Việt Nam: Mỗi năm hơn 250.000 ca phá thai
Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Viết Tiến cho biết nếu chi 1 USD cho kế hoạch hóa gia đình thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội (Ảnh: T.P) |
Sáng nay, tại Hội thảo về lợi ích tránh thai, hưởng ứng ngày Tránh thai thế giới (26/9) do Tổng Cục Dân số - KHHGĐ và Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức, ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em cho biết: mỗi năm có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức.
Theo ông Tuấn, trung bình một người phụ nữ có 2 con thì cũng 2 lần nạo phá thai. Đáng chú ý, tỉ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80%.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Kim Xuân Nam, tỉ lệ sử dụng tránh thai được duy trì ở mức cao (khoảng 75-79%) trong nhiều năm qua. Trong đó, nhiều nhất là sử dụng biện pháp dụng cụ tử cung (đặt vòng) với tỉ lên gần 50% các ca đặt vòng; tiếp đó đến dùng viên uống tránh thai là 18%; tỉ lệ sử dụng bao cao su là gần 15%; tính vòng kinh/xuất tinh ngoài khoảng 14% và thấp nhất là triệt sản nam – nữ (0,1-0,2%).
Lý giải nguyên nhân tỉ lệ sử dụng tránh thai duy trì ở mức cao nhưng tỉ lệ phá thai cũng không thấp, ông Anh Tuấn chỉ ra 3 lý do: đó là do không áp dụng biện pháp tránh thai (55,6%), có nhu cầu nhưng không được đáp ứng và đặc biệt là thất bại trong các biện pháp tránh thai lên tới gần 40%.
Trong khi đó, dịch vụ phá thai đang phải đối mặt với nhiều thách thức: từ thực hành phòng chống nhiễm khuẩn kém; hầu như không thực hiện giảm đau trong thủ thuật, kovac là thủ thuật chủ yếu để phá thai 3 tháng giữa (16-20 tuần); chưa có kỹ thuật để giải quyết phá thai từ 13-16 tuần tuổi; hướng dẫn kỹ thuật phá thai còn sơ sài; tư vấn và yêu cầu cung cấp thong tin không đầy đủ; chưa quan tâm tới cuộc sống sau phá thai, đặc biệt là cung cấp biện pháp tránh thai cho khách hàng sau phá thai…
Do đó, dù Bộ Y tế có nhiều giải pháp nhưng phá thai không an toàn vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói riêng.
Xuất phát từ kết quả các cuộc khảo sát đa quốc gia về thăm dò thái độ của giới trẻ trong quan hệ tình dục tại châu Âu vào những năm đầu thế kỷ 21 cho thấy mức độ đáng báo động về quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng như kiến thức, hiểu biết về các biện pháp tránh thai con thiếu hụt trong giới trẻ.
Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính trong nhà trường không đủ cung cấp thong tin một cách toàn diện về vấn đề.
Hậu quả là hang năm có tới 1/3 trong số trên 205 triệu trường hợp mang thai trên thế giới là ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi đưới 25.
Trước tình hình đó, ngày 26/9/2007, với sự lien mình của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là ngày Tránh thai thế giới.
Ngày tránh thai lần thứ 10 năm nay có chủ đề “Lợi ích của tránh thai và trách nhiệm của chúng ta” nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho cộng đồng vè nguyên nhân của việc mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, lợi ích của việc tránh thai… cũng như quan tâm và nhiều nỗ lực hơn nữa từ các cơ quan có lien quan đặc biệt là cho các đối tượng trong độ tuổi sinh để.