Facebook Zalo youtube Tiktok

79 tuổi vẫn say sưa với công việc

Chính trị
Ông Đặng Phúc Lường, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh là người say mê, nhiệt huyết với công việc. Sau bao nhiêu năm gặp lại, tôi vẫn thấy dường như sự nhiệt huyết ấy không hề thay đổi.
aa
79 tuoi van say sua voi cong viec
Ông Đặng Phúc Lường nghiên cứu tài liệu tại nhà riêng

Học từ 4 câu thơ Bác viết

Đón tiếp chúng tôi tại nhà riêng nằm trên đường Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, T.P Thái Nguyên, ông Đặng Phúc Lường bày tỏ sự nồng hậu như được gặp lại người thân. Ông bảo, gặp người từng công tác trên Bắc Kạn thì quý lắm! Bởi, thời đó gian khổ nhưng mọi người sống với nhau tình cảm, chân thành. Ở tuổi 79, nhưng dáng vẻ của ông Lường vẫn hoạt bát, minh mẫn. Ông tiết lộ, hằng ngày, ông dậy lúc 5 rưỡi sáng, tưới rau, chăm sóc cây cảnh, tập thể dục, ăn sáng rồi mới bắt đầu làm những công việc của ngày mới.

Sinh ra tại xóm Mun, xã Sĩ Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Thời trẻ, ông làm việc trong ngành Giáo dục, sau đó được nhà nước cử đi học tại nước ngoài rồi bảo vệ thành công Luận án Tến sĩ Hóa học. Về nước, ông đảm trách nhiều công việc, chức vụ khác nhau. Biết ông thời còn làm Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Kạn, tôi thấy ông chịu khó sâu sát cơ sở, xuống tận phường, xã để giảng bài về Luật Chính quyền địa phương, có hôm ông một mình xuống cơ sở để thăm nắm, tìm hiểu tình hình đời sống đồng bào vùng cao…

Nghỉ hưu, ông Lường tham gia công tác xã hội tại địa phương. Ông làm Bí thư Chi bộ tổ dân phố 12, phường Phan Đình Phùng trong 5 năm; làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ phường Phan Đình Phùng; Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh. Dù ở nhiệm vụ nào ông cũng cố gắng hoàn thành tốt, được chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao. Ông Lường chia sẻ: “Làm việc gì cũng phải bền bỉ, kiên trì có như vậy mới thành công. Tôi học tính kiên trì từ 4 câu thơ Bác viết:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Tôi đọc được 4 câu trên của Bác khi còn đang học phổ thông. 4 câu thơ luôn là “hành trang” tiếp sức để tôi thực hiện tốt công việc của mình. - Ông Lường chia sẻ thêm.

Nặng lòng với văn hóa quê hương

Đến thăm ông Lường, tôi để ý trên giá sách cũng như bàn làm việc của ông ngổn ngang sách, tài liệu dịch thuật, truyện và thơ các loại, nhưng nhiều nhất vẫn là những cuốn sách liên quan đến văn hóa dân tộc Dao. Tôi xem lướt có khá nhiều cuốn sách do ông tự sưu tầm hoặc sáng tác như: Công trình nghiên cứu khoa học về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của người Dao tỉnh Bắc Thái (năm 1995); tập thơ “Nhớ rừng” - song ngữ Dao Việt; tập truyện cổ dân tộc Dao “Quả bầu vàng” - sưu tầm….

Có lẽ ông Lường dành nhiều tình cảm cho văn hóa Dao cũng là bởi ông là người dân tộc Dao. Ông bảo: “Tôi luôn lo lắng văn hóa dân tộc Dao bị mai một, lu mờ, nên cố gắng dồn hết tâm trí để viết, sưu tầm mong muốn lưu lại cho con cháu mai sau. Lúc còn làm việc ở cơ quan thì điều kiện không cho phép, còn bây giờ thì thỏa thích, đắm mình với công việc mình yêu thích”.

Mặc tuổi đã cao, nhưng ông cất công lên tận các bản người Dao xa xôi ở các tỉnh như: Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng sưu tầm tư liệu về văn hóa dân tộc Dao, về nhà ông lại cặm cụi viết, có những đêm ông làm việc đến 2, 3 giờ sáng mới đi ngủ. Niềm vui lớn đối với ông Lường trong năm qua là ông bảo vệ thành công trước Hội đồng thẩm định cuốn Giáo trình Học tiếng Dao (Sâu tộ miền vạ) do ông biên soạn. Nói về cuốn giáo trình này, ông bảo: Trước đây, tôi đã từng nung nấu ý định viết một dạng sổ tay học tiếng Dao để phục vụ cho các hướng dẫn viên du lịch và phát thanh viên, vì tôi thấy có khá nhiều nhà thơ dân tộc Dao, khi sáng tác phải dùng chữ quốc ngữ phiên âm Dao để ghi chép lại những sáng tác của mình, người Dao đọc thì không hiểu mấy. Trong khi đó, người Dao có cả một kho tàng sách Nôm Dao, nội dung phong phú về nhiều lĩnh vực mà chưa được khai thác triệt để và chính thế hệ con cháu người Dao cũng chưa biết hết. Vậy nên, việc sưu tầm, biên soạn một cách bài bản là rất cần thiết. Hiện cuốn giáo trình đã đượcTrung tâm Nghiên cứu - Đào tạo ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc thuộc trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đặt hàng để dạy cho sinh viên.

- Tuổi đã cao, Bác không định nghỉ ngơi? - Ông trả lời: Dù đã qua 79 mùa xuân, nhưng tôi vẫn còn khỏe, ngày nào khỏe tôi còn cống hiến. Hiện tôi tạm gác lại công tác xã hội để viết sách, sưu tầm, bảo tồn văn hóa dân tộc Dao và đang viết dở cuốn tiểu thuyết “Dấu chân thung lũng lòng chảo”-nói về văn hóa người Dao”. Trò chuyện cùng ông, tôi như được truyền thêm cảm hứng và tình yêu trong công việc./.

Theo Phương Thơm/Báo Thái Nguyên
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin mới hơn

Công ty đầu tiên sử dụng AI để đánh giá năng lực nhân viên

Thủ tướng Singapore kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều tối 26/3, Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lawrence Wong và Phu nhân rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25 đến 26/3, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân.
Công ty đầu tiên sử dụng AI để đánh giá năng lực nhân viên

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Công ty đầu tiên sử dụng AI để đánh giá năng lực nhân viên

Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)

Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Công ty đầu tiên sử dụng AI để đánh giá năng lực nhân viên

Trung ương đồng ý cho hai nhân sự thôi chức Uỷ viên Trung ương khóa XIII

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của cá nhân, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để các ông: Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII.
Công ty đầu tiên sử dụng AI để đánh giá năng lực nhân viên

Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 11/11 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Santiago de Chile, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân và chính thức khai trương Văn phòng Tuỳ viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile.

Tin bài khác

TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ LƯƠNG CƯỜNG, CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ LƯƠNG CƯỜNG, CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày 21/10/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toàn văn bài phát biểu của tân Chủ tịch nước Lương Cường

Toàn văn bài phát biểu của tân Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, sau Lễ tuyên thệ, đồng chí Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Thainguyentv.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường

Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, với 440 đại biểu có mặt tán thành, đồng chí Lương Cường đã trúng cử vị trí Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quốc hội bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 21/10, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Điện Invalides, Pháp

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Điện Invalides, Pháp

Sáng 7/10 giờ địa phương (chiều nay giờ Việt Nam), lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc gia tại Điện Invalides ở thủ đô Paris.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn  tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

(Theo Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, hệ thống cơ quan Thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả)
[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

Chè là cây trồng mũi nhọn và cũng là thế mạnh sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết chuyên đề của ...
[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chỉ thị số 06/CT-UBND thể hiện quyết tâm cao của UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đột phá vào năm 2025. Chỉ thị 06 đưa ra một khung ...
[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

Nhằm đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban ...
[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

Lễ hội Lồng Tồng
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...