Facebook Zalo youtube Tiktok

Tất cả các địa phương phải chuẩn bị phương án chống dịch ở mức độ xấu

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tất cả các địa phương đều phải chuẩn bị phương án chống dịch ở mức độ xấu; đẩy nhanh tốc độ rà soát, xác minh, quản lý tất cả các trường hợp đến thành phố Đà Nẵng từ ngày 1/7 đã trở về địa phương; thực hiện kiên quyết việc cách ly tập trung các trường hợp F1.
aa
tat ca cac dia phuong phai chuan bi phuong an chong dich o muc do xau
GS.TS Nguyễn Thanh Long: Tất cả các địa phương đều phải chuẩn bị phương án chống dịch ở mức độ xấu

Cuối giờ chiều ngày 7/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã giao ban trực tuyến với "Bộ Chỉ huy tiền phương" thường trực đặc biệt chống COVID-19 tại tâm dịch Đà Nẵng do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phụ trách.

Từ điểm cầu Đà Nẵng, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, một tuần qua, "Bộ Chỉ huy tiền phương" đã nỗ lực trên tất cả các "mặt trận" truy vết, giám sát, cách ly, điều tra dịch tễ, điều trị, phân luồng điều trị, hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến dưới để giải tỏa bệnh nhân cho Đà Nẵng. Đặc biệt, trong vấn đề xét nghiệm, với sự tăng cường cả nhân lực và phương tiện, hiện nay công suất xét nghiệm tại Đà Nẵng đã tăng vượt bậc, hiện đã đạt trên 10.000 mẫu/ngày.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết, kết quả xét nghiệm của các nhân viên y tế và những người có liên quan tại Bệnh viện C Đà Nẵng đều âm tính, do đó đúng 0h ngày 8/8, Bệnh viện này sẽ được tháo gỡ phong toả để đón người bệnh từ mai đến khám chữa bệnh.

Cùng với việc nỗ lực trong công tác phòng chống dịch của Đà Nẵng, "Bộ Chỉ huy tiền phương" đã làm việc với Quảng Nam, Quảng Ngãi triển khai công tác phòng chống dịch...

Tại giao ban, các đồng chí đội trưởng của các đội điều trị, điều tra dịch tễ - giám sát, xét nghiệm và truyền thông cũng đã báo cáo về công việc theo lĩnh vực được phân công.

Phát biểu tại buổi giao ban, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ với những nỗ lực của "Bộ Chỉ huy tiền phương", đồng thời nhấn mạnh diễn biến dịch của đợt này khá nhanh, tốc độ lây nhiễm khá phức tạp, ngay từ đầu chúng ta đã nhận định như vậy nên phản ứng của Bộ Y tế rất mạnh mẽ ngay từ đầu.

Một trong những quan điểm chỉ đạo của chúng ta từ đầu là quyết liệt, quyết tâm và làm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là thần tốc để làm sao chúng ta sớm dập tắt được dịch bệnh này lây lan.

“Công tác phòng chống dịch không chỉ của riêng Đà Nẵng mà Bộ Y tế đã giao ban liên tục với lãnh đạo Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố và đã yêu cầu tất cả các địa phương đều phải chuẩn bị phương án chống dịch ở mức độ xấu. Theo đó, các địa phương phải rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, đặc biệt về nhân lực. Bài học của Đà Nẵng để chúng ta thấy điều phối về nhân lực đối với các địa phương khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 trên diện rộng”- GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Về đề xuất của Bộ Chỉ huy tiền phương liên quan đến việc Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương rà soát, giám sát, quản lý chặt người trở về từ Đà Nẵng, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, trước khi vào giao ban ông đã ký công văn thứ 3 gửi các địa phương đề nghị đẩy nhanh tốc độ rà soát, xác minh, quản lý tất cả các trường hợp đến thành phố Đà Nẵng từ ngày 1/7/2020 đã trở về địa phương.

Đây là công điện khẩn thứ 3 liên tiếp, Bộ Y tế gửi các địa phương đề nghị rà soát, giám sát, quản lý và tăng tốc truy vết để tránh bỏ sót các trường hợp trở về từ Đà Nẵng.

Liên quan đến việc đề xuất tăng cường thêm máy chạy thận nhân tạo của "Bộ Chỉ huy tiền phương" cho Trung tâm y tế Hòa Vang, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã giao cho Bệnh viện K thuê hoặc mua máy chạy thận nhân tạo chậm, kể cả máy ECMO... trong trường hợp nếu thiếu bao nhiêu thì Bộ Y tế sẽ điều động tạo điều kiện tối đa để làm sao đảm bảo công suất, phục vụ bệnh nhân chạy thận, cũng như công tác điều trị.

Đối với hoạt động của bệnh viện dã chiến, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Chỉ huy tiền phương lập tổ thẩm định tại chỗ, nếu công tác thẩm định hoàn thành, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn sắp xếp làm việc với địa phương để có thể sớm ra quyết định đưa bệnh viện vào hoạt động.

Bộ Y tế cũng lên phương án giao một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất để có thể thành lập bệnh viện dã chiến sẵn sàng phục vụ chống dịch. Riêng tại Quảng Nam "Bộ Chỉ huy tiền phương" cần làm việc với tỉnh để đôn đốc việc sớm thành lập bệnh viện dã chiến.

Liên quan đến vấn đề xét nghiệm, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, đã yêu cầu Cục Y tế dự phòng khẩn trương hoàn thành hướng dẫn trộn mẫu để giải toả lượng mẫu cho các đơn vị xét nghiệm.

tat ca cac dia phuong phai chuan bi phuong an chong dich o muc do xau
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cùng các đồng chí đội trưởng các đội điều trị, điều tra dịch tễ- giám sát, xét nghiệm và truyền thông tại buổi giao ban từ điểm cầu cầu Đà Nẵng.

Bày tỏ đồng ý với ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn về việc chuẩn bị sẵn nhân lực lấy mẫu xét nghiệm, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã chỉ đạo Cục Khoa học Công nghệ yêu cầu các trường y dược trên toàn quốc phải tập huấn về cách thức lấy mẫu và phương thức dự phòng lây nhiễm. Đồng thời, yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tập huấn trực tuyến toàn quốc việc cách thức lấy mẫu xét nghiệm và cả phương thức dự phòng lây nhiễm và cả việc trộn mẫu đúng quy trình. Vì nếu không có lực lượng lấy mẫu thì sẽ không làm nhanh được.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý, tất cả các ca xét nghiệm kháng thể dương tính dù không phải là ca bệnh nhưng phải ứng phó như với một ca bệnh dương tính, để truy vết, giám sát quá trình tiếp xúc. Đà Nẵng hiện đã làm thế và Bộ Y tế cũng yêu cầu với các địa phương phải vậy, nếu không sẽ bỏ sót một lượng người mang bệnh nhưng không có triệu chứng (đã khỏi).

Về vấn đề cách ly, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Chúng ta thực hiện kiên quyết phải cách ly tập trung với các trường hợp F1. Càng để F1 sẽ đẻ ra nhiều F2. Khi F1 thành F0 thì sẽ càng vất vả, khó khăn hơn trong chống dịch...

“Tôi chia sẻ với những khó khăn vất vả của các đồng chí ở trong đó, tôi mong các đồng chí cố gắng, đồng chí Nguyễn Trường Sơn động viên anh em làm việc và giữ sức khoẻ, chúng tôi ở ngoài này sẽ hỗ trợ tối đa khi tiền phương cần”- GS.TS Nguyễn Thanh Long nhắn nhủ./.

Theo PV/Baochinhphu

Tin mới hơn

Tích cực phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Theo Hệ thống quản lý giám sát Bệnh truyền nhiễm, từ ngày 1 đến ngày 29/10/2024, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên phát hiện 21 ca bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong đó 16 ca bệnh nội sinh.

Gia tăng trẻ nhập viện khi thời tiết giao mùa

Hiện đang là thời điểm giao mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, môi trường và độ ẩm không khí thay đổi đang là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Điều này cũng làm gia tăng các bệnh lý ở trẻ nhỏ, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp và viêm màng não. Tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh số lượng bệnh nhân nhập viện đang tăng cao.

Đẩy mạnh phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật Gan Mật Tụy

Ngày 19/10, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên phối hợp Hội Gan Mật Tụy Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học với chủ đề “Đẩy mạnh phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật Gan Mật Tụy”.

Tiền mất tật mang khi điều trị bệnh lý khớp tại các cơ sở không chuyên

Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiếp nhận và điều trị khỏi hai trường hợp bị phản ứng sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) từ cơ sở y tế tư nhân với lời quảng cáo giúp “trẻ hóa khớp gối”.

Áo trắng ấm tình vùng lũ

Cơn bão số 3 đi qua để lại hậu quả lớn cho mỗi địa phương bị ảnh hưởng. Cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân trong việc khắc phục hậu quả mưa lũ, thì sự hỗ trợ của những cán bộ y, bác sĩ tại các vùng lũ đi qua đã góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống.

Tin bài khác

Nâng cao nhận thức về khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao nhận thức về khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là biện pháp giúp phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và sơ sinh, để những đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, nâng cao chất lượng dân số cả nước.
Cán bộ y tế Bình Định sát cánh cùng người dân Thái Nguyên sau bão lũ

Cán bộ y tế Bình Định sát cánh cùng người dân Thái Nguyên sau bão lũ

Với tinh thần tương thân tương ái, nghĩa đồng bào, ngay sau khi tiếp nhận thông tin về thiệt hại do bão số 3 gây ra, 33 cán bộ y tế của tỉnh Bình Định đã vượt gần nghìn cây số có mặt tại Thái Nguyên để tham gia hỗ trợ, giúp người dân xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, phòng chống dịch bệnh sau bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ sau mưa lũ

Chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ sau mưa lũ

Sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, trong đó hay gặp nhất là bệnh đau mắt đỏ. Đây là bệnh lây lan nhanh, có thể bùng phát thành dịch nhưng dễ phòng ngừa. Do đó, người dân cần chủ động thực các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành Y tế để tránh biến chứng và lây lan dịch bệnh.
Triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh sau lũ

Triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh sau lũ

Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh sau lũ, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên vừa có Công văn số 3681 về việc triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh sau lũ.
10 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã được ra viện

10 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã được ra viện

Trong 5 ngày từ 29/8 đến ngày 2/9, 13 học sinh của trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện trong tình trạng sốt, đau đầu, đau bụng, nôn không rõ nguyên nhân, trong đó có một trường hợp đã tử vong, một trường hợp chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương và 11 trường hợp còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân các ca bệnh không liên quan đến bệnh truyền nhiễm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc