bệnh chàm.
Thiết bị mới có thể chữa lành các vết loét chân do tiểu đường và loét nằm, ảnh hưởng đến hơn một triệu bệnh nhân mỗi năm |
Mới đây các bác sĩ tại Salford Royal NHS Foundation Trust đã kết hợp ba loại ánh sáng - đỏ, cực tím và hồng ngoại - để tạo ra cách điều trị “một mũi tên trúng ba đích” cho loét.
Họ đã chế tạo một chiếc đèn đặc biệt với 32 bóng đèn khác nhau, phát ra ánh sáng hồng ngoại, đỏ hoặc cực tím – khi kết hợp với nhau chúng được cho là đẩy nhanh tốc độ hồi phục thông qua các cơ chế khác nhau.
Trong một thử nghiệm gần đây, các bác sĩ thấy rằng liệu pháp này có hiệu quả trong điều trị loét trên đầu ngón tay do bệnh xơ cứng toàn thể, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô liên kết và gây loét trên đầu ngón tay và ngón chân.
Nhưng các bác sĩ của NHS nói rằng nó cũng có thể được sử dụng cho các loại loét khác, bao gồm loét chân do tiểu đường và loét nằm, ảnh hưởng đến hơn một triệu bệnh nhân mỗi năm. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị loét hoặc vết thương hở không liền do tuần hoàn kém, một biến chứng của bệnh.
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị loét hoặc vết thương hở không liền do tuần hoàn kém, một biến chứng của bệnh. |
Loét nằm có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai phải nằm nguyên một chỗ trong thời gian dài, như bệnh nhân nằm viện hoặc những người không thể di chuyển nhiều do bệnh tật, tuổi già hoặc sức khỏe yếu. Sự tì đè liên tục lên giường hoặc hoặc nệm có thể làm tắc nghẽn dòng máu đến vùng da và mô, khiến nó bắt đầu bị hủy hoại.
Liệu pháp ánh sáng mới này hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Ánh sáng cực tím, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, được cho là tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm tình trạng viêm ngăn ngừa liền vết thương. Ánh sáng đỏ, rơi vào phần nhìn thấy được của phổ ánh sáng, được cho là làm tăng lưu thông máu, tăng nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho việc chữa lành vết thương.
Nó cũng được cho là có tác dụng kích thích sản sinh collagen, một loại protein bền chắc trong da tạo nên khung đỡ tự nhiên để giúp mô mới phát triển và hoàn thành quá trình chữa lành. Ánh sáng hồng ngoại - ánh sáng không nhìn thấy được sử dụng trong điều khiển từ xa của TV, có liên quan với tăng lưu lượng máu và oxy.
Trong nghiên cứu gần đây, được công bố trên tờ Journal of Dermatological Treatment, tám bệnh nhân với 14 vết loét đã được điều trị.
Các vết loét được chiều đèn đặc biệt trong 15 phút, hai lần một tuần trong ba tuần. Kết quả cho thấy sau khi điều trị, có sự cải thiện trung bình 83% ở các vết loét, không có tác dụng phụ.
Các thử nghiệm khác hiện đang được lên kế hoạch cho các loại loét và loét nằm khác.
Kết hợp tia hồng ngoại, ánh sáng đỏ và tia cực tím có ưu điểm tiềm năng hoạt hóa nhiều hiệu ứng có lợi khác nhau, theo BS. Michael Hughes, một bác sĩ lâm sàng tại Salford: "Công nghệ này có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại loét".
Nhận xét về phương pháp điều trị mới, BS. Bav Shergill, bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Bệnh viện Queen Victoria, ở East Grinstead, cho biết: “Đây là bức phát triển đáng mừng cho một nhóm bệnh nhân có ít lựa chọn điều trị khác. Tôi trông đợi kết quả nghiên cứu ở các nhóm lớn hơn trên khắp nước Anh”.
Trong một diễn biến khác, một loại thuốc xịt đã được sử dụng để tăng tốc độ liền của vết loét mãn tính. Thuốc xịt có chứa yếu tố tăng trưởng biểu bì ở người, một hợp chất kích thích sự phát triển của các tế bào mới và tham gia vào việc chữa lành vết thương.
Trong nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí Diabetes Research and Clinical Practice, khoảng 160 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc xịt hoặc giả dược hàng ngày trong ba tháng. Loét được chữa lành nhanh hơn và hoàn toàn hơn ở 73% bệnh nhân được điều trị bằng thuốc xịt mới so với 50% ở nhóm dùng giả dược.
"Chúng tôi đã chứng minh rằng việc phun yếu tố tăng trưởng khiến vết loét liền nhanh hơn", các nhà nghiên cứu từ Yonsei Đại học Y khoa, Hàn Quốc nhấn mạnh.