Việt Nam thuộc nhóm đứng đầu Đông Nam Á về mức độ bị tấn công mã độc
Thực trạng bảo mật tại Việt Nam
Việt Nam đứng đầu trong khu vực về mức độ nguy hiểm của các cuộc tấn công mã độc. |
Theo thống kê của Trend Micro, trong Quý I/2019, Việt Nam đứng trong số những nước bị tấn công bởi nhiều mối đe dọa bảo mật hàng đầu của Đông Nam Á bao gồm mã độc tống tiền (ransomware), mã độc ngân hàng (banking malware), mã độc macro (macro malware), và mối đe dọa email.
Cụ thể, đối với loại hình mã độc tống tiền và mã độc macro, Việt Nam đứng đầu trong khu vực về mức độ nguy hiểm của các cuộc tấn công. Về nguy cơ từ email, Việt Nam đứng thứ 2 - chỉ sau Indonesia, và mã độc ngân hàng đứng ở vị trí thứ 3.
Trong đó, khối ngân hàng Việt Nam tiếp tục là mục tiêu tấn công của tội phạm công nghệ thông tin. Quỹ tiền tệ thế giới ước tính, thiệt hại tài chính do tấn công an ninh mạng gây ra trên toàn thế giới có thể lên đến 100 triệu đô la, tương đương 9% thu nhập ròng của ngân hàng.
"Không thể xem nhẹ tầm quan trọng của việc nắm bắt tình hình bảo mật hiện tại," Jaruwan Nok, Giám đốc Trend Micro, cho biết. "Những mối đe dọa an ninh mạng ngày càng trở nên tinh vi hơn khiến các biện pháp bảo vệ truyền thông cũng không đủ để đảm bảo an toàn".
97% mã độc tống tiền ở Việt Nam đến qua đường email
Ông Dhanya Thakkar - Phó Chủ tịch Trend Micro khu vực AMEA. |
Theo Trend Micro, email tiếp tục là lối vào phổ biến nhất của tội phạm an ninh mạng. Dạng nguy cơ này đang phát triển và ngày càng tinh vi, với 97% mã độc tống tiền hiện nay đến qua đường email.
Tuy nhiên, may mắn là Trend Micro lại là một trong những chuyên gia tốt nhất thuộc lĩnh vực này trên thế giới, với việc được Forrester Research công nhận là “nhà tiên phong” về bảo mật email trong năm 2019.
Đánh giá thực trạng bảo mật, an toàn thông tin ở Việt Nam, ông Jaruwan Nok cho rằng trong những năm gần đây tình hình đã được cải thiện hơn rất nhiều. Theo đó, chính phủ và các tập đoàn lớn đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực an ninh mạng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải lưu tâm.