Siêu thực phẩm: Những cường điệu hóa và sự thật
Dầu dừa
Sự cường điệu: 3/4 những người tham gia một cuộc khảo sát gần đây cho biết dầu dừa là rất tốt cho sức khỏe.
Không ai nghi ngờ tác dụng của dầu dừa bởi những tuyên bố như bảo vệ tim (do tăng HDL - cholesterol tốt), viêm khớp, Alzheimer’s và đái tháo đường; đồng thời còn giúp giảm cân nhờ một loại chất béo đặc biệt mà cơ thể có thể chuyển hóa khác với các chất béo khác.
Sự thật: Theo tuyên bố gần đây của Hội Tim Hoa Kỳ (AHA) thì chỉ nên dùng dầu dừa có giới hạn. Bởi 82% chất béo của dừa không tốt cho sức khỏe (chất béo no). Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy dầu dừa làm tăng cholesterol LDL (xấu).
Điểm mấu chốt: Tuyên bố của AHA đã nói lên tất cả. Nếu bạn thích dầu dừa thì cần phải học cách kiểm soát chặt chẽ.
“Một thìa dầu dừa mỗi ngày là đã đạt đến mức khuyến nghị về chất béo no trong một ngày đối với người lớn”, chuyên gia dinh dưỡng và là phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Đái tháo đường Malina Malkani, cảnh báo.
Sô cô la
Sự cường điệu: Sô cô la được cho là có khả năng chống lại bệnh tim nhờ vào lượng chất chống ôxy hóa flavonoid rất phong phú. Nó cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ, cải thiện trí nhớ và sự tập trung do tuổi tác.
Sự thật: Sô cô la có thể bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường - nhưng chỉ sô cô la đen - dạng nguyên chất mới có tác dụng này.
Một khi nó đã được chế biến, đóng gói đặt trên các kệ hàng thì nó sẽ chỉ còn đường và chất béo.
Điểm mấu chốt: Chỉ cần một lượng nhỏ sô cô la nhỏ là đủ để giảm huyết áp nhưng không phải loại nào cũng cho tác dụng tương tự.
Sô cô la có màu sẫm sẽ tốt hơn. Một thanh sô cô la tốt là có từ 70% ca cao trở lên và chỉ cần ăn 1-2 miếng vuông nhỏ mỗi ngày là đủ.
Bơ
Sự cường điệu: Bơ đã trở lại thành “bạn” của sức khỏe sau nhiều điều tiếng không công bằng trong nhiều năm qua.
Sự thật: Đã có một sự cường điệu lớn trong một nghiên cứu năm 2014 cho thấy ăn ít chất béo no không giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Nhưng có sự khác biết rất lớn khi nói rằng ăn chất béo no là tốt cho sức khỏe.
Điểm mấu chốt: Đừng thoải mái sử dụng chất béo no và chất béo bão hòa thay cho chất béo không bão hòa. Nếu bơ đóng một vai trò nào đó thì hẳn là nó làm món ăn giàu dinh dưỡng hơn.
“Nếu được sử dụng thận trọng và tiết kiệm, các món ăn bạn không thích có thể trở nên ngon hơn”, Malkani nói.
Quản bơ
Sự cường điệu: Quả bơ luôn được xem là chất béo tốt trong nhiều thập kỷ, được tin là giảm nguy cơ của nhiều bệnh tật, từ béo phì, đái tháo đường, bệnh tim và nhiều bệnh khác, giúp bạn sống lâu hơn.
Thực tế: Danh tiếng của trái cây này không ai phủ nhận. Malkani cho biết: “Có rất nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu quả bơ (chất béo không bão hòa đơn) giúp giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol xấu HDL”. Nó cũng giúp giảm đau do viêm xương khớp.
Điểm mấu chốt: Ăn quả bơ mỗi ngày sẽ giúp tránh xa bác sĩ. Nhưng nếu muống giảm cân, cần nhớ rằng chỉ nên ăn 1/3 trái bơ mỗi ngày.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Sandra Arevalo, Giám đốc Dịch vụ dinh dưỡng và cộng đồng, Khoa Nhi Hệ thống Y tế Montefiore, dầu quả bơ lại là một câu chuyện khác bởi chúng có thể chứa phụ gia, không tốt cho sức khỏe.
Rượu vang đỏ
Sự cường điệu: Rượu vang đỏ có thể là người bạn tốt nhất cho bệnh tim và đái tháo đường.
Sự thật: Đây không phải là giấc mơ xa vời. Các nghiên cứu trong hàng thập kỷ cho thấy nguy cơ bệnh tim và đái tháo đường typ 2 ở những người uống vừa phải loại rượu vang đỏ giảm thấp hơn so với nhóm không uống.
Nhưng uống quá nhiều lại là thủ phạm gây ra bệnh tim, bệnh gan và cả ung thư. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy chỉ cần uống một lượng nhỏ chất cồn cũng làm tang nguy cơ ung thư vú.
Điểm mấu chốt: Cần có sự cân bằng. Rượu vang đỏ tốt khi uống lượng vừa phải. AHA khuyến nghị phụ nữ chỉ nên uống tối đa 100 g một ngày, còn nam giới thì gấp đôi.
Giấm táo
Sự cường điệu: Các chuyên gia cho biết giấm táo có thể làm trắng răng, hạ đường huyết, ngăn không để bệnh tim và ung thư phát triển…
Sự thật: Giấm táo có thể giảm đường huyết và làm bạn có cảm giác no nhưng tất cả các loại giấm khác cũng vậy. Tương tự với tác dụng giảm cân.
Không rõ liệu giấm táo có thể chống lại bệnh tim và ung thư nhưng có vẻ như nó không có khả năng chữa lành vết thương. Còn với răng, nó không chỉ giúp làm trắng mà giám còn ăn mòn men răng.
Điểm mấu chốt: Giấm táo cho vào món sa lát rất ngon nhưng đừng xem đó là thuốc chữa bách bệnh tiềm năng.
Nước chanh
Sự cường điệu: Nước chanh luôn được xem là giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, tránh mất nước và ngăn ngừa sỏi thận.
Sự thật: Lợi ích của nước chanh xuất phát từ nước chứ không phải chanh, mặc dù chanh rất giàu vitamin C. Nước tốt cho chúng ta nhưng hầu hết lại không uống đủ.
Điểm mấu chốt: Uống nhiều nước mỗi ngày, có hay không có chanh.
"Tôi không nghĩ chanh là siêu thực phẩm. Nó chỉ là cách để thay đổi hương vị của nước” chuyên gia dinh dưỡng Sharon Zarabi, Bệnh viện Lenox Hill (New York City) nói, “Với những ai thấy khó có thể uống 6-8 ly nước mỗi ngày thì một chút chanh sẽ mang lại sự mới mẻ cho ly nước định uống”.