Facebook Zalo youtube Tiktok

Tập trung tháo gỡ khó khăn khi xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Kinh tế
Cùng với các Khu công nghiệp, các cụm công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng giá trị công nghiệp, đồng thời tạo việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Với quan điểm: đồng hành - hỗ trợ, hiện nay các cấp, ngành, địa phương của tỉnh đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, gỡ các nút thắt khó khăn của nhà đầu tư khi xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn.
aa
Tập trung tháo gỡ khó khăn khi xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp
Dự án Cụm công nghiệp Hạnh Phúc - Xuân Phương có tổng diện tích trên 73ha, trên 98% mặt bằng đã được bàn giao cho chủ đầu tư

Dự án Cụm công nghiệp Hạnh Phúc - Xuân Phương được trao quyết định đầu tư từ năm 2021 tại huyện Phú Bình, với tổng diện tích trên 73ha. Đến nay, trên 98% mặt bằng của dự án đã được bàn giao cho chủ đầu tư; các hạng mục giao thông - san nền - trạm xử lý nước thải đã hoàn thiện được 90 đến 95%; hệ thống nước sạch đang tiếp tục được hoàn thiện. Dự kiến đến quý III năm 2025, các nhà đầu tư thứ cấp có thể triển khai dự án đầu tư tại đây. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn gần 10 hộ dân chưa bàn giao quỹ đất do chưa đồng tình với đơn giá đền bù của nhà nước.

Ông Khúc Văn Mừng, Trưởng BQL dự án Cụm công nghiệp Hạnh Phúc - Xuân Phương, huyện Phú Bình cho biết: "Trong quá trình giải phóng mặt bằng cũng có vướng 11 hộ dân còn chưa giải phóng được. Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương hỗ trợ đẩy nhanh sớm để chủ đầu tư có mặt bằng để triển khai công việc tiếp theo".

Cũng liên quan đến vấn đề GPMB, dự án cụm công nghiệp Điềm Thụy, huyện Phú Bình được triển khai gần 10 năm nay nhưng hiện tại mới bồi thường GPMB được 17/44ha. Theo đại diện chủ đầu tư, trong quá trình triển khai xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, các ngành, địa phương và đơn vị đã rất nỗ lực nhưng hiện vẫn còn vướng nhiều công trình nhà ở, đất của các hộ dân chưa thể bàn giao mặt bằng.

Ông Nguyễn Ngọc Chung, Phụ trách Dự án cụm công nghiệp Điềm Thụy, huyện Phú Bình: "Chủ đầu tư Việt Á rất mong muốn được sự hỗ trợ giúp đỡ của chính quyền địa phương, đặc biệt là Trung tâm quỹ đất chung tay phối hợp để thực hiện thống kê kiểm đếm toàn bộ các phần diện tích đất nông nghiệp còn lại và đặc biệt là trên 44 hộ dân đang sinh sống ở khu vực trong ranh giới phải thực hiện thu hồi đất".

Toàn tỉnh hiện có 27/41 cụm công nghiệp được thành lập với tổng diện tích trên 1.000ha; tổng vốn đăng ký gần 11.000 tỷ đồng. Trong đó, 13 cụm công nghiệp có chủ đầu tư đã đi vào hoạt động, với 74 doanh nghiệp thứ cấp đang sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, Thái Nguyên đã đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư; quan tâm phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút nguồn lực, nhà đầu tư. Chỉ tính riêng năm 2024, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập 8 Cụm công nghiệp. Bên cạnh kết quả tích cực, trong quá trình đầu tư các cụm công nghiệp, các nhà đầu tư còn đối mặt với nhiều khó khăn do công tác GPMB, vấn đề bố trí quỹ đất tái định cư cho nhân dân, đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật…

Ông Dương Viết Đài, Bí thư Đảng ủy xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình: "Ban Chấp hành Đảng bộ xã Điềm Thụy quan tâm thường xuyên phối hợp với chủ đầu tư tuyên truyền, vận động người dân để ủng hộ công tác giải phóng mật bằng trên địa bàn. Ngoài ra chúng tôi đang tiếp tục vận động người dân để ủng hộ cho dự án cụm công nghiệp trên địa bàn".

Tập trung tháo gỡ khó khăn khi xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp
Năm 2024, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập 8 Cụm công nghiệp
Tập trung tháo gỡ khó khăn khi xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Để tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện các dự án, từ đó đưa ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Ông Nguyễn Bá Chính, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên: "Trong gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát đối với cụm đã có trong quy hoạch. Tuy nhiên theo thực tế cũng như là theo quy hoạch ngành Trung ương còn vướng mắc thì chúng tôi đã có văn bản phối hợp với các huyện rà soát thực tế, trực tiếp. Cụm nào thấy khả thi, có khả năng tiếp tục thu hút đầu tư được thì sẽ để lại còn những cụm nào thấy khả năng còn khó vướng vướng mắc, khả năng thu hút còn khó khăn thì sẽ rà soát để di chuyển sang một vị trí mới phù hợp hơn với điều kiện thực tế của địa phương cũng như nhu cầu, mong muốn của các nhà đầu tư".

Quyết định số 222 của Thủ tướng Chính phủ, về “Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, thể hiện rất rõ quyết tâm phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững. Để hiện thực hóa được mục tiêu này, các ngành, địa phương và chủ đầu tư cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án cụm công nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh trong thời gian tới./.

Hồng Hạnh, Đức Triển

Tin mới hơn

Khởi công cụm công nghiệp Yên Lạc - Phú Lương

Ngày 15/4, huyện Phú Lương phối hợp với Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Thăng Long Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công Dự án cụm công nghiệp Yên Lạc, huyện Phú Lương. Tham dự lễ khởi công có đồng chí Nguyễn Linh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên và đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương.

Tích tụ đất đai để sản xuất lớn – Cần liên kết để bền vững

Tích tụ đất đai để sản xuất lớn đang là hướng đi tất yếu trong nông nghiệp, giúp giảm chi phí, tăng năng suất và dễ dàng áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, mở rộng diện tích chưa phải là đích đến cuối cùng. Không ít vùng sản xuất quy mô lớn vẫn đang loay hoay với bài toán đầu ra, liên kết sản xuất còn lỏng lẻo, giá trị sản phẩm chưa cao.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Chỉ thị số 08.

Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Xác định thúc đẩy tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là nhiệm vụ có vai trò, ý nghĩa quan trọng hàng đầu để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ngày 11/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Chỉ thị số 10 về tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2025. Để hoàn thành mục tiêu: tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2025 đạt 104,1 nghìn tỷ đồng, Chỉ thị số 10 đã chỉ rõ 7 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện hiệu quả.

Phát huy sức mạnh cộng đồng trong kinh tế nông thôn

Trong bức tranh nông thôn mới của Thái Nguyên hôm nay, dễ dàng nhận thấy vai trò ngày càng nổi bật của kinh tế tập thể, đặc biệt là các hợp tác xã nông nghiệp. Hiện, toàn tỉnh có gần 300 sản phẩm OCOP, thì có tới hơn 90% là của các hợp tác xã. Từ cây chè, cây dược liệu đến các sản phẩm từ mật ong, bưởi, gạo nếp… sản phẩm OCOP Thái Nguyên ngày càng được thị trường ưa chuộng. Điểm chung của các sản phẩm này là đều được sản xuất bởi các hợp tác xã - nơi hội tụ sức mạnh cộng đồng và tính chuyên nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

Tin bài khác

Phát huy vai trò đại diện của người lao động

Phát huy vai trò đại diện của người lao động

"Vai trò của Công đoàn chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động được chăm lo, bảo vệ, hỗ trợ". Với phương châm này, thời gian qua, tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về đoàn viên, người lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và các đơn vị, doanh nghiệp.
Để hỗ trợ nông dân không "nặng đầu vào, nhẹ đầu ra"

Để hỗ trợ nông dân không "nặng đầu vào, nhẹ đầu ra"

Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đối mặt với nhiều thách thức, việc nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các hộ sản xuất. Để giải quyết vấn đề này, nhiều cơ quan, tổ chức đã hỗ trợ người làm nông nghiệp phát triển sản xuất. Tuy nhiên, để việc hỗ trợ này không "nặng đầu vào, nhẹ đầu ra" thì cần đa dạng và ổn định các hoạt động trên cơ sở phù hợp với thực tiễn…
Thái Nguyên thu hút đầu tư vào trung tâm dữ liệu

Thái Nguyên thu hút đầu tư vào trung tâm dữ liệu

Ngày 9/4, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị mời gọi, thu hút đầu tư vào Trung tâm dữ liệu. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Chi cục thuế Khu vực V và Ngân hàng Nhà nước Khu vực V.
Tạo sinh kế bền vững từ trồng rừng

Tạo sinh kế bền vững từ trồng rừng

Gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào vùng cao, thế nhưng thay vì chỉ khai thác gỗ hay lâm sản tự nhiên như trước, hiện nay người dân nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã biết phát triển kinh tế từ rừng một cách bền vững hơn, hiệu quả hơn. Trong đó, mô hình trồng rừng gỗ lớn, cây quế, tạo chuỗi sản phẩm hàng hoá đang mở ra hướng đi mới cho sinh kế của bà con. Phát triển kinh tế từ rừng không chỉ giúp bà con có thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Khi rừng được ‘trả lại đúng giá trị’, sinh kế người dân cũng từ đó mà vững bền.
Linh hoạt giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp

Linh hoạt giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp

Với phương châm: chia sẻ khó khăn và đồng hành với người dân, doanh nghiệp bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng, thời gian qua, các ngân hàng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Phương châm đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn được áp dụng thực tế qua việc chia sẻ, đồng hành với khách hàng, từng bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

[Infographics] Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi tất yếu của thực tiễn, phù hợp với quá trình phát triển trong giai đoạn mới; nhằm nâng cao ...
[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn  tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

(Theo Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, hệ thống cơ quan Thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả)
[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

Chè là cây trồng mũi nhọn và cũng là thế mạnh sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết chuyên đề của ...
[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chỉ thị số 06/CT-UBND thể hiện quyết tâm cao của UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đột phá vào năm 2025. Chỉ thị 06 đưa ra một khung ...
[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

Nhằm đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban ...
[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

Lễ hội Lồng Tồng
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...