Facebook Zalo youtube Tiktok

Thuốc tiêm, dịch truyền: Lạm dụng nguy hiểm!

Sức khỏe
Dạng thuốc tiêm không phải luôn hoàn hảo vì bên cạnh một số ưu điểm so với thuốc uống, nó cũng có nhiều nhược điểm
aa

Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều trường hợp bị tai biến, tử vong do tiêm thuốc một cách vô tội vạ, từ việc tiêm thuốc để trị bệnh đến tiêm thuốc làm đẹp…

Từ tai biến đến tử vong

Đã có tình trạng rất đáng báo động là một số trẻ em được cho tiêm bắp thuốc K-Cort (chứa triamcinolon là thuốc glucocorticoid cho tác dụng kéo dài) bị teo cơ hay một số người lớn tiêm K-Cort vào khớp trị đau khớp và bị nhiễm trùng khớp.

Theo báo cáo cách đây không lâu của Khoa Chỉnh hình Bệnh viện Nhi trung ương, hàng chục trẻ em bị xơ hóa cơ bởi tiêm kháng sinh đã phải đến chữa trị tại khoa này do tai biến làm giảm chức năng vận động rất nghiêm trọng.

Như vậy, dạng thuốc tiêm, đặc biệt là tiêm truyền, không phải luôn tốt nhất như nhiều người lầm tưởng mà là dạng thuốc phải rất thận trọng khi dùng, thậm chí có khi không nên dùng.

Lâu nay, có một quan niệm khá phổ biến rằng dùng thuốc tiêm tốt hơn thuốc uống. Do đó, khi đến phòng khám, một số bệnh nhân nài nỉ thầy thuốc cho thuốc tiêm, thậm chí còn đòi hỏi được tiêm truyền “nước biển”.

Mới đây, một bệnh nhân nam ở Hải Phòng được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong tình trạng sốc nặng, suy đa tạng kèm theo những tổn thương viêm tấy, lan tỏa toàn bộ vùng lưng, đùi...

Trước đó, do bị đau lưng nên bệnh nhân này đã đến một người cùng khu để tiêm truyền thuốc giảm đau, 3-4 ngày sau khi tiêm, xung quanh khu vực tiêm truyền bị viêm tấy khiến bệnh nhân sốt cao, vàng da. Sau cùng, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai điều trị tích cực bằng các kỹ thuật cao như: lọc máu liên tục, dùng kháng sinh đặc hiệu liều cao… nhưng bệnh nhân vẫn tử vong.

Trước đó, một cô gái 20 tuổi (ở quận Tân Phú, TP HCM) cũng tử vong sau khi truyền nước biển tại một phòng khám gần nhà chỉ vì “thấy trong người mệt mỏi”.

thuoc tiem dich truyen lam dung nguy hiem

Người tiêm thuốc buộc phải thông thạo cách tiêm để tránh tai biến (Ảnh: Hoàng Triều)

Thuốc tiêm là gì?

Theo định nghĩa, thuốc tiêm là một dạng dược phẩm vô trùng dùng để tiêm vào cơ thể. Chính định nghĩa này cho thấy dạng thuốc tiêm không phải luôn hoàn hảo vì bên cạnh một số ưu điểm so với thuốc uống, nó cũng mang nhiều nhược điểm.

Dưới đây là một số ưu điểm:

- Do được tiêm vào cơ thể, thuốc được hấp thu trực tiếp và trọn vẹn vào máu nên có tác dụng nhanh và hiệu quả cao.

- Thuốc không qua hệ tiêu hóa nên không bị dịch tiêu hóa hoặc gan hủy hoại. Một số thuốc có bản chất peptid như hormone (progesteron, insulin…) hay một số enzyme, nếu uống thuốc sẽ bị dịch vị thủy giải hoặc bị gan biến đổi thành những chất không có tác dụng.

- Tiêm truyền tĩnh mạch cho phép thay thế nhanh chóng lượng nước, điện giải, tế bào, sinh chất bị mất đi do phẫu thuật hay tai nạn gây mất máu chẳng hạn.

Nhưng nhược điểm cũng không ít:

- Tiêm thuốc đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp như ống tiêm, kim tiêm, tiêm truyền thì phải có bộ dây truyền và phải tuyệt đối vô trùng. Nếu không vô trùng thì có nguy cơ bị nhiễm trùng (như áp xe, nhiễm HIV, nhiễm viêm gan siêu vi B, C). Người tiêm thuốc không thông thạo cách tiêm có thể gây ra tai biến: như tiêm tĩnh mạch calcium clorid phải tiêm thật chậm, tiêm thuốc ở mông nếu không đúng chỗ sẽ làm thương tổn dây thần kinh.

- Thuốc tiêm có tác dụng nhanh và tiếp thu trọn vẹn nên nếu có sự nhầm lẫn thì thật tai hại, thậm chí nguy đến tính mạng nếu dược chất có nhiều độc tính.

- Thuốc tiêm dễ gây phản ứng toàn thân hay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Như tiêm penicillin, vitamin B1 có khi gây sốc phản vệ trầm trọng, tiêm thuốc dầu nhiều lần thường để lại nốt cứng gây đau đớn.

Do có những nhược điểm như trên, người ta chỉ dùng thuốc tiêm thay vì dùng thuốc uống trong những trường hợp như: cấp cứu, bệnh nhiễm trùng nặng, người bệnh không thể hợp tác uống thuốc…

Trên nguyên tắc, khi thầy thuốc kê toa cho thuốc tiêm là đã có sự cân nhắc cần thiết. Vì vậy, khi đi khám bệnh không nên nài nỉ thầy thuốc cho thuốc tiêm khi không cần thiết.

Nên nhớ, tiêm thuốc nguy hiểm hơn uống thuốc, người dùng thuốc không thể tự tiêm thuốc mà phải có nhân viên chuyên môn thông thạo kỹ thuật thực hiện…

Tiêm chích làm đẹp: Tai biến rình rập

Hiện nay, tình trạng dùng thuốc tiêm khá phổ biến. Không chỉ tiêm để trị bệnh, tiêm để khỏe mà nhiều chị em còn đến các cơ sở làm đẹp, spa để tiêm dưỡng ẩm da, tiêm nội tiết tố để trẻ, tiêm các chất làm đầy như botox, filler...

Cho tới nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng và xác nhận việc dùng chế phẩm tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp lại có tác dụng “thần kỳ” là làm trắng da, đẹp da và làm cho phụ nữ trẻ lại. Chỉ thấy việc dùng đường tiêm chích chỉ tạo ra nguy cơ rất lớn là bị tai biến như đã đề cập.

Theo PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức/ Người lao động

Tin mới hơn

Bệnh viện Nhi TƯ: 42% điều dưỡng bị stress

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm gia cầm A(H9) trên người đầu tiên

​Ngày 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người sau khi ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Bệnh viện Nhi TƯ: 42% điều dưỡng bị stress

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các bộ, ngành.
Bệnh viện Nhi TƯ: 42% điều dưỡng bị stress

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Ra mắt cuốn sách "Bản lĩnh blouse trắng"

Ngày 26/2, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) và ra mắt cuốn sách “Bản lĩnh blouse trắng”.
Bệnh viện Nhi TƯ: 42% điều dưỡng bị stress

Sau Tết, tiếp tục giám sát chặt các dịch bệnh

Trong kỳ nghỉ Tết, cả nước ghi nhận 357 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 225 trường hợp mắc tay chân miệng.
Bệnh viện Nhi TƯ: 42% điều dưỡng bị stress

Bé gái 5 tuổi bị mất một bàn tay vì hàng xóm đốt pháo

Khi đang chơi trước nhà, thấy nhà hàng xóm đốt pháo hoa bé gái nhặt một viên pháo rơi trên sân, sau đó pháo phát nổ khiến tay trái của bé bị dập nát và đùi phải bị cháy đen.

Tin bài khác

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Bệnh viện Đà Nẵng thông tin, các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công khối u khổng lồ vùng góc hàm cho cụ bà có tiền sử 3 lần tai biến.
Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Ngày 31/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh viện vừa thực hiện báo động đỏ liên viện, mổ khẩn cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết trên cơ thể trong tình trạng tính mạng bị đe doạ.
TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

Bé trai đầu tiên được thông tim từ trong bào thai đã chào đời lúc 9h17 sáng 30/1, tại Bệnh viện Từ Dũ, nặng 2,9kg, da dẻ hồng hào, khóc rất to khi chào đời.
Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Nữ bệnh nhân 26 tuổi bị tai biến xuất huyết não sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, gọt góc hàm, hạ gò má, nhổ răng khôn.
Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận nhiều ca bệnh bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ học theo hướng dẫn trên mạng để chơi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc